Bài học cùng chủ đề
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Văn bản: Vọng nguyệt (Ngắm trăng - Hồ Chí Minh) SVIP
VỌNG NGUYỆT
(Ngắm trăng)
Hồ Chí Minh
I. ĐỌC VÀ TÌM HIỂU CHUNG:
1. Đọc:
2. Tìm hiểu chung:
a. Xuất xứ:
- Trích từ tập thơ Ngục trung nhật kí (Nhật kí trong tù) của Hồ Chí Minh.
b. Hoàn cảnh sáng tác:
- Tháng 8 năm 1942, Bác Hồ từ Cao Bằng bí mật sang Trung Quốc để tranh thủ sự viện trợ quốc tế cho cách mạng tại Việt Nam. Khi đó người đã bị chính quyền địa phương ở gần thị trấn Túc Vinh bắt giữ rồi giải qua gần 30 nhà giam của 13 huyện thuộc tỉnh Quảng Tây.
- Trong thời gian bị bắt giam ấy, Người đã sáng tác tập thơ Ngục trung nhật kí (Nhật kí trong tù). Bài thơ Vọng nguyệt (Ngắm trăng) là một trong những bài thơ thuộc tập thơ đó của Hồ Chí Minh.
c. Thể thơ:
- Bài thơ thuộc thể thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường luật.
d. Bố cục:
e. So sánh bản dịch với nguyên tác:
II. TÌM HIỂU CHI TIẾT
1. Câu khai - Ngục trung vô tửu diệc vô hoa:
- Câu thơ đầu tiên đã làm rõ được bối cảnh ngắm trăng của Bác. Đó không phải là một hoàn cảnh ngắm trăng thông thường: Ở trong tù, không có rượu, không có hoa.
=> Bối cảnh không có tính thi vị, thậm chí ngược lại, đây là hiện thực tàn khốc.
- Điệp ngữ “vô” như lời khẳng định, nhấn mạnh không hề có rượu và có hoa cho cuộc thưởng ngoạn, đồng thời tạo nhịp điệu cho câu thơ.
- Giọng thơ bình thản, tự nhiên. Trong câu thơ, hai lần phủ định lại trở thành sự khẳng định cho sự thiếu thốn vật chất để ngắm trăng như rượu và hoa.
2. Câu thừa - Đối thử lương tiêu nại nhược hà?:
- Sự thiếu thốn về vật chất đã tạo ra sự bối rối về tinh thần: "Trước đêm trăng đẹp này, biết phải làm thế nào?". Đây là sự trăn trở, băn khoăn trước vẻ đẹp thi vị của thiên nhiên - vẻ đẹp không thể bỏ qua hay làm lơ như không biết.
- Bác không để cuộc thưởng trăng mất đi cái thú vị mà tâm hồn vẫn tự do ung dung hướng tới ánh trăng đẹp.
=> Có thể thấy người chiến sĩ cách mạng ấy còn là một người yêu thiên nhiên, rung động mãnh liệt trước cảnh thiên nhiên đẹp.
3. Câu chuyển - Nhân hướng song tiền khán minh nguyệt và câu hợp - Nguyệt tòng song khích khán thi gia:
- Cấu trúc:
Nhân/ hướng song tiền/ khán/ minh nguyệt.
Nguyệt/ tòng song khích/ khán/ thi gia.
=> Nghệ thuật đối: Có hai hành động cùng song song diễn ra, người nhìn ra ngoài cửa sổ để ngắm trăng, trăng cũng nhòm vào cửa sổ để nhìn người. Cả hai đều chủ động tìm đến nhau, giao hoà cùng nhau. Câu trúc đối làm nổi bật tình cảm song phương “mãnh liệt” của cả người và trăng. Tình cảm này đến từ cả hai phía, hai bên đều ngắm nhìn vẻ đẹp của nhau.
=> Nghệ thuật nhân hóa: Trăng cũng như một người bạn của con người, là tri âm, tri kỉ.
=> Giữa người và trăng đều có song sắt nhà tù chắn giữa, nhưng người đã thả tâm hồn ra ngoài song sắt để tìm đến với với để giao hoà với vầng trăng. Vầng trăng cũng vượt qua song sắt nhà tù để tìm đến tri kỉ với người. Như vậy, cả người và trăng đều chủ động tìm đến giao hoà cùng nhau. Đây là một cuộc giao hòa gần gũi, thân thiết giữa người với trăng.
4. Nhận xét về nhân vật trữ tình:
- Yêu thiên nhiên, mong muốn giao hòa với thiên nhiên.
=> Chất thơ của người thi sĩ.
- Phong thái ung dung, lạc quan vượt lên hoàn cảnh tù ngục.
=> Đó chính là chất thép của người chiến sĩ cách mạng.
III. TỔNG KẾT
1. Nội dung:
Bài thơ là một cuộc vượt ngục về tinh thần của Bác, là minh chứng sinh động cho hai câu thơ Bác viết trang bìa tập Ngục trung nhật kí:
Thân thể ở trong lao
Tinh thần ở ngoài lao.
2. Nghệ thuật:
Bạn có thể đăng câu hỏi về bài học này ở đây