Bài học cùng chủ đề
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Văn bản Vào chùa gặp lại (Phần 2) SVIP
Vào chùa gặp lại
(Phần 2)
Minh Chuyên
II. Đọc hiểu văn bản theo đặc trưng thể loại
1. Nhân vật
2. Tình huống truyện
3. Hình tượng nhân vật Đàm Thân
* Phẩm chất
- Cô là một người chiến sĩ dũng cảm, trách nhiệm và không tiếc mình hi sinh cho nhân dân, đất nước.
+ Vào chiến trường chiến đấu khi tuổi đời còn rất trẻ, đầy khao khát và nhiệt huyết.
+ Luôn hoàn thành tất cả nhiệm vụ được giao, dù đó là nhiệm vụ khó khăn gian khổ.
- Cô yêu hết mình và rất chung thủy với người yêu.
+ Quyết định vào chiến trường và hăm hở lao vào phục vụ chiến đấu một phần cũng là vì tình yêu với Quân.
+ Khi nghe tin Quân hi sinh trên đường làm nhiệm vụ, cô đau đớn, bàng hoàng và quyết định sẽ giữ mối tình với Quân và không yêu thêm một ai nữa.
- Khi không còn tình yêu bên cạnh cô quyết tâm không sống vì bản thân mình nữa mà sống vì đời, giúp đời.
+ Thân xuống tóc, quyết tâm đi tu để cầu nguyện cho ân nhân, cho đồng đội, cho cả người yêu mình.
+ Dù bị gia đình ngăn cấm nhưng Thân vẫn quyết làm.
+ Xuống tóc, Thân đi tu tại chùa, làm việc chăm chỉ, cần mẫn, học hỏi không ngừng.
+ Xốc vác mọi việc giúp đời, giữ chùa trong sạch, không để "tạp giáo", "bá đạo" len lỏi vào chùa; không lợi dụng cửa Phật để làm những điều nhảm nhí, mê tín, đồng bóng, xóc thẻ, yểm bùa, đốt mã, gọi hồn,…
4. Thái độ của tác giả
* Thái độ của tác giả
- Tác giả đối với nhân vật chính - Đàm Thân là sự biết ơn, tôn trọng, yêu mến, và cảm phục đối với nhân vật chính.
+ Người y sī tôi gặp ở binh trạm 31 hơn hai mươi năm trước, giờ đây đã trở thành vị "bồ tát" nhân từ đang ngồi trước mặt chúng tôi.
+ Lên bậc sư thầy, Thân vẫn chẳng nề hà việc chi. Đi đâu, tới chùa nào Thân cũng được mọi người mến mộ, kính nể.
+ Nhìn bóng Đàm Thân khuất sau cánh cửa Tam bảo, tôi chợt nhớ lời nhà sư nói về sự linh ứng của kinh Pháp hoa, và cứ mường tượng như thể mình đã nhìn thấy hoa của lòng người.
5. Nghệ thuật viết kí
* Hiện thực chân thật:
- Những địa danh có thực, cụ thể: Chùa Đông Am, xã Quang Bình, huyện Kiến Xương, động Hương Tích; chùa Đông Chú, Kiến Xương; Giáo hội Phật giáo; núi Bà Đen, bản Tà Keo, chiến trường Lao Bảo, chùa Bình Dương, sự kiện giải phóng miền Nam,…
* Sự hư cấu:
- Giấc mơ ngày ở chiến trường luôn luôn linh ứng. => Một trong những lí do khiến Thân quyết định xuất gia.
- Câu chuyện về Hồng Quân thoát chết một cách bất ngờ được kể lại sau thời gian xa cách.
III. Tổng kết
1. Nội dung
- Văn bản kể về cuộc gặp gỡ giữa "tôi" và sư thầy Đàm Thân, từ đó, kể về những chuyện của cuộc kháng chiến gian khổ đã để lại và những suy tư trong lòng của nhân vật truyện.
2. Nghệ thuật
- Trình bày nội dung văn bản theo dòng cảm xúc thực, có sự kết hợp giữa hiện thực và sự hư cấu.
- Lựa chọn từ ngữ, câu văn linh hoạt, biểu cảm, giàu hình ảnh.
IV. Gợi ý trả lời câu hỏi cuối bài
Câu 1:
- Văn bản có những nhân vật là: "tôi", sư thầy Đàm Thân, Quân, Vũ Thị Bích. Trong đó nhân vật chính là sư thầy Đàm Thân.
Câu 2:
- Tình huống là cuộc gặp gỡ bất ngờ tại chùa Đông Am giữa nhân vật “tôi” và người nữ quân y sau hơn hai mươi năm.
=> Ý nghĩa của tình huống: Thể hiện sự biết ơn của nhân vật tôi khi vẫn nhớ đến nữ y sĩ được coi là "bồ tát" nhân từ, từ đó cho thấy phẩm chất của nhân vật “tôi” và làm rõ hơn tính cách của người nữ y sĩ năm nào. Đồng thời, tình huống giúp người đọc ngạc nhiên, bất ngờ và chú ý theo dõi câu chuyện.
Câu 3:
- Ngoại hình: Duyên dáng, xinh đẹp.
- Phẩm chất: giàu đức hi sinh, nhân hậu,...
- Hành động, việc làm: Chăm sóc sư bác Trần Diệu Tánh, nuôi dưỡng những đứa trẻ bị tàn tật, vừa chăm chỉ tụng kinh, vừa tích cực tăng gia sản xuất,...
- Thái độ, tình cảm của tác giả đối với nhân vật chính - sư thầy Đàm Thân: Biết ơn, tôn trọng và yêu mến.
- Các chi tiết:
+ Nhân vật tôi luôn coi Đàm Thân như vị "bồ tát" nhân từ.
+ Chi tiết: Nhìn bóng Đàm Thân khuất sau cánh cửa Tam bảo, tôi chợt nhớ lời nhà sư nói về sự linh ứng của kinh Pháp hoa, và cứ mường tượng như thể mình đã nhìn thấy hoa của lòng người.
Câu 4:
- Chi tiết cho thấy yếu tố hư cấu trong văn bản:
+ Một trong những lí do, khiến Đàm Thân quyết định xuất gia là do những giấc mơ ngày ở chiến trường luôn luôn linh ứng.
- Chi tiết cho thấy sự kết hợp của yếu tố phi hư cấu:
+ Ngày 12 tháng 2 năm 1975, máy bay địch bắn phá lên đỉnh dốc Chu Linh.
+ Thân về quê với 62% thương tật, hưởng chế độ thương binh 2/4.
=> Tác dụng: Làm rõ hiện thực khốc liệt của chiến tranh và tố cáo tội ác của lũ bán nước và cướp nước.
Câu 5:
- Trong kháng chiến bảo vệ Tổ quốc, nhân dân ta đã luôn chịu đựng gian khổ để đương đầu với khó khăn. Không chỉ vậy, họ còn kiên cường, dũng cảm, lạc quan, giàu đức hi sinh và nhân hậu,...
Câu 6:
- Thông điệp: Để có được cuộc sống hòa bình hôm nay, bao thế hệ người lính trước đây đã phải hi sinh xương máu.
- Điều đó khẳng định ý nghĩa của cuộc sống hôm nay, giúp những đứa trẻ được sinh ra và lớn lên trong hòa bình biết trân trọng và đóng góp những việc làm tích cực cho xã hội.
Bạn có thể đăng câu hỏi về bài học này ở đây