Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Văn bản: Tuyên ngôn độc lập - Hồ Chí Minh (Phần 1) SVIP
TUYÊN NGÔN ĐỘC LẬP
Hồ Chí Minh
I. ĐỌC VÀ TÌM HIỂU CHUNG
1. Đọc:
2. Tìm hiểu chung:
a. Tác giả:
- Hồ Chí Minh (1890-1969).
- Xuất thân trong một gia đình nhà Nho có tinh thần yêu nước.
- Quê quán: Làng Sen, xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An.
- Những sự kiện chính trong đời:
+ Năm 1910, vào Phan Thiết dạy học rồi vào Sài Gòn.
+ 6/1911, xuống tàu sang Pháp và một số nước phương Tây để tìm đường cứu nước.
+ Năm 1919, gửi tới hội nghị Véc-xây bản Yêu sách của nhân dân An Nam, lấy tên mới là Nguyễn Ái Quốc.
+ Năm 1920, tham gia Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XVIII của Đảng Xã hội Pháp, ủng hộ việc thành lập Đảng Cộng sản Pháp, chống chủ nghĩa thực dân và đoàn kết các dân tộc thuộc địa.
=> Hồ Chí Minh là nhà yêu nước và nhà cách mạng vĩ đại của dân tộc Việt Nam.
=> Hồ Chí Minh có uy tín quốc tế rất cao và được nhân dân trong nước kính trọng, biết ơn.
- Năm 1990, Hồ Chí Minh được UNESCO suy tôn là Anh hùng giải phóng dân tộc Việt Nam, nhà văn hóa lớn.
- Sự nghiệp văn học:
+ Mục đích sáng tác: Thơ văn phục vụ cho đấu tranh cách mạng.
+ Chất liệu sáng tác: Được cung cấp từ cuộc đời hoạt động cách mạng.
+ Sự nghiệp sáng tác: Sáng tác nhiều thể loại như văn chính luận, truyện, kí, thơ.
+ Nội dung: Tuyên truyền đấu tranh cách mạng, khẳng định độc lập dân tộc.
+ Phong cách sáng tác: Đa dạng ở cấu trúc, ngôn ngữ, giọng điệu. Văn chính luận đanh thép, truyện và kí khi thì dung dị, lúc hóm hỉnh, châm biếm. Thơ bình dị, dễ hiểu, kết hợp hài hoà giữa cổ điển và hiện đại.
=> Sự nghiệp cách mạng và sự nghiệp văn học của Hồ Chí Minh có mối quan hệ thống nhất, chặt chẽ, cùng hướng đến một mục đích là giải phóng dân tộc Việt Nam.
b. Tác phẩm:
*Hoàn cảnh sáng tác:
- Thế giới:
+ Chiến tranh thế giới thứ hai sắp kết thúc: Hồng quân Liên Xô tấn công vào sào huyệt của phát xít Đức.
+ Nhật đầu hàng Đồng minh.
- Trong nước:
+ Cách mạng tháng Tám thành công, cả nước giành chính quyền thắng lợi.
+ 26/08/1945: Chủ tịch Hồ Chí Minh từ chiến khu Việt Bắc về tới Hà Nội.
+ 28/08/1945: Bác soạn thảo Tuyên ngôn độc lập tại tầng 2, căn nhà số 48, phố Hàng Ngang, Hà Nội.
+ 02/09/1945: Bác đọc bản Tuyên ngôn độc lập tại quảng trường Ba Đình, Hà Nội, khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
*Đối tượng sáng tác:
*Mục đích sáng tác:
- Công bố nền độc lập của dân tộc, khai sinh nước Việt Nam mới trước quốc dân và thế giới.
- Cương quyết bác bỏ luận điệu và âm mưu xâm lược trở lại của các thế lực thực dân đế quốc.
- Bày tỏ quyết tâm bảo vệ nền độc lập dân tộc.
*Bố cục:
II. TÌM HIỂU CHI TIẾT:
1. Nguyên lí chung về quyền bình đẳng, tự do, quyền mưu cầu hạnh phúc của con người và các dân tộc:
- Cơ sở pháp lí:
- Ý nghĩa của lời trích dẫn:
+ Vừa khôn khéo: Tỏ ra tôn trọng những tuyên ngôn bất hủ của cha ông kẻ xâm lược vì những điều được nêu là chân lí của nhân loại.
+ Vừa kiên quyết: Dùng lập luận "gậy ông đập lưng ông", lấy chính lí lẽ thiêng liêng của tổ tiên giặc để phê phán và ngăn chặn âm mưu tái xâm lược của chúng.
+ Thể hiện sự tự hào, tự tôn dân tộc: Đặt ba cuộc cách mạng, ba bản tuyên ngôn trong thế ngang hàng.
=> Mở đầu súc tích, ngắn gọn, lập luận chặt chẽ, cách trích dẫn sáng tạo để đi đến một bình luận khéo léo, kiên quyết: “Đó là những lẽ phải không ai chối cãi được”.
Bạn có thể đăng câu hỏi về bài học này ở đây