Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 0 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Văn bản: Tây Tiến - Quang Dũng (Phần 1) SVIP
Nội dung này do giáo viên tự biên soạn.
TÂY TIẾN
Quang Dũng
I. ĐỌC VÀ TÌM HIỂU CHUNG
1. Đọc:
2. Tìm hiểu chung:
a. Tác giả:
- Quang Dũng (1921 - 1988), tên khai sinh là Bùi Đình Diệm.
- Sau Cách mạng tháng Tám, Quang Dũng vào bộ đội và gia nhập đoàn quân Tây Tiến, một đơn vị được thành lập vào mùa xuân năm 1947 với nhiệm vụ vừa chiến đấu làm tiêu hao lực lượng quân đội Pháp, vừa tuyên truyền vận động nhân dân tham gia kháng chiến.
- Quang Dũng là nghệ sĩ đa tài: sáng tác nhạc, vẽ tranh, viết văn xuôi, làm thơ. Thơ ông hồn hậu mà tinh tế, phóng khoáng; giàu cảm hứng lãng mạn. Đặc biệt, ngôn ngữ thơ vừa mang màu sắc cổ điển vừa mới lạ, hiện đại; đậm chất nhạc và chất họa.
- Các tác phẩm chính: Rừng biển quê hương (tập thơ, văn, in chung với Trần Lê Văn, 1957), Đường lên Châu Thuận (truyện, kí, 1964), Rừng về xuôi (truyện, kí, 1968), Mây đầu ô (thơ, 1986).
b. Tác phẩm:
- Bài thơ Tây Tiến được sáng tác năm 1948 tại làng Phù Lưu Chanh, sau khi Quang Dũng chuyển từ binh đoàn Tây Tiến sang đơn vị khác.
- Xuất xứ: Được đăng trong tập thơ Mây đầu ô (thơ, 1986).
- Nhan đề:
+ Ban đầu có tên là Nhớ Tây Tiến, sau đổi thành Tây Tiến: nỗi nhớ đã lặn xuống tầng sâu trong tâm hồn để chỉ còn hiển hiện một nỗi lòng hướng đến Tây Tiến, tạo nên một vẻ đẹp hàm súc cho bài thơ.
+ Tây Tiến gợi nhắc đến một đơn vị quân đội lập đầu năm 1947, có nhiệm vụ phối hợp với quân đội Lào bảo vệ vùng biên giới Việt – Lào và làm tiêu hao lực lượng Pháp ở thượng Lào và miền Tây Bắc Bộ Việt Nam. Quang Dũng là đại đội trưởng. Lính Tây Tiến phần đông là thanh niên Hà Nội thuộc nhiều tầng lớp khác nhau, đa phần là trí thức.
- Bố cục bài thơ:
=> Bài thơ có kết cấu rất logic, như một mạch hồi tưởng, từ thực tại nhớ về quá khứ cùng đoàn binh Tây Tiến, rồi quay trở lại với thực tại.
- Cảm hứng chủ đạo của bài thơ: Cảm hứng lãng mạn đan xen với cảm hứng bi tráng.
II. KHÁM PHÁ VĂN BẢN
1. Nhớ thiên nhiên Tây Tiến và những cuộc hành quân của đoàn binh Tây Tiến:
a. Nhớ thiên nhiên Tây Tiến:
*Nhớ Tây Tiến:
- Bài thơ mở đầu bằng cảm xúc nhớ Tây Tiến: "Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi!".
+ Hô ngữ "ơi" cho thấy nỗi nhớ thiết tha, dâng trào, bật ra thành tiếng gọi.
+ Giữa hai địa danh Tây Tiến và sông Mã được đặt cụm từ "xa rồi", từ đó cho thấy khoảng cách giữa không gian và thời gian, giữa quá khứ và hiện tại của những người lính Tây Tiến với nơi từng gắn bó quen thuộc với đoàn binh.
=> Câu thơ đầu thể hiện nỗi nhớ khôn xiết của người lính Tây Tiến khi nhớ lại quá khứ của mình, những nơi mình từng đi qua và những người đồng đội.
- ″Nhớ về rừng núi nhớ chơi vơi″.
+ Từ "chơi vơi" hiệp vần với tiếng gọi "ơi" ở câu thơ trên, tạo âm hưởng kéo dài mênh mang, đồng thời thể hiện nỗi nhớ vừa sâu lắng vừa bồi hồi. Nỗi nhớ ấy chính là chiếc chìa khóa mở ra cánh cửa để bước vào vùng đất của kí ức.
* Thiên nhiên Tây Bắc cũng xuất hiện trong bài thơ một cách đa diện, với những vẻ đẹp khác nhau, vừa hùng vĩ, dữ dội, lại vừa thơ mộng và trữ tình. Trước hết, thiên nhiên trong Tây Tiến hiện lên với vẻ đẹp hoang dã:
- ″Dốc lên khúc khuỷu... ngàn thước xuống″:
+ Nhịp thơ 4/3 bẻ đôi câu thơ, càng nhấn mạnh sự trắc trở, gập ghềnh của những ngọn núi nói riêng và thiên nhiên Tây Bắc nói chung.
+ Các câu thơ nhiều vần trắc, càng góp phần diễn tả sự nhọc nhằn của những người lính Tây Tiến khi phải đối diện với thiên nhiên khắc nghiệt:
″Chiều chiều oai linh thác gầm thét.
Đêm đêm Mường Hịch cọp trêu người″
Trước hết, trong hai câu thơ này, ta thấy sự kết hợp của âm thanh "gầm thét" và "oai linh", gợi tả được sự huyền bí, linh thiêng của thiên nhiên Tây Bắc. Một địa danh nữa cũng xuất hiện, đó là Mường Hịch, cùng với sự hiện diện của chúa sơn lâm - cọp - là mối đe dọa khủng khiếp với con người.
=> Sáu câu thơ đầu bài thơ Tây Tiến đã diễn tả nỗi nhớ Tây Tiến và vẻ đẹp hoang dã, dữ dội của thiên nhiên Tây Tiến.
*Nhớ thiên nhiên Tây Bắc thơ mộng và trữ tình:
- "Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi
Mường Lát hoa về trong đêm hơi":
+ Bức tranh sương khói mơ màng, trong đêm có hương hoa tỏa khắp.
+ Đoàn binh hành quân trong không gian huyền ảo, thơ mộng ấy.
- "Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi":
+ Không gian mở rộng ra đến vô cùng, tạo nên bức tranh mờ ảo.
+ Câu thơ sử dụng toàn vần bằng tạo cảm giác nhẹ nhàng, sâu lắng.
=> Vẻ đẹp thiên nhiên Tây Bắc vừa hoang dại, dữ dội, lại vừa dịu dàng, để lại dấu ấn không thể quên, không thể xóa nhòa trong lòng những người lính.
Bạn có thể đăng câu hỏi về bài học này ở đây