Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
![](https://rs.olm.vn/images/bird.gif)
Văn bản: Pa-ra-na (Parana) - Trích Nhiệt đới buồn - Cờ-lốt Lê-vi-Xtơ-rốt (Claude Lesvi-Strauss) SVIP
PA-RA-NA
(Parana)
Cờ-lốt Lê-vi-Xtơ-rốt
(Claude Lévi-Strauss)
I. ĐỌC VÀ TÌM HIỂU CHUNG
1. Đọc:
2. Tìm hiểu chi tiết:
a. Tác giả:
- Các nghiên cứu của Cờ-lốt Lê-vi-Xtơ-rốt bao trùm nhiều lĩnh vực và tư tưởng của ông có ảnh hưởng sâu rộng trên thế giới.
- Ông thể hiện một tầm nhìn toàn cầu về nhân loại, chống lại sự độc tôn của văn minh phương Tây, bảo vệ cho sự đa dạng văn hóa và cảnh báo về nguy cơ hủy diệt thiên nhiên.
- Các công trình nổi tiếng: Những cấu trúc sơ đẳng về thân tộc (1949), Chủng tộc và lịch sử (1952), Nhiệt đới buồn (1955), Nhân loại học cấu trúc (1958), Tư tưởng hoang dã (1962)...
b. Tác phẩm:
- Thể loại: Là tác phẩm tự truyện, du kí, đồng thời cũng là một ghi chép dân tộc học, du khảo triết học độc đáo.
- Xuất xứ: Trích từ tác phẩm Nhiệt đới buồn.
- Nhiệt đới buồn là tác phẩm tự truyện, du kí, đồng thời cũng là một ghi chép dân tộc học, du khảo triết học độc đáo.
- Tác phẩm được Cờ-lốt Lê-vi-Xtơ-rốt viết sau hai mươi năm khảo sát thực địa ở Bra-xin, nơi ông có cơ hội được tiếp xúc với nền văn hóa Anh-điêng đang đứng trước nguy cơ bị hủy hoại. Bằng những quan sát và ghi chép tỉ mỉ, khách quan của một nhà nhân học, sự sâu sắc của một nhà triết học, Cờ-lốt Lê-vi-Xtơ-rốt đã đặt ra nhiều vấn đề đáng suy ngẫm về mối quan hệ giữa con người với thiên nhiên và về chính bản chất, lịch sử của nhân loại.
- Nhan đề:
+ Pa-ra-na là tên một bang nằm ở phía nam của Bra-xin, được bao phủ bởi rừng bách tán, một trong những rừng cận nhiệt đới quan trọng nhất trên thế giới.
+ Tên bài viết có liên quan chặt chẽ đến nội dung của văn bản: Phản ánh lịch sử và văn hoá của người Anh điêng ở nơi đây.
II. TÌM HIỂU CHI TIẾT:
1. Một số thông tin chính trong đoạn văn:
a. Bối cảnh:
- Miêu tả cuộc gặp gỡ đầu tiên của tác giả với người Giê - một bộ lạc da đỏ hoang dã ở Nam Bra-xin.
- Thời điểm: Vào thời kì phát hiện ra xứ sở này (Bra-xin).
- Địa điểm: Trên những dải đất nhìn xuống hai bờ sông Ri-ô Ti-ba-gi.
b. Hoàn cảnh mà người Giê phải trải qua:
- Trước đây, họ sinh sống ở khu vực ven biển nhưng bị người Tu-pi xâm lược, vậy nên họ buộc phải di chuyển vào sâu trong đất liền.
- Nhờ địa hình hiểm trở, họ bảo tồn được bản sắc văn hóa và thoát khỏi sự đồng hóa của người Tu-pi.
- Tuy nhiên, người Tu-pi nhanh chóng bị thực dân tiêu diệt.
- Phần lớn người Giê bị ép phải định cư để khai hóa văn minh.
=> Cho thấy tình thế ngặt nghèo của người bản địa dưới sức ép cuộc bành trướng thuộc địa của người phương Tây.
c. Số phận của người Giê:
- Sống ẩn dật trong rừng cho đến đầu thế kỷ XX.
- Bị truy đuổi tàn bạo, buộc phải trốn biệt.
- Đến năm 1914, phần lớn người Giê được chính phủ Bra-xin đưa vào các trung tâm định cư, tuy nhiên họ bị thi hành các chính sách đồng hóa như phải định cư trong các ngôi làng, quy họ vào đối tượng cần được khai hoá văn minh. Họ được gửi những nhu yếu phẩm như rìu, dao, quần áo, chăn màn, được cho những đàn bò, song họ không quen với cuộc sống ấy nên vẫn sống du cư, vẫn sử dụng những công cụ và kĩ thuật cổ xưa, và để mặc những đàn bò đi lang thang.
- Cuối cùng, sau 20 năm, chính phủ Bra-xin thay đổi phương pháp, để mặc người Giê tự kiếm sống và tự cai trị.
=> Những dữ liệu cho thấy sự xung đột đột quyền lực giữa một bên là những nỗ lực trấn áp, đồng hoá, khai hoá văn minh của người da trắng và một bên là sự kháng cự của thổ dân da đỏ.
=> Người trần thuật xưng "tôi" vừa có vai trò quan sát, khảo cứu, thu thập dữ liệu, ghi chép và mô tả lại những thông tin về lịch sử, cuộc sống của người Anh điêng; vừa suy ngẫm, phân tích, tìm ra cấu trúc, bản chất, quy luật, xung đột quyền lực chìm bên dưới những dữ liệu bề mặt.
2. Dữ liệu sơ cấp và dữ liệu thứ cấp trong văn bản:
a. Dữ liệu sơ cấp về cuộc sống của người Anh điêng:
- Ngoài ra, căn cứ vào những thông tin trong phần giới thiệu về tác giả, tác phẩm, ta biết Nhiệt đới buồn là ghi chép dân tộc học.
- Các dữ liệu trên khiến văn bản thú vị, mới mẻ, gây tò mò, thậm chí bất ngờ, chấn động, giúp người đọc hình dung ra một cách cụ thể, sống động bức tranh cuộc sống của người Anh điêng.
b. Dữ liệu thứ cấp về lịch sử của người Anh điêng:
- Thu thập gián tiếp qua các tài liệu nhưng không ghi rõ nguồn: “Vào thời kì phát hiện ra xứ sở này, toàn bộ khu vực nam Bra-xin.…, “Trong những khu rừng của các bang phía nam: Pa-ra-na và Xan-ta Ca-ta-ri-na...".
- Các dữ liệu này giúp người đọc mường tượng ra được toàn bộ số phận éo le cũng như tình thế lịch sử ngang trái mà người Anh điêng phải đối mặt, gợi liên tưởng tới những tri thức về lịch sử châu Mỹ.
III. TỔNG KẾT:
1. Nội dung:
- Nội dung: Pa-ra-na thể hiện một số thông tin về số phận của người bản địa trong lịch sử.
- Giá trị: Tác phẩm đặt ra nhiều vấn đề đáng suy ngẫm về mối quan hệ giữa con người với thiên nhiên và về chính bản chất, lịch sử của nhân loại.
- Thông điệp từ văn bản: Hãy tôn trọng sự khác biệt giữa các nền văn hoá, cần kêu gọi và đảm bảo quyền bình đẳng giữa các dân tộc khác nhau…
2. Nghệ thuật:
Bạn có thể đăng câu hỏi về bài học này ở đây