Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 0 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Văn bản: Nhìn về vốn văn hóa dân tộc (Trích - Trần Đình Hượu) (Phần 1) SVIP
Nội dung này do giáo viên tự biên soạn.
NHÌN VỀ VỐN VĂN HÓA DÂN TỘC
(Trích)
Trần Đình Hượu
I. ĐỌC VÀ TÌM HIỂU CHUNG
1. Đọc:
2. Tìm hiểu chung:
a. Tác giả:
- Trần Đình Hượu (1926 - 1995), quê ở tỉnh Nghệ An.
- Ông sinh trưởng trong một gia đình thế Nho thuộc tầng lớp bần nông. Thân phụ ông thuộc lớp đàn em - học trò của Phan Bội Châu (sinh vào khoảng 1871 - 1872), và như hầu hết các nhà nho Nghệ Tĩnh có khí tiết, có tâm huyết với thời vận, cũng noi gương Phan Bội Châu mà giáo dục con em theo tinh thần của khẩu hiệu "Chẳng thèm chơi, chẳng thèm mặc, chẳng thèm ăn...". Quê ông, một trong những vùng mang những đặc trưng "xứ Nghệ" điển hình, cả đất lẫn người, không ngẫu nhiên lại là điểm bùng nổ đầu tiên của phong trào Xô Viết - Nghệ Tĩnh: làng Võ Liệt, huyện Thanh Chương, Nghệ An. Ông được gia đình thương chiều, nhưng năm 7 tuổi mắc bệnh hiểm nghèo, rồi sau đó 14 tuổi cha mất, ông sớm trở thành trụ cột gia đình, ra Huế học tập "Tây học".
- Ông là chuyên gia nghiên cứu văn hóa, văn học Việt Nam thời trung đại và giai đoạn giao thời.
- Ông có tư tưởng nghiên cứu độc lập, đã nêu được những vấn đề có ý nghĩa phương pháp luận quan trọng đối với việc tìm hiểu, đánh giá nền tư tưởng, văn hóa, văn học truyền thống, đồng thời gợi ra được những hướng nghiên cứu mới mẻ về các mẫu hình nhà Nho và loại hình tác giả trong văn học trung đại Việt Nam.
- Năm 2000, ông được tặng Giải thưởng Nhà nước về Khoa học và Công nghệ.
b. Tác phẩm:
- Văn bản Nhìn về vốn văn hóa dân tộc trích phần II của tiểu luận Về vấn đề tìm đặc sắc văn hóa dân tộc (in trong cuốn Đến hiện đại từ truyền thống).
- Số thứ tự các phần văn bản được hiệu chỉnh trên cơ sở số hiệu ở nguyên bản.
- Nội dung: Trình bày những khám phá về văn hóa dân tộc để xác định con đường xây dựng nền văn hóa dân tộc Việt Nam hiện đại từ “vốn văn hóa dân tộc” đúng như tên cuốn sách: Đến hiện đại từ truyền thống.
- Thể loại: Văn bản nhật dụng.
- Bố cục: 3 phần
+ Phần 1 (Từ đầu đến “chắc chắn có liên quan gần gũi với nó”): Nêu một số nhận xét về vấn đề văn hóa của dân tộc.
+ Phần 2 (Tiếp đó đến “để lại dấu vết khá rõ trong văn học”): Đặc điểm của văn hóa Việt Nam.
+ Phần 3 (Còn lại): Con đường hình thành bản sắc văn hóa dân tộc.
II. KHÁM PHÁ VĂN BẢN
1. Vấn đề nghị luận:
- Vấn đề nghị luận chính: "Chúng tôi xin đưa ra một số nhận xét về vài ba mặt của cái vốn văn hóa dân tộc."
=> Vấn đề nghị luận là nhận xét về một vài khía cạnh của vốn văn hóa dân tộc.
- Căn cứ để xác định luận đề:
+ Nhan đề văn bản: Nhìn về vốn văn hóa của dân tộc.
+ Cách dùng từ ngữ thẳng thắn, khách quan, không hoa mỹ, không vòng vèo: "Chúng tôi xin đưa ra"
- Về vấn đề văn hóa được đưa ra trong văn bản:
+ Khái niệm văn hóa: Văn hóa là tổng thể nói chung những giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra trong quá trình lịch sử (không có trong tự nhiên) như: văn hóa lúa nước, văn hóa cồng chiêng, văn hóa chữ viết ,văn hóa đọc, văn hóa ăn (ẩm thực) văn hóa mặc, văn hóa ứng xử... (Theo Từ điển tiếng Việt).
Bạn có thể đánh giá bài học này ở đây