Bài học cùng chủ đề
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 0 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Văn bản: Năng lực sáng tạo (Trích - Phan Đình Diệu) SVIP
Nội dung này do giáo viên tự biên soạn.
NĂNG LỰC SÁNG TẠO
(Trích)
Phan Đình Diệu
I. ĐỌC VÀ TÌM HIỂU CHUNG
1. Đọc:
2. Tìm hiểu chung:
a. Tác giả:
- Giáo sư Phan Đình Diệu sinh ngày 12 tháng 6 năm 1936 tại xã Trung Lộc, huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh trong một gia đình có truyền thống hiếu học.
- Sau khi học trường cấp 3 Phan Đình Phùng ở Hà Tĩnh, năm 1954 ông ra Hà Nội theo học ngành Toán tại trường Đại học Sư Phạm Hà Nội. Ông tốt nghiệp xuất sắc và trở thành giảng viên của trường vào năm 1957.
- Giáo sư Phan Đình Diệu là nhà khoa học hiếm hoi được mời đến Mỹ trao đổi khoa học và giảng bài tại các trường ĐH, từ trước khi Mỹ xoá bỏ cấm vận với Việt Nam. Trước đó, những kết quả trong luận án Tiến sĩ mà ông bảo vệ xuất sắc tại Nga cũng đã được dịch sang tiếng Anh và nhà xuất bản của Hội Toán học Mỹ in.
- Ông tích cực tham gia các hoạt động xã hội với tư tưởng đổi mới.
b. Tác phẩm:
- Xuất xứ: Trích trong cuốn Một góc nhìn của trí thức (Tập 4) với nhan đề Năng lực sáng tạo: làm sao để có. Sau in lại trong cuốn Trên đường đến những chuẩn mực khoa học lại được đặt lại nhan đề là Năng lực sáng tạo.
- Nội dung: Văn bản tập trung làm rõ khái niệm, tầm quan trọng, điều kiện và giải pháp để phát triển năng lực sáng tạo.
II. KHÁM PHÁ VĂN BẢN
1. Tìm hiểu hệ thống luận điểm của bài và mối quan hệ giữa các luận điểm:
- Luận đề: Năng lực sáng tạo.
* Luận điểm 1: Khái niệm và biểu hiện của năng lực sáng tạo.
- Khó tìm được một định nghĩa rõ ràng nào cho khái niệm sáng tạo và năng lực sáng tạo.
- Ở đây, Phan Đình Diệu đã đưa ra một số lí giải về năng lực sáng tạo như sau:
+ Sáng tạo là hoạt động tạo ra cái mới, có giá trị, khác biệt và hữu ích cho con người.
+ Sáng tạo không chỉ là tạo ra sản phẩm mới mà còn là cải tiến, đổi mới những sản phẩm đã có.
+ Sáng tạo có thể xảy ra ở mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, từ khoa học kỹ thuật, nghệ thuật, văn học đến kinh doanh, quản lý.
=> Năng lực sáng tạo là khả năng tạo ra cái mới, có giá trị, khác biệt và hữu ích cho con người, đồng thời là một phẩm chất quan trọng của con người, giúp con người giải quyết các vấn đề một cách hiệu quả, thích ứng với những thay đổi của môi trường và tạo ra những giá trị mới cho xã hội. Năng lực sáng tạo bao gồm các yếu tố như: kiến thức, kỹ năng, tư duy sáng tạo, động lực sáng tạo và môi trường thuận lợi cho sáng tạo.
- Tác giả cũng phân biệt khái niệm sáng tạo với một số khái niệm khác như phát minh, cái tiến, giải quyết vấn đề...
* Luận điểm 2: Phạm vi ảnh hưởng của năng lực sáng tạo.
- Cái năng lực sáng tạo để làm nên sự giàu có và sức cạnh tranh của nền kinh tế mới phải là từ mọi thành phần của nền kinh tế đó, tức là từ mọi người trong xã hội.
- Phạm vi ảnh hưởng của năng lực sáng tạo là tất cả mọi người.
* Luận điểm 3: Bản chất của năng lực sáng tạo.
=> Tìm những đóng góp mới để giải quyết các vấn đề mà con người gặp phải trong cuộc sống.
* Luận điểm 4: Ý nghĩa của năng lực sáng tạo.
- Sáng tạo là một loại lao động phức tạp và vất vả. Yếu tố năng lực sáng tạo trở thành chìa khoá chính cho mọi quốc gia đi vào tiến trình hội nhập và là năng lực riêng có của mỗi người.
- Năng lực sáng tạo là chìa khóa chính cho mọi quốc gia đi vào tiến trình hội nhập
=> Việc chăm lo tạo dựng và phát huy năng lực sáng tạo không còn là việc của từng cá nhân, mà trở thành vấn đề chiến lược của mọi quốc gia.
=> Năng lực sáng tạo trở thành động lực thúc đẩy kinh tế, từ đó nâng cao chất lượng cuộc sống và khẳng định giá trị bản thân.
2. Mối quan hệ giữa các luận điểm:
Các luận điểm sắp xếp theo trình tự logic, chặt chẽ, có mối quan hệ mật thiết với nhau:
Luận điểm 1 giải thích năng lực sáng tạo là gì.
Luận điểm 3 bàn về bản chất chung của mọi hoạt động sáng tạo.
Bạn có thể đăng câu hỏi về bài học này ở đây