Bài học cùng chủ đề
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 0 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Văn bản: Mấy ý nghĩ về thơ (Trích - Nguyễn Đình Thi) SVIP
Nội dung này do giáo viên tự biên soạn.
MẤY Ý NGHĨ VỀ THƠ
(Trích)
Nguyễn Đình Thi
I. ĐỌC VÀ TÌM HIỂU CHUNG
1. Đọc:
2. Tìm hiểu chung:
a. Tác giả:
- Nguyễn Đình Thi (1924 - 2003) quê ở thành phố Hà Nội.
- Ông vô cùng đa tài, vừa là nhạc sĩ, vừa là nhà văn, nhà thơ, nhà viết kịch, nhà phê bình văn học…
- Sáng tác nổi bật nhất là thơ với những cách tân đáng chú ý trên phương diện hình thức.
- Phong cách nghệ thuật:
+ Thơ ông tự do, phóng khoáng mà vẫn hàm súc, sâu lắng, suy tư và có nhiều tìm tòi theo hướng hiện đại.
+ Những tác phẩm văn xuôi của Nguyễn Đình Thi là sự phản ánh kịp thời cuộc chiến đấu anh dũng của nhân dân ta trong các cuộc kháng chiến. Các tác phẩm của ông đều mang tính thời sự về các cuộc kháng chiến của dân tộc Việt Nam.
b. Tác phẩm:
- Hoàn cảnh sáng tác: Trong hội nghị tranh luận văn nghệ ở Việt Bắc, bên cạnh về thơ nói chung và thơ kháng chiến nói riêng của những người tham gia, đã có khá nhiều ý kiến đóng góp cho thơ Nguyễn Đình Thi. Với bài Mấy ý nghĩ về thơ, Nguyễn Đình Thi đã trình bày quan niệm của mình về thơ: vừa đáp ứng nhu cầu thơ ca phục vụ kháng chiến, vừa nhấn mạnh và làm nổi bật đặc trưng bản chất của thơ ca.
- Đây là một tập tiểu luận, sau đó được in trong tập Mấy vấn đề văn học.
=> Logic, chặt chẽ: Phần 1 là cơ sở để tác giả đưa ra ý kiến về bản chất của thơ (phần 2). Những diễn giải về bản chất của thơ trở nên đầy đủ hơn khi bàn luận thêm một số yếu tố quan trọng của hình thức thơ (phần 3).
II. KHÁM PHÁ VĂN BẢN
1. Sự kết hợp giữa luận điểm và luận đề trong bài văn:
- Luận đề: Bàn về quan niệm thơ.
- Hệ thống luận điểm:
+ Đặc trưng cơ bản nhất của thơ: thể hiện thế giới “bên trong tâm hồn con người”.
+ Thơ không biểu đạt bằng ý niệm, bằng luận lí, mà bằng hình ảnh thấm đẫm cảm xúc.
+ Chữ và tiếng trong thơ phải có nhịp điệu, nhạc điệu để không chỉ gọi tên sự vật, mà còn gợi ra những ý tứ sâu xa.
+ Những luật lệ của thơ, từ âm điệu, đến vần, đều là những võ khí rất mạnh trong tay người làm thơ.
+ Nêu rõ đối tượng: thơ
+ Nội dung chính: mấy ý nghĩ - mang tính cá nhân người viết
+ Nhan đề được thể hiện cụ thể qua hệ thống luận điểm.
2. Nghệ thuật lập luận:
* Luận điểm 1: Đặc trưng cơ bản nhất của thơ: thể hiện thế giới “bên trong tâm hồn con người”.
- Câu chủ đề: "Đầu mối của thơ có lễ ta đi tìm bên trong tâm hồn con người chăng?"
- Giải thích: Đặc trưng cơ bản nhất của thơ là thể hiện tâm hồn bên trong con người, vậy nên trước khi làm thơ, nhà thơ cũng phải có những "rung động thơ", để từ đó thể hiện những rung động của tâm hồn bằng ngôn từ hoặc tín hiệu, như vậy mới có sức mạnh truyền cảm.
- Chứng minh: So sánh việc làm thơ với sợi dây truyền tình cảm.
* Luận điểm 2: Thơ không biểu đạt bằng ý niệm, bằng luận lí, mà bằng hình ảnh thấm đẫm cảm xúc.
- Câu chủ đề: "Nên thơ không nói bằng ý niệm thuần túy”
- Giải thích: Nói bằng ý niệm thuần tuý là chuyện của triết học, luận lý; thơ nói bằng cảm xúc cho nên có sức mạnh lay động chiều sâu của tâm hồn con người. Những hình ảnh còn tươi nguyên mà nhà thơ tìm thấy bao giờ cũng mới mẻ, đột ngột lạ lùng. Vì nhà thơ "nhìn bằng con mắt của người đầu tiên" nên hình ảnh mới tinh và không bị rập khuôn.
- Chứng minh:
+ Đưa ra một đoạn ca dao làm dẫn chứng, phân tích để thấy sự tác động vào tâm hồn con người thể hiện cụ thể như thế nào.
+ Mượn câu nói của một nhà văn Pháp, nhà thơ bao giờ cũng là ngôi thứ nhất. Nhưng những hình ảnh mới lạ ấy đều có trong đời thực, chúng ta đều thấy.
* Luận điểm 3: Chữ và tiếng trong thơ phải có nhịp điệu, nhạc điệu để không chỉ gọi tên sự vật, mà còn gợi ra những ý tứ sâu xa.
- Giải thích: Ngôn ngữ thơ có khả năng gợi cảm đặc biệt nhờ có yếu tố nhịp điệu.
- Chứng minh:
+ So sánh nhịp điệu thơ với nhạc
=> Nhịp điệu của thơ không chỉ dừng lại ở những âm thanh vang ở ngoài tai mà còn ở những giai điệu ngân nga trong tâm hồn.
* Luận điểm 4: Những luật lệ của thơ, từ âm điệu, đến vần, đều là những võ khí rất mạnh trong tay người làm thơ.
- Câu chủ đề: "Theo tôi, những luật lệ của thơ, từ âm điệu, đến vần, đều là những võ khí rất mạnh trong tay người làm thơ."
- Giải thích: Không có vấn đề thơ tự do, thơ có vần và thơ không có vần, mà thơ hay - võ khí mạnh khi nó thực sự bộc lộ được những tâm tư của người sáng tạo ra nó và làm rung động trái tim của những người đọc nó.
- Chứng minh:
+ Mỗi thời đại lại xuất hiện những hình thức thơ ca mới nhưng dù là hình thức nào thì những bài thơ hay vẫn làm con người rung động.
III. TỔNG KẾT
1. Nội dung:
- Tác phẩm đã đưa ra những quan niệm và yếu tố đặc trưng cơ bản về thơ.
2. Nghệ thuật:
- Luận điểm được xây dựng sáng rõ, mạch lạc.
- Bài viết có sức thuyết phục bởi được phân tích bằng sự trải nghiệm và rung cảm qua thực tiễn sáng tác, đồng thời được chứng minh bằng những hình ảnh sống động lấy từ cuộc sống hằng ngày...
=> Thao tác lập luận phù hợp: Đi từ luận điểm đến luận cứ (lí lẽ + dẫn chứng hợp lí) nên có sức thuyết phục cao.
Bạn có thể đăng câu hỏi về bài học này ở đây