Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 0 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Văn bản: Đàn ghi ta của Lor-ca - Thanh Thảo (Phần 1) SVIP
Nội dung này do giáo viên tự biên soạn.
ĐÀN GHI TA CỦA LOR-CA
Thanh Thảo
I. ĐỌC VÀ TÌM HIỂU CHUNG
1. Đọc:
2. Tìm hiểu chung:
a. Tác giả:
- Thanh Thảo, tên khai sinh là Hồ Thành Công, quê ở tỉnh Quảng Ngãi.
- Cuộc đời:
+ Tốt nghiệp Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội.
+ Sau khi tốt nghiệp, ông vào chiến trường miền Nam tham gia chiến đấu.
- Sự nghiệp:
+ Sau năm 1975, ông viết báo, tiểu luận phê bình và nhiều thể loại khác, song đóng góp quan trọng nhất của ông vẫn là thơ ca.
+ Thơ Thanh Thảo giàu suy tư, trăn trở về những vấn đề của xã hội và thời đại; thể hiện nỗ lực cách tân thơ ca, tìm kiếm những cách thức biểu đạt mới qua hình thức câu thơ tự do với nhịp điệu và những liên tưởng phóng khoáng, có sức khơi gợi mạnh mẽ.
+ Tác phẩm chính: Những người đi tới biển (1977), Dấu chân qua trảng cỏ (1978), Những ngọn sóng mặt trời (1981), Khối vuông ru-bích (1985), Từ một đến một trăm (1988)...
b. Tác phẩm:
- Xuất xứ: Đàn ghi ta của Lor-ca được rút ra từ tập Khối vuông ru-bích, tập thơ thể hiện rõ được nhất phong cách thơ Thanh Thảo: giàu tính chất tượng trưng và siêu thực, thể hiện cái tôi nội cảm, hướng tới vẻ đẹp tinh thần của con người, đặc biệt quan tâm đến những nhân vật lịch sử như Cao Bá Quát, Nguyễn Đình Chiểu, Xéc-gây Ê-xê-nhin (Sergei Yesenin), Gar-xi-a Lor-ca...
- Bố cục:
+ Phần 1 (6 dòng đầu): Lor-ca - người nghệ sĩ tự do mà cô đơn.
+ Phần 2 (Tiếp -> "máu chảy"): Cái chết oan khuất của Lor-ca.
+ Phần 3 (Còn lại): Niềm thương xót và những suy tư dành cho Lor-ca.
- Chủ đề:
+ Khắc họa hình tượng người nghệ sĩ Lor-ca.
+ Thể hiện sự kính trọng, thương xót của Thanh Thảo dành cho Lor-ca.
- Lời đề từ: "khi tôi chết hãy chôn tôi với cây đàn"
+ Thể hiện tình yêu nghệ thuật say đắm của Lor-ca. Nghệ thuật là điều mà ông dành cả đời để theo đuổi.
+ Cho thấy tấm lòng của Lor-ca dành cho những người làm nghệ thuật sau này. Ông không muốn những gì ông sáng tạo ra trở thành cái bóng quá lớn đối với những thế hệ sau.
II. KHÁM PHÁ VĂN BẢN
1. Lor-ca - người nghệ sĩ tự do mà cô đơn:
- Bài thơ đã miêu tả người nghệ sĩ Lorca trên nền văn hóa Tây Ban Nha điển hình và phong phú, với những hình ảnh đặc trưng:
+ Áo choàng đỏ gắt: vừa gợi văn hóa Tây Ban Nha với môn đấu bò tót đặc biệt, vừa hình tượng hóa Lor-ca như một đấu sĩ với khát vọng dân chủ trước nền chính trị Tây Ban Nha độc tài lúc bấy giờ.
+ Tiếng đàn: Đàn ghi ta là nhạc cụ quen thuộc của người Tây Ban Nha, vừa gợi nhắc đến khía cạnh nghệ thuật và khát vọng cách tân nghệ thuật của người nghệ sĩ đa tài Lor-ca (không có tài liệu nào chứng minh Lorca biết chơi đàn ghi ta.)
+ "li la li la li la": vừa là sự mô phỏng nốt đàn ghi ta, vừa gợi nhắc đến hoa lilas - hoa tử đinh hương - loài hoa đặc trưng của Tây Ban Nha.
=> Nghệ thuật láy âm vừa gợi tả tiếng đàn ghi ta vừa gợi nhắc hình ảnh loài hoa của Tây Ban Nha - hoa của phút chia li, lại vừa tạo tính nhạc cho bài thơ.
+ "đi lang thang về miền đơn độc
với vầng trăng chếnh choáng
trên yên ngựa mỏi mòn"
Hình tượng của Lorca hiện lên trên nền bối cảnh của Tây Ban Nha hết sức cô đơn: "miền đơn độc", với phong cách của một người nghệ sĩ lãng du yêu tự do.
Bạn có thể đăng câu hỏi về bài học này ở đây