Bài học cùng chủ đề
- Từ "Thằng quỷ nhỏ" của Nguyễn Nhật Ánh nghĩ về những phẩm chất của một tác phẩm viết cho thiếu nhi (Phần 1)
- Từ "Thằng quỷ nhỏ" của Nguyễn Nhật Ánh nghĩ về những phẩm chất của một tác phẩm viết cho thiếu nhi (Phần 2)
- Luyện tập Từ "Thằng quỷ nhỏ" của Nguyễn Nhật Ánh nghĩ về những phẩm chất của một tác phẩm viết cho thiếu nhi
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Từ "Thằng quỷ nhỏ" của Nguyễn Nhật Ánh nghĩ về những phẩm chất của một tác phẩm viết cho thiếu nhi (Phần 1) SVIP
Lưu ý: Ở điểm dừng, nếu không thấy nút nộp bài, bạn hãy kéo thanh trượt xuống dưới.
Bạn phải xem đến hết Video thì mới được lưu thời gian xem.
Để đảm bảo tốc độ truyền video, OLM lưu trữ video trên youtube. Do vậy phụ huynh tạm thời không chặn youtube để con có thể xem được bài giảng.
Nội dung này là Video có điểm dừng: Xem video kết hợp với trả lời câu hỏi.
Nếu câu hỏi nào bị trả lời sai, bạn sẽ phải trả lời lại dạng bài đó đến khi nào đúng mới qua được điểm dừng.
Bạn không được phép tua video qua một điểm dừng chưa hoàn thành.
Dữ liệu luyện tập chỉ được lưu khi bạn qua mỗi điểm dừng.
Bài giảng giúp học sinh tìm hiểu về:
- Tìm hiểu chung về tác giả, tác phẩm.
- Tìm hiểu chi tiết về vấn đề nghị luận và hệ thống luận điểm.
Những gợi ý sau cho biết đây là nhà văn nào?
Sinh ra tại làng Đo Đo, xã Bình Quế, huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam.
Được mệnh danh là người viết truyện cho thiếu nhi và lứa tuổi mới lớn.
Là tác giả của các tác phẩm nổi tiếng như Mắt biếc, Kính vạn hoa, Thằng quỷ nhỏ,...
Trần Văn Toàn sinh năm 2/2/1973, quê quán ở tỉnh Nam Định. Hiện ông là giảng viên, nhà nghiên cứu, phê bình văn học. Hướng nghiên cứu chính của ông là về văn hóa và văn học Việt nam đầu thế kỉ XX đến 1945. Có thể kể đến một số công trình tiêu biểu như Văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến 1945 (viết chung, 2016), Lược sử văn học Việt Nam (viết chung, 2022).
Chọn đúng hoặc sai cho các thông tin sau về tác giả Trần Văn Toàn.
(Nhấp vào ô màu vàng để chọn đúng / sai)a) Có những công trình nghiên cứu về văn học hiện đại. |
|
b) Là nhà văn chuyên viết truyện ngắn hiện đại. |
|
c) Sinh năm 1973 tại Nam Định. |
|
Từ “Thằng quỷ nhỏ” của Nguyễn Nhật Ánh nghĩ về những phẩm chất của một tác phẩm viết cho thiếu nhi
Theo tôi, Thằng quỷ nhỏ (xuất bản lần đầu năm 1990) của Nguyễn Nhật Ánh không chỉ hàm chứa những thông điệp sâu sắc mà còn gợi mở nhiều suy ngẫm về phẩm chất của một tác phẩm văn học viết cho thiếu nhi.
Trước tiên là nhan đề của tác phẩm: Thằng quỷ nhỏ. Chữ “quỷ” mà Nguyễn Nhật Ánh sử dụng ở đây để chỉ sự kì dị trong nhân dạng. Quỳnh - người mang biệt danh thằng quỷ nhỏ - được miêu tả với những đặc điểm: hai vành tai to, mỗi khi Quỳnh có tâm trạng nó lại ve vẩy như cánh bướm; thêm vào đó, là chiếc mũi to, đỏ ửng, lấm tấm mồ hôi. Những nét kì dị ấy vì gắn với gương mặt của nhân vật nên trở thành những khiếm khuyết không thể che giấu và nó trở thành dấu hiệu thường trực để nhận biết về nhân vật.
Cái nhân dạng tưởng như hoàn toàn bề ngoài ấy, trên thực tế, đã quyết định toàn bộ nhân cách và vị thế tồn tại của Quỳnh. Nhân dạng lạ lẫm với chúng bạn đã khiến cậu bé ấy phải chịu thân phận một kẻ lạc loài. Trong mắt mọi người, Quỳnh chỉ là một thằng hề để tiêu khiển, để mua vui cho đám đông hồn nhiên, vô tâm: “Họ lấy anh làm trò tiêu khiển. Anh giúp họ giải buồn hoặc thoả mãn tính hiếu kì hoặc lấp đầy những phút giây nhàn rỗi.” Ngay cả với Hạnh, cô lớp trưởng luôn đúng mực, người luôn đứng ra trấn áp những kẻ bày trò tai quái với Quỳnh thì giữa họ vẫn có một khoảng cách mênh mông: “Bàn có hai người, nhưng mỗi người ngồi tít một đầu, chừa khoảng trống ở giữa.”. Các lớp học của Nguyễn Nhật Anh, được viết từ những kí ức xưa cũ, luôn chật chội. Anh có riêng một truyện dài với nhan đề: Bàn có năm chỗ ngồi. Vậy nên, cái bàn học chỉ với hai chỗ ngồi và khoảng trống ở giữa là một ngoại lệ. Cái ngoại lệ ấy, hẳn có nguyên nhân từ sự dị thường trong ngoại hình của Quỳnh. Cái khoảng trống ấy là khoảng chân không ngăn cách Quỳnh với thế giới còn lại. Quỳnh như thuộc về một thế giới khác. Lạc lõng và lạc loài. Sự lạc loài ấy, cái khoảng cách ấy đã che khuất tất cả tồn tại đích thực của Quỳnh. Sự bất hạnh trong cuộc sống của Quỳnh là một bí mật với cả lớp. Và cả những phẩm chất đẹp đẽ của Quỳnh dù vẫn hiện diện nhưng chẳng ai nhận thấy giá trị đích thực của nó. Mấy chiếc chân bàn lung lay trong lớp đã được đóng lại nhưng không ai đánh giá đúng ý nghĩa đôi bàn tay khéo léo của Quỳnh. Trái tim nhân hậu của chú bé ấy mãi mãi chỉ là những bí mật của riêng Nga - người duy nhất, vì những ngẫu nhiên, đã nhận ra và chứng kiến những gì Quỳnh làm cho bạn bè, cho những đứa trẻ nghèo quanh nhà mình. Không ai muốn biết. Tất cả đều dừng lại trước một kẻ có ngoại hình lạ lẫm, kì dị.
Chẳng những thế, sự lạc loài khiến mọi tình cảm của một con người bình thường, nếu xuất hiện ở Quỳnh, thì trong mắt bạn bè đều là một cái gì khác thường, kệch cỡm. Tình cảm bạn bè của Quỳnh và Nga là đề tài cho mấy câu vè quái ác của Luận. Không ai tin được bên trong cái dung mạo dị thường của Quỳnh lại tồn tại những tình cảm của một con người bình thường. Ngay cả Nga, dù đã xem Quỳnh là bạn, nhưng khi thấy Quỳnh chép một số bài thơ tình trong sổ tay thì một phản xạ tự nhiên của cô là: “Nga mỉm cười nhủ bụng: hóa ra anh chàng này cũng mơ mộng gớm, thế mà mình cứ tưởng!”. Và khi, một cách tình cờ, biết được tình cảm đặc biệt mà Quỳnh dành cho mình thì Nga đã thật sự hoảng sợ. “Cứ hình dung đến cảnh phải đi chơi bên cạnh một con người có cái mũi to tướng và hai vành tai cũng to tướng không kém, lại không ngừng ve vẩy, Nga bất giác rùng mình.”.
Những cảm giác của Nga trước Quỳnh là rất chân thực. Đó là cảm giác khi tiếp xúc một cách quá gần gũi với một tồn tại khác mình, lạc loài với mình. Để tô đậm cái thân phận lạc loài của Quỳnh trong mắt Nga, Nguyễn Nhật Ánh đưa ra chân dung của Khải: một cậu học sinh đẹp trai, chững chạc, là học sinh tiên tiến. Cũng như Quỳnh, Khải thích Nga. Nhưng Khải không mặc cảm như Quỳnh. Ngoại hình dễ ưa và những lợi thế khác khiến Khải tự tin để đến nhà Nga. Và đây là phản ứng của Nga trước hai cách thức bày tỏ tình cảm của hai người bạn trai: “Khi Khải lì lợm “tiến tới” thêm một bước, Nga càng ghét Khải. Với Quỳnh, mọi chuyện không giống như vậy. Tình yêu của Quỳnh là một tình yêu cháy bỏng nhưng lặng lẽ. Nga biết được hoàn toàn do tình cờ. Và Nga chẳng cảm thấy ghét Quỳnh. Nga chỉ sợ.”. Rất rõ ràng với Khải, Nga ghét. Với Quỳnh, Nga sợ. “Ghét” là sự xa cách với đồng loại. Nhưng “sợ” lại là sự xa cách với kẻ khác loại với mình. Nhưng đừng trách cô bé ấy. Phải chăng, sự sợ hãi trước một tồn tại khác loài với mình là một đặc điểm phổ biến của nhân tính?
Vậy là, mọi nông nỗi của Quỳnh đều bắt đầu từ ngoại hình dị thường, lạc loài của chú bé ấy. Chứng kiến câu chuyện của Quỳnh, người đọc nhận thấy một sự thật: nhân dạng hoá ra không phải là bề ngoài, một thứ “nước sơn” như lời khẳng định của một câu tục ngữ. Nhân dạng cũng được nhào nặn và xét đoán theo các chuẩn mực giá trị. Nhân dạng là của riêng một cá nhân nhưng nó lại được định giá bởi cộng đồng. Nó không phải chỉ là những cơ quan để thực hiện các chức năng sinh học mà còn được nhào trộn và định giá theo chuẩn mực, quy tắc thẩm mĩ của một cộng đồng. Một kẻ có nhân dạng dị thường, lạc loài khó có thể được chấp nhận có một tâm hồn bình thường trong mắt người khác.
Những nghiên cứu về nhân học cho thấy - trong bất kì một xã hội nào, luôn tồn tại các quy chuẩn. Các quy chuẩn này trong khi thiết lập những giới hạn được xem là hợp thức bao giờ cũng hàm ẩn trong nó sự bãi trừ, gạt bỏ những gì đi chệch ra ngoài giới hạn đã được định ra. Từ đây mà hình thành cặp nhị phân: bình thường và bất bình thường. Bình thường và bất bình thường trong trí tuệ, trong giới tính, trong hành vi,... và cả trong nhân dạng nữa. Trong trường hợp của chú bé Quỳnh, thì sự bất bình thường trong nhân dạng đã mặc nhiên ấn định cho sinh thể bé nhỏ ấy vị thế của một kẻ lạc loài trong mắt đồng loại. Một mặt, bạn bè dành cho Quỳnh một ứng xử đầy khoảng cách và trịch thượng nhưng mặt khác, bản thân Quỳnh cũng thấy ứng xử ấy của cộng đồng là tự nhiên, chú chấp nhận nó, dù trong lặng lẽ, trong buồn tủi nhưng không hề có ý định bất bình và phản kháng. Chuẩn mực, như thế, mang trong nó quyền lực và sức mạnh áp đặt. Nó bắt những cá nhân phải tuân thủ mà không có quyền được phản biện.
Những tiêu chuẩn về nhân dạng tưởng như có tính thẩm mĩ, tưởng như khách quan và đầy nhân tính của chúng ta kì thực là một quyền lực mang trong nó hoạt động loại trừ với những gì còn lại, những gì thuộc về số ít, những gì lệch chuẩn, những gì dị thường. Điều này giải thích tại sao trong truyện cổ tích, sự kì dị trong nhân hình chỉ là vỏ bọc nhất thời của nhân vật chính diện. Sớm muộn gì thì nhân vật đó cũng trút bỏ lốt ngoài kì dị để tìm được sự hài hoà giữa nhân hình và nhân tính. Lí do: ở thể loại tuy huyễn tưởng trong thế giới hình tượng nhưng lại mang đậm những quy chuẩn của cộng đồng như truyện cổ tích thì một sự lệch pha giữa nhân hình và nhận tính là không được phép tồn tại. Có thể thấy: không chỉ nhân tính mà ngay cả nhân hình cũng đều được phân loại, điều chỉnh bởi những quy chuẩn, đều là những tạo tác mang tính văn hóa.
Từ Thằng quỷ nhỏ, tôi muốn đi đến một vài thảo luận về những phẩm chất cần có ở một tác phẩm viết cho thiếu nhi.
Trước tiên, chúng ta vẫn thường nghĩ, một tác phẩm văn học thiếu nhi phải góp phần hình thành những chuẩn mực văn hoá của một cộng đồng trong tâm hồn của trẻ thơ. Điều này không sai, nhưng có lẽ là chưa đủ. Bởi lẽ, cũng cần nhận diện đầy đủ về những gì đã bị đặt ra ngoài chuẩn mực ấy. Không nên đối xử với những ngoại lệ, những bất thường như những gì sai lạc, như những tồn tại thứ cấp mà có lẽ cần hình dung về chúng như những tồn tại khác. Hiểu đó là một tồn tại khác sẽ giúp chúng ta biết tôn trọng những khác biệt chứ không miệt thị và xa lánh. Không hiểu điều đó, thì ngay một đứa trẻ hồn nhiên, ngây thơ nhất cũng có thể có những hành vi thật tàn nhẫn (hãy nhớ lại những chế nhạo tai quái mà Luận dành cho Quỳnh). Trong bối cảnh hiện nay, toàn cầu hoá là một tình thế tồn tại song song, thậm chí là đan xen của những nền văn hoá khác biệt một cách gay gắt. Sự tôn trọng những khác biệt vì thế đang là đạo lí sống của con người trong một thời đại mới. Học cách ứng xử trước những khác biệt ngay trong nội tại một nền văn hóa chính là những trải nghiệm khởi đầu để sống với những khác biệt giữa những nền văn hoá. Chính từ đây mà tác phẩm sẽ là nơi đánh thức và nuôi dưỡng tình yêu thương, sự trân trọng một tồn tại khác với những nỗ lực để thấu hiểu và tôn trọng.
Thứ hai, không nên biến những nhân vật trong các tác phẩm văn học thiếu nhi trở thành những nhân vật hoàn hảo. Những nhân vật trong Thằng quỷ nhỏ (cũng như nhiều nhân vật khác trong sáng tác của Nguyễn Nhật Ánh) đều không phải là những nhân vật hoàn hảo. Khải đẹp trai, có tình cảm chân thành nhưng có phần lạm dụng những chiến thuật, tiểu xảo, có lúc nhỏ nhen. Nga nhân hậu nhưng không thật sâu sắc. Luận tinh nghịch, có khi vô tâm nhưng cũng biết chạnh lòng... Đọc Thằng quỷ nhỏ, tôi rất có ấn tượng khi Nguyễn Nhật Ánh miêu tả cảm giác sợ hãi của Nga trước những nét dị thường trong chân dung của Quỳnh, cái cách Nga chạy trốn khỏi tình cảm của Quỳnh... Một cây bút thiên về cảm hứng hoàn hảo sẽ miêu tả Nga với những cảm thông cao thượng hơn nhưng vì thế sẽ xa lạ hơn và vì thế ý đồ giáo dục của nó cũng lộ liễu hơn và khó được chấp nhận hơn với người đọc hiện nay. Nguyễn Nhật Ánh chọn một giải pháp khác: anh miêu tả một lòng tốt đầy giới hạn mà chúng ta vẫn thường gặp và vì thế đặt người đọc (những cô bé, những cậu bé) trước những giới hạn của chính bản thân mình. Điều này sẽ khơi gợi sự ngẫm ngợi trong lòng người đọc và từ đó hình thành một sự tự điều chỉnh, tự giáo dục trong mỗi đứa trẻ.
Cuối cùng, phải viết cho trẻ em từ cái nhìn của một người lớn sâu sắc và từng trải. Qua lăng kính của một người lớn đã đi qua bao bể dâu của cuộc đời, của tình người, tuổi thơ được phát hiện lại, được trục vớt từ trong những hoài niệm, được chiếu sáng từ những thao thức về giá trị. Một tác phẩm viết cho thiếu nhi sâu sắc, theo tôi, đều phải ít nhiều mang trong mình một tuổi thơ được nhìn từ một lăng kính như thế.
(Theo Trần Văn Toàn, Từ “Thằng quỷ nhỏ” của Nguyễn Nhật Ánh nghĩ về những phẩm chất của một tác phẩm viết cho thiếu nhi, in trong Nguyễn Nhật Ánh - Hiệp sĩ của tuổi thơ, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội, 2015, tr. 146 - 159)
Phương thức biểu đạt chính của văn bản trên là
Từ “Thằng quỷ nhỏ” của Nguyễn Nhật Ánh nghĩ về những phẩm chất của một tác phẩm viết cho thiếu nhi
Theo tôi, Thằng quỷ nhỏ (xuất bản lần đầu năm 1990) của Nguyễn Nhật Ánh không chỉ hàm chứa những thông điệp sâu sắc mà còn gợi mở nhiều suy ngẫm về phẩm chất của một tác phẩm văn học viết cho thiếu nhi.
Trước tiên là nhan đề của tác phẩm: Thằng quỷ nhỏ. Chữ “quỷ” mà Nguyễn Nhật Ánh sử dụng ở đây để chỉ sự kì dị trong nhân dạng. Quỳnh - người mang biệt danh thằng quỷ nhỏ - được miêu tả với những đặc điểm: hai vành tai to, mỗi khi Quỳnh có tâm trạng nó lại ve vẩy như cánh bướm; thêm vào đó, là chiếc mũi to, đỏ ửng, lấm tấm mồ hôi. Những nét kì dị ấy vì gắn với gương mặt của nhân vật nên trở thành những khiếm khuyết không thể che giấu và nó trở thành dấu hiệu thường trực để nhận biết về nhân vật.
Cái nhân dạng tưởng như hoàn toàn bề ngoài ấy, trên thực tế, đã quyết định toàn bộ nhân cách và vị thế tồn tại của Quỳnh. Nhân dạng lạ lẫm với chúng bạn đã khiến cậu bé ấy phải chịu thân phận một kẻ lạc loài. Trong mắt mọi người, Quỳnh chỉ là một thằng hề để tiêu khiển, để mua vui cho đám đông hồn nhiên, vô tâm: “Họ lấy anh làm trò tiêu khiển. Anh giúp họ giải buồn hoặc thoả mãn tính hiếu kì hoặc lấp đầy những phút giây nhàn rỗi.” Ngay cả với Hạnh, cô lớp trưởng luôn đúng mực, người luôn đứng ra trấn áp những kẻ bày trò tai quái với Quỳnh thì giữa họ vẫn có một khoảng cách mênh mông: “Bàn có hai người, nhưng mỗi người ngồi tít một đầu, chừa khoảng trống ở giữa.”. Các lớp học của Nguyễn Nhật Anh, được viết từ những kí ức xưa cũ, luôn chật chội. Anh có riêng một truyện dài với nhan đề: Bàn có năm chỗ ngồi. Vậy nên, cái bàn học chỉ với hai chỗ ngồi và khoảng trống ở giữa là một ngoại lệ. Cái ngoại lệ ấy, hẳn có nguyên nhân từ sự dị thường trong ngoại hình của Quỳnh. Cái khoảng trống ấy là khoảng chân không ngăn cách Quỳnh với thế giới còn lại. Quỳnh như thuộc về một thế giới khác. Lạc lõng và lạc loài. Sự lạc loài ấy, cái khoảng cách ấy đã che khuất tất cả tồn tại đích thực của Quỳnh. Sự bất hạnh trong cuộc sống của Quỳnh là một bí mật với cả lớp. Và cả những phẩm chất đẹp đẽ của Quỳnh dù vẫn hiện diện nhưng chẳng ai nhận thấy giá trị đích thực của nó. Mấy chiếc chân bàn lung lay trong lớp đã được đóng lại nhưng không ai đánh giá đúng ý nghĩa đôi bàn tay khéo léo của Quỳnh. Trái tim nhân hậu của chú bé ấy mãi mãi chỉ là những bí mật của riêng Nga - người duy nhất, vì những ngẫu nhiên, đã nhận ra và chứng kiến những gì Quỳnh làm cho bạn bè, cho những đứa trẻ nghèo quanh nhà mình. Không ai muốn biết. Tất cả đều dừng lại trước một kẻ có ngoại hình lạ lẫm, kì dị.
Chẳng những thế, sự lạc loài khiến mọi tình cảm của một con người bình thường, nếu xuất hiện ở Quỳnh, thì trong mắt bạn bè đều là một cái gì khác thường, kệch cỡm. Tình cảm bạn bè của Quỳnh và Nga là đề tài cho mấy câu vè quái ác của Luận. Không ai tin được bên trong cái dung mạo dị thường của Quỳnh lại tồn tại những tình cảm của một con người bình thường. Ngay cả Nga, dù đã xem Quỳnh là bạn, nhưng khi thấy Quỳnh chép một số bài thơ tình trong sổ tay thì một phản xạ tự nhiên của cô là: “Nga mỉm cười nhủ bụng: hóa ra anh chàng này cũng mơ mộng gớm, thế mà mình cứ tưởng!”. Và khi, một cách tình cờ, biết được tình cảm đặc biệt mà Quỳnh dành cho mình thì Nga đã thật sự hoảng sợ. “Cứ hình dung đến cảnh phải đi chơi bên cạnh một con người có cái mũi to tướng và hai vành tai cũng to tướng không kém, lại không ngừng ve vẩy, Nga bất giác rùng mình.”.
Những cảm giác của Nga trước Quỳnh là rất chân thực. Đó là cảm giác khi tiếp xúc một cách quá gần gũi với một tồn tại khác mình, lạc loài với mình. Để tô đậm cái thân phận lạc loài của Quỳnh trong mắt Nga, Nguyễn Nhật Ánh đưa ra chân dung của Khải: một cậu học sinh đẹp trai, chững chạc, là học sinh tiên tiến. Cũng như Quỳnh, Khải thích Nga. Nhưng Khải không mặc cảm như Quỳnh. Ngoại hình dễ ưa và những lợi thế khác khiến Khải tự tin để đến nhà Nga. Và đây là phản ứng của Nga trước hai cách thức bày tỏ tình cảm của hai người bạn trai: “Khi Khải lì lợm “tiến tới” thêm một bước, Nga càng ghét Khải. Với Quỳnh, mọi chuyện không giống như vậy. Tình yêu của Quỳnh là một tình yêu cháy bỏng nhưng lặng lẽ. Nga biết được hoàn toàn do tình cờ. Và Nga chẳng cảm thấy ghét Quỳnh. Nga chỉ sợ.”. Rất rõ ràng với Khải, Nga ghét. Với Quỳnh, Nga sợ. “Ghét” là sự xa cách với đồng loại. Nhưng “sợ” lại là sự xa cách với kẻ khác loại với mình. Nhưng đừng trách cô bé ấy. Phải chăng, sự sợ hãi trước một tồn tại khác loài với mình là một đặc điểm phổ biến của nhân tính?
Vậy là, mọi nông nỗi của Quỳnh đều bắt đầu từ ngoại hình dị thường, lạc loài của chú bé ấy. Chứng kiến câu chuyện của Quỳnh, người đọc nhận thấy một sự thật: nhân dạng hoá ra không phải là bề ngoài, một thứ “nước sơn” như lời khẳng định của một câu tục ngữ. Nhân dạng cũng được nhào nặn và xét đoán theo các chuẩn mực giá trị. Nhân dạng là của riêng một cá nhân nhưng nó lại được định giá bởi cộng đồng. Nó không phải chỉ là những cơ quan để thực hiện các chức năng sinh học mà còn được nhào trộn và định giá theo chuẩn mực, quy tắc thẩm mĩ của một cộng đồng. Một kẻ có nhân dạng dị thường, lạc loài khó có thể được chấp nhận có một tâm hồn bình thường trong mắt người khác.
Những nghiên cứu về nhân học cho thấy - trong bất kì một xã hội nào, luôn tồn tại các quy chuẩn. Các quy chuẩn này trong khi thiết lập những giới hạn được xem là hợp thức bao giờ cũng hàm ẩn trong nó sự bãi trừ, gạt bỏ những gì đi chệch ra ngoài giới hạn đã được định ra. Từ đây mà hình thành cặp nhị phân: bình thường và bất bình thường. Bình thường và bất bình thường trong trí tuệ, trong giới tính, trong hành vi,... và cả trong nhân dạng nữa. Trong trường hợp của chú bé Quỳnh, thì sự bất bình thường trong nhân dạng đã mặc nhiên ấn định cho sinh thể bé nhỏ ấy vị thế của một kẻ lạc loài trong mắt đồng loại. Một mặt, bạn bè dành cho Quỳnh một ứng xử đầy khoảng cách và trịch thượng nhưng mặt khác, bản thân Quỳnh cũng thấy ứng xử ấy của cộng đồng là tự nhiên, chú chấp nhận nó, dù trong lặng lẽ, trong buồn tủi nhưng không hề có ý định bất bình và phản kháng. Chuẩn mực, như thế, mang trong nó quyền lực và sức mạnh áp đặt. Nó bắt những cá nhân phải tuân thủ mà không có quyền được phản biện.
Những tiêu chuẩn về nhân dạng tưởng như có tính thẩm mĩ, tưởng như khách quan và đầy nhân tính của chúng ta kì thực là một quyền lực mang trong nó hoạt động loại trừ với những gì còn lại, những gì thuộc về số ít, những gì lệch chuẩn, những gì dị thường. Điều này giải thích tại sao trong truyện cổ tích, sự kì dị trong nhân hình chỉ là vỏ bọc nhất thời của nhân vật chính diện. Sớm muộn gì thì nhân vật đó cũng trút bỏ lốt ngoài kì dị để tìm được sự hài hoà giữa nhân hình và nhân tính. Lí do: ở thể loại tuy huyễn tưởng trong thế giới hình tượng nhưng lại mang đậm những quy chuẩn của cộng đồng như truyện cổ tích thì một sự lệch pha giữa nhân hình và nhận tính là không được phép tồn tại. Có thể thấy: không chỉ nhân tính mà ngay cả nhân hình cũng đều được phân loại, điều chỉnh bởi những quy chuẩn, đều là những tạo tác mang tính văn hóa.
Từ Thằng quỷ nhỏ, tôi muốn đi đến một vài thảo luận về những phẩm chất cần có ở một tác phẩm viết cho thiếu nhi.
Trước tiên, chúng ta vẫn thường nghĩ, một tác phẩm văn học thiếu nhi phải góp phần hình thành những chuẩn mực văn hoá của một cộng đồng trong tâm hồn của trẻ thơ. Điều này không sai, nhưng có lẽ là chưa đủ. Bởi lẽ, cũng cần nhận diện đầy đủ về những gì đã bị đặt ra ngoài chuẩn mực ấy. Không nên đối xử với những ngoại lệ, những bất thường như những gì sai lạc, như những tồn tại thứ cấp mà có lẽ cần hình dung về chúng như những tồn tại khác. Hiểu đó là một tồn tại khác sẽ giúp chúng ta biết tôn trọng những khác biệt chứ không miệt thị và xa lánh. Không hiểu điều đó, thì ngay một đứa trẻ hồn nhiên, ngây thơ nhất cũng có thể có những hành vi thật tàn nhẫn (hãy nhớ lại những chế nhạo tai quái mà Luận dành cho Quỳnh). Trong bối cảnh hiện nay, toàn cầu hoá là một tình thế tồn tại song song, thậm chí là đan xen của những nền văn hoá khác biệt một cách gay gắt. Sự tôn trọng những khác biệt vì thế đang là đạo lí sống của con người trong một thời đại mới. Học cách ứng xử trước những khác biệt ngay trong nội tại một nền văn hóa chính là những trải nghiệm khởi đầu để sống với những khác biệt giữa những nền văn hoá. Chính từ đây mà tác phẩm sẽ là nơi đánh thức và nuôi dưỡng tình yêu thương, sự trân trọng một tồn tại khác với những nỗ lực để thấu hiểu và tôn trọng.
Thứ hai, không nên biến những nhân vật trong các tác phẩm văn học thiếu nhi trở thành những nhân vật hoàn hảo. Những nhân vật trong Thằng quỷ nhỏ (cũng như nhiều nhân vật khác trong sáng tác của Nguyễn Nhật Ánh) đều không phải là những nhân vật hoàn hảo. Khải đẹp trai, có tình cảm chân thành nhưng có phần lạm dụng những chiến thuật, tiểu xảo, có lúc nhỏ nhen. Nga nhân hậu nhưng không thật sâu sắc. Luận tinh nghịch, có khi vô tâm nhưng cũng biết chạnh lòng... Đọc Thằng quỷ nhỏ, tôi rất có ấn tượng khi Nguyễn Nhật Ánh miêu tả cảm giác sợ hãi của Nga trước những nét dị thường trong chân dung của Quỳnh, cái cách Nga chạy trốn khỏi tình cảm của Quỳnh... Một cây bút thiên về cảm hứng hoàn hảo sẽ miêu tả Nga với những cảm thông cao thượng hơn nhưng vì thế sẽ xa lạ hơn và vì thế ý đồ giáo dục của nó cũng lộ liễu hơn và khó được chấp nhận hơn với người đọc hiện nay. Nguyễn Nhật Ánh chọn một giải pháp khác: anh miêu tả một lòng tốt đầy giới hạn mà chúng ta vẫn thường gặp và vì thế đặt người đọc (những cô bé, những cậu bé) trước những giới hạn của chính bản thân mình. Điều này sẽ khơi gợi sự ngẫm ngợi trong lòng người đọc và từ đó hình thành một sự tự điều chỉnh, tự giáo dục trong mỗi đứa trẻ.
Cuối cùng, phải viết cho trẻ em từ cái nhìn của một người lớn sâu sắc và từng trải. Qua lăng kính của một người lớn đã đi qua bao bể dâu của cuộc đời, của tình người, tuổi thơ được phát hiện lại, được trục vớt từ trong những hoài niệm, được chiếu sáng từ những thao thức về giá trị. Một tác phẩm viết cho thiếu nhi sâu sắc, theo tôi, đều phải ít nhiều mang trong mình một tuổi thơ được nhìn từ một lăng kính như thế.
(Theo Trần Văn Toàn, Từ “Thằng quỷ nhỏ” của Nguyễn Nhật Ánh nghĩ về những phẩm chất của một tác phẩm viết cho thiếu nhi, in trong Nguyễn Nhật Ánh - Hiệp sĩ của tuổi thơ, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội, 2015, tr. 146 - 159)
Luận đề của văn bản trên là gì?
Từ “Thằng quỷ nhỏ” của Nguyễn Nhật Ánh nghĩ về những phẩm chất của một tác phẩm viết cho thiếu nhi
Theo tôi, Thằng quỷ nhỏ (xuất bản lần đầu năm 1990) của Nguyễn Nhật Ánh không chỉ hàm chứa những thông điệp sâu sắc mà còn gợi mở nhiều suy ngẫm về phẩm chất của một tác phẩm văn học viết cho thiếu nhi.
Trước tiên là nhan đề của tác phẩm: Thằng quỷ nhỏ. Chữ “quỷ” mà Nguyễn Nhật Ánh sử dụng ở đây để chỉ sự kì dị trong nhân dạng. Quỳnh - người mang biệt danh thằng quỷ nhỏ - được miêu tả với những đặc điểm: hai vành tai to, mỗi khi Quỳnh có tâm trạng nó lại ve vẩy như cánh bướm; thêm vào đó, là chiếc mũi to, đỏ ửng, lấm tấm mồ hôi. Những nét kì dị ấy vì gắn với gương mặt của nhân vật nên trở thành những khiếm khuyết không thể che giấu và nó trở thành dấu hiệu thường trực để nhận biết về nhân vật.
Cái nhân dạng tưởng như hoàn toàn bề ngoài ấy, trên thực tế, đã quyết định toàn bộ nhân cách và vị thế tồn tại của Quỳnh. Nhân dạng lạ lẫm với chúng bạn đã khiến cậu bé ấy phải chịu thân phận một kẻ lạc loài. Trong mắt mọi người, Quỳnh chỉ là một thằng hề để tiêu khiển, để mua vui cho đám đông hồn nhiên, vô tâm: “Họ lấy anh làm trò tiêu khiển. Anh giúp họ giải buồn hoặc thoả mãn tính hiếu kì hoặc lấp đầy những phút giây nhàn rỗi.” Ngay cả với Hạnh, cô lớp trưởng luôn đúng mực, người luôn đứng ra trấn áp những kẻ bày trò tai quái với Quỳnh thì giữa họ vẫn có một khoảng cách mênh mông: “Bàn có hai người, nhưng mỗi người ngồi tít một đầu, chừa khoảng trống ở giữa.”. Các lớp học của Nguyễn Nhật Anh, được viết từ những kí ức xưa cũ, luôn chật chội. Anh có riêng một truyện dài với nhan đề: Bàn có năm chỗ ngồi. Vậy nên, cái bàn học chỉ với hai chỗ ngồi và khoảng trống ở giữa là một ngoại lệ. Cái ngoại lệ ấy, hẳn có nguyên nhân từ sự dị thường trong ngoại hình của Quỳnh. Cái khoảng trống ấy là khoảng chân không ngăn cách Quỳnh với thế giới còn lại. Quỳnh như thuộc về một thế giới khác. Lạc lõng và lạc loài. Sự lạc loài ấy, cái khoảng cách ấy đã che khuất tất cả tồn tại đích thực của Quỳnh. Sự bất hạnh trong cuộc sống của Quỳnh là một bí mật với cả lớp. Và cả những phẩm chất đẹp đẽ của Quỳnh dù vẫn hiện diện nhưng chẳng ai nhận thấy giá trị đích thực của nó. Mấy chiếc chân bàn lung lay trong lớp đã được đóng lại nhưng không ai đánh giá đúng ý nghĩa đôi bàn tay khéo léo của Quỳnh. Trái tim nhân hậu của chú bé ấy mãi mãi chỉ là những bí mật của riêng Nga - người duy nhất, vì những ngẫu nhiên, đã nhận ra và chứng kiến những gì Quỳnh làm cho bạn bè, cho những đứa trẻ nghèo quanh nhà mình. Không ai muốn biết. Tất cả đều dừng lại trước một kẻ có ngoại hình lạ lẫm, kì dị.
Chẳng những thế, sự lạc loài khiến mọi tình cảm của một con người bình thường, nếu xuất hiện ở Quỳnh, thì trong mắt bạn bè đều là một cái gì khác thường, kệch cỡm. Tình cảm bạn bè của Quỳnh và Nga là đề tài cho mấy câu vè quái ác của Luận. Không ai tin được bên trong cái dung mạo dị thường của Quỳnh lại tồn tại những tình cảm của một con người bình thường. Ngay cả Nga, dù đã xem Quỳnh là bạn, nhưng khi thấy Quỳnh chép một số bài thơ tình trong sổ tay thì một phản xạ tự nhiên của cô là: “Nga mỉm cười nhủ bụng: hóa ra anh chàng này cũng mơ mộng gớm, thế mà mình cứ tưởng!”. Và khi, một cách tình cờ, biết được tình cảm đặc biệt mà Quỳnh dành cho mình thì Nga đã thật sự hoảng sợ. “Cứ hình dung đến cảnh phải đi chơi bên cạnh một con người có cái mũi to tướng và hai vành tai cũng to tướng không kém, lại không ngừng ve vẩy, Nga bất giác rùng mình.”.
Những cảm giác của Nga trước Quỳnh là rất chân thực. Đó là cảm giác khi tiếp xúc một cách quá gần gũi với một tồn tại khác mình, lạc loài với mình. Để tô đậm cái thân phận lạc loài của Quỳnh trong mắt Nga, Nguyễn Nhật Ánh đưa ra chân dung của Khải: một cậu học sinh đẹp trai, chững chạc, là học sinh tiên tiến. Cũng như Quỳnh, Khải thích Nga. Nhưng Khải không mặc cảm như Quỳnh. Ngoại hình dễ ưa và những lợi thế khác khiến Khải tự tin để đến nhà Nga. Và đây là phản ứng của Nga trước hai cách thức bày tỏ tình cảm của hai người bạn trai: “Khi Khải lì lợm “tiến tới” thêm một bước, Nga càng ghét Khải. Với Quỳnh, mọi chuyện không giống như vậy. Tình yêu của Quỳnh là một tình yêu cháy bỏng nhưng lặng lẽ. Nga biết được hoàn toàn do tình cờ. Và Nga chẳng cảm thấy ghét Quỳnh. Nga chỉ sợ.”. Rất rõ ràng với Khải, Nga ghét. Với Quỳnh, Nga sợ. “Ghét” là sự xa cách với đồng loại. Nhưng “sợ” lại là sự xa cách với kẻ khác loại với mình. Nhưng đừng trách cô bé ấy. Phải chăng, sự sợ hãi trước một tồn tại khác loài với mình là một đặc điểm phổ biến của nhân tính?
Vậy là, mọi nông nỗi của Quỳnh đều bắt đầu từ ngoại hình dị thường, lạc loài của chú bé ấy. Chứng kiến câu chuyện của Quỳnh, người đọc nhận thấy một sự thật: nhân dạng hoá ra không phải là bề ngoài, một thứ “nước sơn” như lời khẳng định của một câu tục ngữ. Nhân dạng cũng được nhào nặn và xét đoán theo các chuẩn mực giá trị. Nhân dạng là của riêng một cá nhân nhưng nó lại được định giá bởi cộng đồng. Nó không phải chỉ là những cơ quan để thực hiện các chức năng sinh học mà còn được nhào trộn và định giá theo chuẩn mực, quy tắc thẩm mĩ của một cộng đồng. Một kẻ có nhân dạng dị thường, lạc loài khó có thể được chấp nhận có một tâm hồn bình thường trong mắt người khác.
Những nghiên cứu về nhân học cho thấy - trong bất kì một xã hội nào, luôn tồn tại các quy chuẩn. Các quy chuẩn này trong khi thiết lập những giới hạn được xem là hợp thức bao giờ cũng hàm ẩn trong nó sự bãi trừ, gạt bỏ những gì đi chệch ra ngoài giới hạn đã được định ra. Từ đây mà hình thành cặp nhị phân: bình thường và bất bình thường. Bình thường và bất bình thường trong trí tuệ, trong giới tính, trong hành vi,... và cả trong nhân dạng nữa. Trong trường hợp của chú bé Quỳnh, thì sự bất bình thường trong nhân dạng đã mặc nhiên ấn định cho sinh thể bé nhỏ ấy vị thế của một kẻ lạc loài trong mắt đồng loại. Một mặt, bạn bè dành cho Quỳnh một ứng xử đầy khoảng cách và trịch thượng nhưng mặt khác, bản thân Quỳnh cũng thấy ứng xử ấy của cộng đồng là tự nhiên, chú chấp nhận nó, dù trong lặng lẽ, trong buồn tủi nhưng không hề có ý định bất bình và phản kháng. Chuẩn mực, như thế, mang trong nó quyền lực và sức mạnh áp đặt. Nó bắt những cá nhân phải tuân thủ mà không có quyền được phản biện.
Những tiêu chuẩn về nhân dạng tưởng như có tính thẩm mĩ, tưởng như khách quan và đầy nhân tính của chúng ta kì thực là một quyền lực mang trong nó hoạt động loại trừ với những gì còn lại, những gì thuộc về số ít, những gì lệch chuẩn, những gì dị thường. Điều này giải thích tại sao trong truyện cổ tích, sự kì dị trong nhân hình chỉ là vỏ bọc nhất thời của nhân vật chính diện. Sớm muộn gì thì nhân vật đó cũng trút bỏ lốt ngoài kì dị để tìm được sự hài hoà giữa nhân hình và nhân tính. Lí do: ở thể loại tuy huyễn tưởng trong thế giới hình tượng nhưng lại mang đậm những quy chuẩn của cộng đồng như truyện cổ tích thì một sự lệch pha giữa nhân hình và nhận tính là không được phép tồn tại. Có thể thấy: không chỉ nhân tính mà ngay cả nhân hình cũng đều được phân loại, điều chỉnh bởi những quy chuẩn, đều là những tạo tác mang tính văn hóa.
Từ Thằng quỷ nhỏ, tôi muốn đi đến một vài thảo luận về những phẩm chất cần có ở một tác phẩm viết cho thiếu nhi.
Trước tiên, chúng ta vẫn thường nghĩ, một tác phẩm văn học thiếu nhi phải góp phần hình thành những chuẩn mực văn hoá của một cộng đồng trong tâm hồn của trẻ thơ. Điều này không sai, nhưng có lẽ là chưa đủ. Bởi lẽ, cũng cần nhận diện đầy đủ về những gì đã bị đặt ra ngoài chuẩn mực ấy. Không nên đối xử với những ngoại lệ, những bất thường như những gì sai lạc, như những tồn tại thứ cấp mà có lẽ cần hình dung về chúng như những tồn tại khác. Hiểu đó là một tồn tại khác sẽ giúp chúng ta biết tôn trọng những khác biệt chứ không miệt thị và xa lánh. Không hiểu điều đó, thì ngay một đứa trẻ hồn nhiên, ngây thơ nhất cũng có thể có những hành vi thật tàn nhẫn (hãy nhớ lại những chế nhạo tai quái mà Luận dành cho Quỳnh). Trong bối cảnh hiện nay, toàn cầu hoá là một tình thế tồn tại song song, thậm chí là đan xen của những nền văn hoá khác biệt một cách gay gắt. Sự tôn trọng những khác biệt vì thế đang là đạo lí sống của con người trong một thời đại mới. Học cách ứng xử trước những khác biệt ngay trong nội tại một nền văn hóa chính là những trải nghiệm khởi đầu để sống với những khác biệt giữa những nền văn hoá. Chính từ đây mà tác phẩm sẽ là nơi đánh thức và nuôi dưỡng tình yêu thương, sự trân trọng một tồn tại khác với những nỗ lực để thấu hiểu và tôn trọng.
Thứ hai, không nên biến những nhân vật trong các tác phẩm văn học thiếu nhi trở thành những nhân vật hoàn hảo. Những nhân vật trong Thằng quỷ nhỏ (cũng như nhiều nhân vật khác trong sáng tác của Nguyễn Nhật Ánh) đều không phải là những nhân vật hoàn hảo. Khải đẹp trai, có tình cảm chân thành nhưng có phần lạm dụng những chiến thuật, tiểu xảo, có lúc nhỏ nhen. Nga nhân hậu nhưng không thật sâu sắc. Luận tinh nghịch, có khi vô tâm nhưng cũng biết chạnh lòng... Đọc Thằng quỷ nhỏ, tôi rất có ấn tượng khi Nguyễn Nhật Ánh miêu tả cảm giác sợ hãi của Nga trước những nét dị thường trong chân dung của Quỳnh, cái cách Nga chạy trốn khỏi tình cảm của Quỳnh... Một cây bút thiên về cảm hứng hoàn hảo sẽ miêu tả Nga với những cảm thông cao thượng hơn nhưng vì thế sẽ xa lạ hơn và vì thế ý đồ giáo dục của nó cũng lộ liễu hơn và khó được chấp nhận hơn với người đọc hiện nay. Nguyễn Nhật Ánh chọn một giải pháp khác: anh miêu tả một lòng tốt đầy giới hạn mà chúng ta vẫn thường gặp và vì thế đặt người đọc (những cô bé, những cậu bé) trước những giới hạn của chính bản thân mình. Điều này sẽ khơi gợi sự ngẫm ngợi trong lòng người đọc và từ đó hình thành một sự tự điều chỉnh, tự giáo dục trong mỗi đứa trẻ.
Cuối cùng, phải viết cho trẻ em từ cái nhìn của một người lớn sâu sắc và từng trải. Qua lăng kính của một người lớn đã đi qua bao bể dâu của cuộc đời, của tình người, tuổi thơ được phát hiện lại, được trục vớt từ trong những hoài niệm, được chiếu sáng từ những thao thức về giá trị. Một tác phẩm viết cho thiếu nhi sâu sắc, theo tôi, đều phải ít nhiều mang trong mình một tuổi thơ được nhìn từ một lăng kính như thế.
(Theo Trần Văn Toàn, Từ “Thằng quỷ nhỏ” của Nguyễn Nhật Ánh nghĩ về những phẩm chất của một tác phẩm viết cho thiếu nhi, in trong Nguyễn Nhật Ánh - Hiệp sĩ của tuổi thơ, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội, 2015, tr. 146 - 159)
Sắp xếp các luận điểm sau theo thứ tự trong văn bản trên.
-
Nhân dạng con người là một tạo tác mang tính văn hóa.
-
Nhân dạng khác biệt của Quỳnh và thái độ của mọi người đối với nhân dạng đó.
-
Những phẩm chất của một tác phẩm văn học viết cho thiếu nhi.
Bạn có thể đánh giá bài học này ở đây