Bài học cùng chủ đề
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Tự luận SVIP
Câu 7 (1,0 điểm): Nhân vật Lê trong bài đọc là người thế nào?
Bài đọc:
CÔ BÉ CHÂN NHỰA
Lê sống cùng bố mẹ và em trai trên một ngọn đồi nhỏ xanh ngát. Từ khi sinh ra, Lê chỉ có một chân nên đi lại rất khó khăn. Ở trường, các bạn gọi Lê là “Lê chân nhựa”.
Hôm nay, mẹ đi làm đồi về, trông thấy Lê ngồi bên bậc cửa, khuôn mặt buồn rười rượi nhìn về phía ngọn đồi bên kia. Mẹ tiến lại gần, hỏi con gái:
– Lê, con làm sao thế?
Lê sợ mẹ lo lắng, chỉ mỉm cười và đáp:
– Dạ, con không sao mẹ ạ!
Buổi chiều, khi bố mẹ vắng nhà, Lê gọi em trai lại và bảo:
– Núi ơi, em có thể dẫn chị đi sang ngọn đồi bên kia được không?
– Không được đâu chị ơi! Chân chị như thế này, sang đó sẽ nguy hiểm lắm! – Em trai hoảng hốt đáp.
Nghe vậy, Lê chỉ im lặng, đưa mắt nhìn xa xăm. Tối đến, Núi kể với mẹ câu chuyện lúc chiều. Mẹ đau lòng nhìn Lê đang vất vả tập đi với chiếc chân nhựa, khẽ hỏi Lê:
– Ngày mai, con có muốn lên rừng cùng mẹ không?
Mắt Lê sáng long lanh:
– Dạ, thật không hả mẹ? Con muốn! Con rất muốn được sang ngọn đồi bên kia ạ!
Từ hôm ấy, mỗi ngày bố mẹ đều đưa Lê lên rừng, dắt con gái tập đi từng quãng, từng quãng một. Quãng rừng ngày hôm sau sẽ dài và trắc trở hơn quãng rừng ngày hôm trước.
Một ngày nọ, Lê đột nhiên hỏi mẹ:
– Mẹ ơi, hôm nay bố mẹ có thể cho con tự đi một mình được không ạ?
Dù không yên tâm, nhưng mẹ vẫn ân cần nói với Lê:
– Ừ, nhưng con hãy nhớ đi thật chậm và cẩn thận nhé con!
Hôm ấy, Lê một mình bước từng bước đi sang ngọn đồi bên kia bằng chân nhựa. Lê bị ngã không biết bao nhiêu lần, nhưng em vẫn nỗ lực đứng dậy và đi tiếp. Đến nơi, chân Lê đầy vết trầy xước. Dù đau nhức một bên chân, nhưng trong lòng Lê lại rộn ràng, hân hoan một cảm giác hạnh phúc mà trước nay chưa từng có.
Bố mẹ và em trai nép sau gốc chà là xúc động nhìn Lê, mắt ướt nhòe đi.
Theo Nhung Ly
Hướng dẫn giải:
Lê là một cô bé có ý chí kiên cường, nghị lực vươn lên, vượt qua mọi khó khăn. Nhờ đó, Lê đã có thể tự mình đi sang ngọn đồi bên kia.
Câu 8 (1,0 điểm): Chỉ ra danh từ dùng để xưng hô trong đoạn văn sau. Viết một đoạn đối thoại ngắn có sử dụng một trong số những danh từ đó.
Mẹ đau lòng nhìn Lê đang vất vả tập đi với chiếc chân nhựa, khẽ hỏi Lê:
– Ngày mai, con có muốn lên rừng cùng mẹ không?
Hướng dẫn giải:
– Danh từ dùng để xưng hô: mẹ, con.
– Học sinh đặt một đoạn hội thoại ngắn với một trong những danh từ dùng để xưng hô đã tìm được.
Câu 9 (1,0 điểm): Theo em, ý chí, nghị lực có vai trò như thế nào trong cuộc sống của chúng ta?
Hướng dẫn giải:
Ý chí, nghị lực giúp chúng ta vượt qua mọi khó khăn trong cuộc sống, đạt được những thành tựu, vượt qua mọi giới hạn của bản thân.
Câu 5: (4,0 điểm) Viết bài văn kể lại một câu chuyện đã đọc, đã nghe mà em thích bằng lời của một nhân vật trong câu chuyện đó.
Hướng dẫn giải:
* Hình thức
– Trình bày bố cục rõ ràng, có đủ 3 phần: Mở bài, thân bài, kết bài.
– Trình bày đúng yêu cầu của một bài văn kể chuyện sáng tạo.
– Bài viết ít gạch xoá.
* Nội dung:
– Mở bài: Giới thiệu câu chuyện.
+ Người kể chuyện.
+ Hoàn cảnh xảy ra câu chuyện.
– Thân bài:
+ Chọn lời xưng hô phù hợp.
+ Kể lại diễn biến câu chuyện theo một trình tự hợp lí.
- Sự việc 1 --> Kết quả.
- Sự việc 2 --> Kết quả.
- …
+ Đặt mình vào vai nhân vật.
- Thể hiện lời nói, ý nghĩ,… phù hợp.
- Nhận xét, đánh giá về các nhân vật, sự việc.
– Kết bài:
+ Nêu kết thúc của câu chuyện.
+ Bày tỏ suy nghĩ, cảm xúc của người kể chuyện về nội dung hoặc ý nghĩa của câu chuyện.
+ ?
* Lưu ý: Người viết nên sử dụng các từ ngữ, hình ảnh hay, biện pháp so sánh, nhân hóa để bài văn thêm hấp dẫn.
* Kĩ năng:
– Viết đúng chính tả.
– Dùng từ, đặt câu.
– Sáng tạo trong cách sử dụng hình ảnh, từ ngữ, phép so sánh, nhân hóa.