Bài học cùng chủ đề
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Tự luận SVIP
(1.0 điểm) Ý nghĩa của câu tục ngữ số 1 và số 9 có đối lập nhau không? Em rút ra bài học gì từ hai câu tục ngữ đó?
Bài đọc:TỤC NGỮ VIỆT NAM
(Từ điển THÀNH NGỮ VÀ TỤC NGỮ VIỆT NAM – NXB Văn hóa, 1995)
1. Học một biết mười.
2. Học ăn học nói học gói học mở.
3. Luyện mãi thành tài, miệt mài tất giỏi.
4. Học khôn đến chết, học nết đến già.
5. Dao có mài mới sắc, người có học mới nên.
6. Học chẳng hay cày chẳng biết.
7. Dốt đặc còn hơn hay chữ lỏng.
8. Học chẳng hay, thi may thì đỗ.
9. Học như gà bới vách.
10. Học thầy học bạn vô hạn phong lưu.
Hướng dẫn giải:
- Đối lập nhau:
+ Câu số 1: nói về người thông minh, sáng ý, học ít hiểu nhiều, hiểu sâu xa.
+ Câu số 9: chê những người học kém.
- Rút ra bài học: học sinh tự suy luận từ ý nghĩa của hai câu tục ngữ để trả lời (gợi ý: cần học cho hiệu quả, không phải cứ học nhiều, học tràn lan là sẽ giỏi,…)
(1.0 điểm) Sưu tầm thêm 3 - 4 câu tục ngữ khác cũng nói về vai trò, ý nghĩa của việc học.
Hướng dẫn giải:
Gợi ý:
- Người không học như ngọc không mài.
- Siêng làm thì có, siêng học thì hay.
- Dốt đến đâu học lâu cũng biết.
- ...
(4.0 điểm) Viết bài văn nghị luận (khoảng 400 chữ) trình bày suy nghĩ của em về một câu tục ngữ hoặc danh ngôn bàn về một vấn đề trong đời sống.
Hướng dẫn giải:
a. Đảm bảo đúng hình thức bài văn.
b. Xác định đúng yêu cầu của đề bài: trình bày suy nghĩ của em về một câu tục ngữ hoặc danh ngôn bàn về một vấn đề trong đời sống.
c. Triển khai nội dung:
* Mở bài:
– Giới thiệu câu tục ngữ hoặc danh ngôn.
– Giới thiệu vấn đề nghị luận.
* Thân bài:
– Giải thích
- Giải thích từ ngữ, khái niệm quan trọng.
- Giải thích ý nghĩa của cả câu.
– Bàn luận
- Quan điểm tán thành/ phản đối của người viết về vấn đề.
- Trình bày lí lẽ, dẫn chứng để làm sáng tỏ ý kiến.
– Lật lại vấn đề: Nhìn nhận vấn đề ở chiều hướng ngược lại, trao đổi với ý kiến trái chiều, đánh giá ngoại lệ, bổ sung ý để vấn đề thêm toàn vẹn.
* Kết bài:
– Khẳng định lại ý kiến của bản thân.
– Đề xuất giải pháp, bài học nhận thức và phương hướng hành động.
d. Chính tả, ngữ pháp: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt.
e. Sáng tạo: Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề, có cách diễn đạt mới mẻ.