Bài học cùng chủ đề
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Tự luận SVIP
(1.0 điểm) Dấu hai chấm trong câu văn “Thế là ruộng ngô, ruộng đỗ, ruộng vừng hoặc một ruộng mạ mới gieo… đã có một người bảo vệ, một người lính gác: một anh bù nhìn.” có tác dụng gì?
Hướng dẫn giải:
Gợi ý: Dấu hai chấm trong câu trên có tác dụng báo hiệu bộ phận đứng sau nó là lời giải thích cho bộ phận đứng trước.
(1.0 điểm) Tìm chủ ngữ và vị ngữ trong những câu văn sau.
a. Bấy giờ, những đứa trẻ trong xóm xúm lại chỗ cây đa đầu làng chơi trò trốn tìm.
b. Những dòng sáp nóng đã bắt đầu chảy ra, lăn dài theo thân nến.
Hướng dẫn giải:
Gợi ý:
a.
Chủ ngữ: những đứa trẻ trong xóm.
Vị ngữ: xúm lại chỗ cây đa đầu làng chơi trò trốn tìm.
b.
Chủ ngữ: những dòng sáp nóng.
Vị ngữ: đã bắt đầu chảy ra, lăn dài theo thân nến.
(4.0 điểm) Viết bài văn kể lại một câu chuyện mà em đã được đọc hoặc được nghe kể lại.
Hướng dẫn giải:
Gợi ý:
a. Xác định được yêu cầu của kiểu bài: kể lại một câu chuyện mà em đã được đọc hoặc được nghe kể lại.
b. Các nội dung cần phải làm rõ:
- Mở bài: Giới thiệu được một câu chuyện mà em đã được đọc hoặc được nghe kể lại.
- Thân bài: Kể lại câu chuyện theo trình tự hợp lí.
+ Câu chuyện mở đầu như thế nào? Có những ai xuất hiện trong câu chuyện ấy?
+ Câu chuyện ấy diễn ra như thế nào? Những sự việc nào xuất hiện trong câu chuyện? Điều gì khiến em cảm thấy ấn tượng nhất?
+ Câu chuyện kết thúc như thế nào?
- Kết bài:
+ Câu chuyện ấy để lại cho em những cảm xúc gì?
+ Em rút ra được bài học, thông điệp gì sau câu chuyện ấy?
* Lưu ý: Người viết nên bổ sung các yếu tố miêu tả, biểu cảm để bài văn kể chuyện thêm hấp dẫn, sinh động.
c. Diễn đạt: Đảm bảo chuẩn chính tả, dùng từ, ngữ pháp tiếng Việt, liên kết văn bản.
d. Sáng tạo: Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về câu chuyện; có cách diễn đạt mới mẻ.