Bài học cùng chủ đề
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Tri thức Ngữ văn SVIP
TRI THỨC NGỮ VĂN
1. Dữ liệu trong văn bản thông tin
a. Vai trò của dữ liệu trong văn bản thông tin
– Dữ liệu là các thông tin dưới dạng chữ viết, kí hiệu, số liệu, hình ảnh, âm thanh,... nhằm mô tả hoặc đo lường sự vật.
– Dữ liệu là yếu tố quan trọng bậc nhất trong văn bản thông tin. Văn bản thông tin chỉ thực sự có giá trị khi cung cấp được cho người đọc những thông tin mới, đáng tin cậy, dựa trên những dữ liệu phong phú, chính xác, khách quan. Lập trường, thái độ, quan điểm của tác giả cũng được bộc lộ một cách gián tiếp qua cách chọn lọc, sắp xếp, trình bày, phân tích, đánh giá dữ liệu.
– Dữ liệu sơ cấp là dữ liệu được người viết thu thập một cách trực tiếp qua hoạt động quan sát, phỏng vấn, điều tra, thí nghiệm,... Dữ liệu sơ cấp có thể tồn tại dưới dạng các bản ghi chép, nhật kí, số liệu điều tra, kết quả khảo sát, thực nghiệm, bản vẽ, ảnh chụp tại hiện trường,... Dữ liệu sơ cấp có giá trị thực tiễn, giúp người đọc hình dung ra hiện trạng của vấn đề, sự việc, tuy nhiên có thể hàm chứa thiên kiến của người thu thập.
– Dữ liệu thứ cấp là dữ liệu được khai thác bằng con đường gián tiếp, sử dụng lại những nguồn thông tin đã có từ trước. Dữ liệu thứ cấp mang lại cái nhìn đa dạng, nhiều chiều hơn về vấn đề, song độ tin cậy của dữ liệu thứ cấp lại phụ thuộc vào nguồn thông tin gốc.
c. Đánh giá tính cập nhật, độ tin cậy của dữ liệu
Để đánh giá tính cập nhật, độ tin cậy của dữ liệu trong văn bản thông tin, người đọc có thể thực hiện một số thao tác sau:
– Thẩm định nguồn dữ liệu: Ai là người cung cấp dữ liệu? Người cung cấp dữ liệu có đủ thẩm quyền và uy tín hay không? Dữ liệu được công bố ở đâu, khi nào, qua kênh nào?
– Đánh giá tính logic trong cách trình bày: Dữ liệu được đưa ra theo trình tự nào? Mức độ tương hợp giữa các dữ liệu được thể hiện ra sao?...
– Phân biệt sự thật và ý kiến: Sự thật là những số liệu, ví dụ, trích dẫn, câu chuyện thực tế mang tính khách quan, có thể đo lường, kiểm chứng; ý kiến là đánh giá, nhận định dựa trên quan điểm chủ quan của một cá nhân, khó xác minh.
– Suy luận để nhận ra thiên kiến của tác giả: Tìm các từ ngữ cho thấy sự thái quá của cảm xúc, những chi tiết thể hiện sự giản lược hoá hoặc cường điệu trong việc huy động dữ liệu.
– So sánh các dữ liệu trong văn bản đọc với dữ liệu tương tự ở một số văn bản khác: Tìm điểm tương đồng, khác biệt trong cách nêu, phân tích dữ liệu giữa các văn bản và lí giải nguyên nhân dẫn đến điều đó.
2. Thư từ
– Tuỳ vào mục đích chủ yếu được nhắm đến mà một bức thư có thể là văn bản biểu cảm, văn bản tự sự, văn bản thông tin hay văn bản nghị luận. Sự pha trộn các yếu tố của nhiều kiểu văn bản khác nhau là hiện tượng thường thấy trong một bức thư.
Bạn có thể đăng câu hỏi về bài học này ở đây