Bài học cùng chủ đề
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Lý thuyết SVIP
Chân dung của em, của bạn
1. Hãy nêu cảm nghĩ của em về đặc điểm của các nhân vật trong những câu chuyện, bài thơ đã học ở Bài 1.
a) Nhân vật bạn nhỏ trong bài thơ Tuổi Ngựa:
Nhân vật bạn nhỏ trong bài thơ Tuổi Ngựa của nhà thơ Xuân Quỳnh đã để lại trong em ấn tượng sâu sắc, đặc biệt là về tính cách của bạn. Dù trong bài thơ không có chi tiết miêu tả cụ thể về ngoại hình của bạn, nhưng qua cách bạn nhỏ trò chuyện và bày tỏ về đam mê của mình, em hình dung đây là một bạn nhỏ rất nhanh nhẹn, khỏe mạnh và hoạt bát. Bạn ấy là người thích di chuyển, khám phá, đi đến những vùng đất mới. Bạn mong ước được đi đến mọi miền của Tổ quốc: miền trung du, vùng đất đỏ, nơi đại ngàn,... Thế nhưng, dù là "tuổi đi", ham du ngoạn và thăm thú mọi nơi, nhưng bạn nhỏ vẫn dành cho mẹ tình yêu thương và sự quan tâm sâu sắc chứ không vì sở thích của mình mà bỏ quên những người thân yêu. Trong khổ thơ cuối, bạn nhỏ an ủi mẹ đừng buồn, vì dù bạn nhỏ ở bất cứ nơi đâu, dù xa xôi thế nào, bạn cũng sẽ luôn nhớ về mẹ, tìm đường trở về với mẹ. Bạn nhỏ đã biết cân bằng giữa sở thích, đam mê của mình với tình yêu thương, lòng hiếu thảo dành cho mẹ. Đây là một điều rất ý nghĩa và đáng học tập. "Tuổi Ngựa" là một bài thơ ý nghĩa và sâu sắc. Tinh thương yêu mẹ hiền hòa với khát vọng lên đường của trẻ thơ là ý tưởng sâu sắc được Xuân Quỳnh thể hiện qua những vần thơ đẹp.
b) Nhân vật Hồng trong câu chuyện Làm chị: Đang cập nhật.
c) Nhân vật bạn nhỏ trong câu chuyện Cái răng khểnh:
Bạn nhỏ trong câu chuyện Chiếc răng khểnh là một nhân vật thú vị khiến em rất yêu thích. Bạn có ngoại hình khá đặc biệt, đó là có một chiếc răng khểnh xinh xắn. Thế nhưng, bạn bè của cậu lại trêu chọc chiếc răng đó và cho rằng cậu bé không chịu đánh răng nên mới có chiếc răng như vậy. Từ đó, cậu ít cười hẳn vì sợ mình cười lên rất xấu. Qua phản ứng của cậu bé, em cũng hiểu được tính cách của bạn. Ban đầu, cậu đã rất tự ti khi nghe lời trêu chọc của bạn bè về chiếc răng khểnh. Cậu đã thay đổi cả bản thân mình - trở thành một người ít cười. Bố của cậu đã nhận ra sự thay đổi ở con trai mình, trò chuyện và động viên để giúp cậu bé hiểu rằng mỗi người có một đặc điểm, một nét đẹp riêng. Bố khen chiếc răng khểnh của cậu đẹp, khiến cho nụ cười của cậu khác với các bạn và là một nét đẹp đáng tự hào. Từ đó, cậu bé lấy lại được sự tự tin như trước đây. Nhờ bố, cậu bé đã biết tự hào về nét riêng của mình, tự tin hơn vào bản thân, tự tin chia sẻ câu chuyện cho cô giáo và trở lại là cậu bé có chiếc răng khểnh xinh xắn hay cười như xưa. Qua nhân vật cậu bé này, em thấy thêm tự tin vào những điểm đặc biệt ở bản thân mình.
d) Nhân vật Minh trong câu chuyện Vệt phấn trên mặt bàn.
- Ban đầu, Minh khá tò mò về Thi Ca, mong muốn làm quen và chơi với Thi Ca thật vui vẻ.
- Nhưng sau khi Thi Ca vô tình chạm cùi trỏ vào tay Minh khiến chữ của cậu bị nhảy chồm lên, rớt khỏi dòng thì suy nghĩ của Minh đã thay đổi.
- Sau khi Thi Ca nghỉ học và Minh hiểu được hoàn cảnh của Thi Ca - đó là do cánh tay phải bị bệnh nên cô bé phải viết bằng tay trái - cậu đã ân hận và hiểu hành động nóng vội của mình với Thi Ca là điều không nên làm.
- Minh đã nhận ra khuyết điểm của mình và mong Thi Ca mau khỏe mạnh trở về, đồng thời xóa đi vết phấn trên mặt bàn - dấu tích của sự nóng vội và chưa thấu hiểu nhau giữa Minh và Thi Ca.
2. Em sẽ ứng xử như thế nào:
a) Nếu bạn em có một đặc điểm (về ngoại hình hoặc tính cách) khác biệt mọi người?
b) Nếu em có một đặc điểm (về ngoại hình hoặc tính cách) khác biệt mọi người?
3. Nêu những đức tính mà em thích ở một người bạn của em.
Tham khảo:
Trong lớp, tớ chơi thân nhất với bạn Tiến. Đức tính mà tớ thích nhất ở bạn đó là sự hòa đồng, thân thiện. Khi tớ mới chuyển vào lớp, Tiến đã làm quen và chơi với tớ đầu tiên, sau đó giúp tớ hòa đồng với các bạn còn lại trong lớp. Khi tớ gặp khó khăn gì trong học tập, Tiến đều giúp đỡ tớ rất nhiệt tình. Tớ cảm thấy rất vui và may mắn khi có Tiến làm bạn.
Bạn có thể đánh giá bài học này ở đây