Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Tính đa nghĩa trong bài thơ Bánh trôi nước SVIP
TÍNH ĐA NGHĨA TRONG BÀI THƠ BÁNH TRÔI NƯỚC
Vũ Dương Quỹ
I. Tìm hiểu chung
1. Tác giả Vũ Dương Quỹ
- Sinh năm 1939, mất năm 2021.
- Là nhà giáo ưu tú, tác giả của nhiều bài viết bình giảng tác phẩm văn học trong nhà trường.
2. Văn bản Tính đa nghĩa trong bài thơ “Bánh trôi nước”
- Thể loại: Văn nghị luận.
- Xuất xứ: In trong Những ấn tượng văn chương.
- Phương thức biểu đạt: Nghị luận.
- Bố cục:
+ Phần 1 (Từ đầu đến “biết bao người”): Nghĩa thứ nhất: tả thực.
+ Phần 2 (Còn lại): Nghĩa thứ hai: bài thơ nói về nhan sắc, thân phận và phẩm chất người phụ nữ.
II. Đọc hiểu văn bản
1. Cách trình bày vấn đề
- Văn bản được trình bày theo hướng khách quan kết hợp chủ quan.
=> Tăng tính xác thực và tin cậy cho văn bản.
2. Nghệ thuật lập luận
- Luận đề: Tính đa nghĩa trong bài thơ Bánh trôi nước.
- Luận điểm 1: Nghĩa thứ nhất là nghĩa tả thực.
+ Lí lẽ:
- Bánh trôi mang màu trắng của bột nếp, có hình tròn xinh xẻo. Nếu người làm bánh nhào bột nhiều nước quá thì bánh “nát” (nhão), ít nước quá thì “rắn” (cứng). Khi cho vào nước nguội, bánh chìm, lúc nước sôi, chín tới, sẽ nổi lên. Dù bánh rắn, hay nát, tròn hay méo thế nào, cái nhân đường bên trong vẫn ngọt ngào tươi đỏ. Chiếc bánh vẫn đem lại cho người niềm vui, miếng ngon trong ngày lễ, ngày hội,…
+ Bằng chứng:
- Chiếc bánh đáng yêu vì bản thân nó đẹp xinh, ngon ngọt mà còn đáng yêu hơn nữa ở điệu nói của bánh trôi: “Thân em…”, “Mà em…” sao duyên dáng, khiêm nhường và tình cảm đến thế.
=> Bằng chứng chỉ ra nét độc đáo trong “điệu nói của bánh trôi” bằng từ ngữ như “Thân em…”, “Mà em…”.
- Luận điểm 2: Nghĩa thứ hai của bài thơ nói về nhan sắc, thân phận và phẩm chất người phụ nữ.
+ Lí lẽ:
- Hai câu thơ đầu vừa tả nhan sắc, vừa kể về thân phận con người.
- Đọc thơ, nhất là thơ trữ tình, biểu cảm, ta không chỉ dừng lại ở nghĩa tả thực mà phải tưởng tượng, suy ngẫm rộng và sâu để hiểu hết, hiểu đúng ý nghĩa của ẩn dụ, hiểu đúng tinh thần ngôn ngữ và cảm xúc của tác giả.
=> Lí lẽ đã chỉ ra khi đọc thơ trữ tình, cần phải tìm hiểu các lớp nghĩa của văn bản.
+ Bằng chứng:
- Các nội dung phân tích liên quan đến việc sử dụng từ ngữ, nội dung, giá trị nghệ thuật của bài thơ Bánh trôi nước.
III. Tổng kết
1. Nội dung
- Văn bản đã bàn luận về tính đa nghĩa trong bài thơ Bánh trôi nước của Hồ Xuân Hương.
- Từ đó, người viết chứng minh được tính đa nghĩa của bài thơ Bánh trôi nước và giúp bạn đọc hiểu được bút pháp miêu tả tài tình Hồ Xuân Hương.
2. Nghệ thuật
- Lập luận chặt chẽ, luận đề, luận điểm, lí lẽ, bằng chứng được trình bày rõ ràng, cụ thể.
- Kết hợp các thao tác lập luận chứng minh, phân tích, bình luận.
Bạn có thể đánh giá bài học này ở đây