Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Tính chất chung của kim loại SVIP
I. Tính chất vật lí của kim loại
Kim loại có các tính chất vật lí chung như sau:
- Tính dẻo.
- Tính dẫn điện, dẫn nhiệt.
- Ánh kim.
|
|
|
|
II. Tính chất hóa học của kim loại
1. Tác dụng với phi kim
a. Tác dụng với khí oxygen
- Hầu hết các kim loại như Ca, Mg, Al, Zn, Fe, Cu,... phản ứng với oxygen tạo thành oxide kim loại.
Ví dụ 1: Khi đốt nóng dây sắt rồi đưa vào bình đựng khí oxygen, dây sắt cháy sáng tạo thành khói màu nâu đỏ.
PTHH: 3Fe + 2O2 \(\underrightarrow{t^o}\) Fe3O4
- Một số kim loại như Au,... không phản ứng được với khí oxygen.
- Một số kim loại như Al, Zn, Cr,... phản ứng được với khí oxygen ở điều kiện thường, tạo ra lớp màng oxide mỏng, bền vững có tác dụng bảo vệ và ngăn không cho kim loại bên trong phản ứng nữa.
b. Tác dụng với phi kim khác
Kim loại có thể tác dụng với nhiều phi kim khác tạo thành muối.
Ví dụ 2: Cu + Cl2 \(\underrightarrow{t^o}\) CuCl2
Thí nghiệm sắt tác dụng với khí chlorine:
|
|
|
2. Tác dụng với nước
- Một số kim loại như K, Na, Ca,... tác dụng với nước ở nhiệt độ thường tạo thành hydroxide và khí hydrogen, tỏa nhiều nhiệt.
Ví dụ 3: 2Na + 2H2O ➜ 2NaOH + H2
- Những kim loại như Zn, Fe,... tác dụng với hơi nước ở nhiệt độ cao tạo thành oxide và khí hydrogen.
Ví dụ 4: Zn + H2O ➜ ZnO + H2
- Một số kim loại như Cu, Ag, Au,... không tác dụng với nước, vì là các kim loại hoạt động yếu.
3. Tác dụng với dung dịch acid
- Một số kim loại phản ứng với dung dịch hydrochloric acid tạo thành muối và giải phóng khí hydrogen.
Ví dụ 5: Fe + 2HCl ➜ FeCl2 + H2
- Các kim loại Cu, Ag, Au,... không tác dụng với dung dịch HCl.
4. Tác dụng với dung dịch muối
- Khi cho dung dịch muối phản ứng với kim loại (trừ kim loại phản ứng được với nước như K, Na, Ca,...) ta thường thu được muối mới và kim loại mới.
Ví dụ 6: Fe + CuSO4 ➜ FeSO4 + Cu
1. Kim loại có tính dẫn điện, dẫn nhiệt, tính dẻo và ánh kim.
2. Hầu hết kim loại tác dụng với oxygen tạo thành oxide và với các phi kim khác tạo thành muối.
3. Một số kim loại hoạt động hóa học mạnh như Na, K, Ca,... tác dụng với nước ở nhiệt độ thường tạo thành hydroxide và khí hydrogen. Các kim loại như Zn, Fe,... tác dụng với hơi nước ở nhiệt độ cao tạo thành oxide và khí hydrogen.
4. Một số kim loại tác dụng với dung dịch HCl tạo thành muối và giải phóng khí hydrogen.
5. Khi xảy ra phản ứng hóa học giữa dung dịch muối và kim loại (trừ kim loại phản ứng được với nước như K, Na, Ca,...), thường sản phẩm tạo thành là muối mới và kim loại mới.
Bạn có thể đánh giá bài học này ở đây