Bài học cùng chủ đề
- Phương trình bậc hai một ẩn (phần 1)
- Phương trình bậc hai một ẩn (phần 2)
- Tính giá trị biểu thức đối xứng chứa hai nghiệm của phương trình bậc hai (phần 1)
- Tính giá trị biểu thức đối xứng chứa hai nghiệm của phương trình bậc hai (phần 2)
- Xét dấu các nghiệm của phương trình bậc hai
- Định lí đảo Vi-ét và ứng dụng
- Giải phương trình bậc nhất, bậc hai một ẩn
- Phương trình bậc hai một ẩn có chứa tham số
- Hệ thức Vi-ét và ứng dụng (phần 1)
- Hệ thức Vi-ét và ứng dụng (phần 2)
- Tìm các giá trị của tham số để các nghiệm của phương trình thỏa mãn điều kiện đã cho (phần 1)
- Tìm các giá trị của tham số để các nghiệm của phương trình thỏa mãn điều kiện đã cho (phần 2)
- Tìm các giá trị của tham số để các nghiệm của phương trình thả mãn điều kiện đã cho (phần 3)
- Tìm các giá trị của tham số để các nghiệm của phương trình thỏa mãn điều kiện đã cho (phần 4)
- Tìm các giá trị của tham số để các nghiệm của phương trình thỏa mãn điều kiệ đã cho (phần 5)
- Tìm hệ thức liên hệ giữa các nghiệm không phụ thuộc vào tham số
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Tìm các giá trị của tham số để các nghiệm của phương trình thỏa mãn điều kiệ đã cho (phần 5) SVIP
(Thành phố Hồ Chí Minh)
Cho phương trình \(8x^2-8x+m^2+1=0\) (*) (x là ẩn số)
a) Định m để \(x=\dfrac{1}{2}\) là một nghiệm của phương trình (*) .
b) Định m để phương trình (*) có hai nghiệm \(x_1,x_2\) thỏa điều kiện
\(x^4_1-x^4_2=x^3_1-x^3_2\) .
Hướng dẫn giải:
a/ \(x=\dfrac{1}{2}\) là một nghiệm của (*)
\(8.\dfrac{1}{4}-8.\dfrac{1}{2}+m^2+1=0\Leftrightarrow m=\pm1\)
b/
\(x^4_1-x^4_2=x^3_1-x^3_2\Leftrightarrow x^4_1-x^3_1=x^4_2-x^3_2\)
\(\Leftrightarrow-x^3_1x_2=-x^3_2x_1\) (theo Viet \(x_1+x_2=1\))
\(\Leftrightarrow x_1x_2\left(x^2_2-x^2_1\right)=0\)
\(\Leftrightarrow x_1x_2\left(x_2-x_1\right)\left(x_2+x_1\right)=0\)
\(\Leftrightarrow\dfrac{m^2+1}{8}\left(x_2-x_1\right).1=0\)
\(\Leftrightarrow x_1=x_2\)
\(\Leftrightarrow\Delta'=0\)
Đáp số: \(m=\pm1\)
(Thành phố Hồ Chí Minh)
Cho phương trình \(x^2-mx-1=0\) (1) (x là ẩn số)
a) Chứng minh phương trình (1) luôn có 2 nghiệm trái dấu.
b) Gọi x1, x2 là các nghiệm của phương trình (1).
Tính giá trị của biểu thức
\(P=\dfrac{x_1^2+x_1-1}{x_1}+\dfrac{x_2^2+x_2-1}{x_2}\)
Hướng dẫn giải:
a) Vì \(ac=-1\) nên phương trình luôn có hai nghiệm trái dấu.
b) Vì \(x_1,x_2\) là nghiệm của phương trình nên \(x^2_1=mx_1+1;x^2_2=mx_2+1\), do đó
\(P=\dfrac{mx_1+x_1}{x_1}-\dfrac{mx_2+x_2}{x_2}=0\).
\(\Leftrightarrow x_1x_2\left(x^2_2-x^2_1\right)=0\)
\(\Leftrightarrow x_1x_2\left(x_2-x_1\right)\left(x_2+x_1\right)=0\)
\(\Leftrightarrow\dfrac{m^2+1}{8}\left(x_2-x_1\right).1=0\)
\(\Leftrightarrow x_1=x_2\)
\(\Leftrightarrow\Delta'=0\)
Đáp số: \(m=\pm1\)
(Thành phố Hồ Chí Minh)
Cho phương trình \(x^2-mx+m-2=0\) (1) (x là ẩn)
a) Chứng minh phương trình (1) luôn có 2 nghiệm phân biệt với mọi giá trị m.
b) Định m để hai nghiệm x1, x2 của (1) thỏa mãn điều kiện
\(\dfrac{x_1^2-2}{x_1-1}.\dfrac{x_2^2-2}{x_2-1}=4\).
Hướng dẫn giải:
a) Phương trình có \(\Delta=m^2-4\left(m-2\right)=\left(m-2\right)^2+4>0,\forall m\)nên phương trình luôn có hai nghiệm phân biệt.
b) Vì \(1^2-m.1+m-2=-1\ne0,\forall m\) nên số 1 không bao giờ là nghiệm của phương trình, do đó hai nghiệm x1, x2 của phương trình luôn thỏa mãn \(x_1\ne1,x_2\ne1\)
Hơn nữa \(x_1^2-mx_1+m-2=0\Rightarrow x_1^2-2=m\left(x_1-1\right)\Rightarrow\dfrac{x_1^2-2}{x_1-1}=m\)
Do đó yêu cầu bài toán trở thành \(m.m=4\Leftrightarrow m=\pm2\).
(Thành phố Hồ Chí Minh)
Cho phương trình \(x^2-2mx+m-2=0\) (1) (x là ẩn số
a) Chứng minh phương trình (1) luôn có 2 nghiệm phân biệt với mọi giá trị m
b) Định m để hai nghiệm x1, x2 của phương trình (1) thỏa mãn
\(\left(1+x_1\right)\left(2-x_2\right)+\left(1+x_2\right)\left(2-x_1\right)=x_1^2+x_2^2+2\)
Hướng dẫn giải:
a) \(\Delta=4m^2-4\left(m-2\right)=\left(2m-1\right)^2+4>0,\forall m\)
b) Điều kiện có thể viết lại thành
\(4+x_1+x_2-2x_1x_2=\left(x_1+x_2\right)^2-2x_1x_2+2\)
\(\Leftrightarrow4+2m-2\left(m-2\right)=\left(2m\right)^2-2\left(m-2\right)+2\)
\(\Leftrightarrow4m^2-2m-2=0\)
\(\Leftrightarrow m=1;m=-\dfrac{1}{2}\)
(Thanh Hóa)
Trong mặt phẳng tọa độ Oxy cho đường thẳng (d): y = mx -3 tham số m và Parabol (P): y = x2.
1. Tìm m để đường thẳng (d) đi qua điểm A(1; 0).
2. Tìm m để đường thẳng (d) cắt Parabol (P) tại hai điểm phân biệt có hoành độ lần lượt là \(x_1,x_2\) thỏa mãn điều kiện \(|x_1-x_2|=2.\)
Hướng dẫn giải:
- Đường thẳng (d) đi qua điểm A(1; 0) khi có 0 = m.1-3, suy ra m = 3
- Phương trình hoành độ giao điểm của (d) và (P) là \(x^2-mx+3=0\) . Ta có Δ = m2 -12 nên (d) sẽ cắt (P) tại hai điểm phân biệt khi \(\Delta>0\Leftrightarrow m^2-12>0\) (1). Điều kiện \(|x_1-x_2|=2\Leftrightarrow\left(x_1-x_2\right)^2=4\)\(\Leftrightarrow\left(x_1+x_2\right)^2-4x_1x_2=4\) \(\Leftrightarrow\) \(m^2-12=4\Leftrightarrow m=\pm4\).
(Thanh Hóa)
Cho đường thẳng (d): \(y=x+m-1\) và parabol (P): \(y=x^2\).
1) Tìm m để (d) đi qua điểm A(0;1).
2) Tìm m để (d) cắt (P) tại hai điểm phân biệt có hoành độ \(x_1,x_2\) thỏa mãn điều kiện
\(4\left(\dfrac{1}{x_1}+\dfrac{1}{x_2}\right)-x_1x_2+3=0\)
Hướng dẫn giải:
1) (d) đi qua A(0;1) khi tọa độ của A thỏa mãn phương trình của (d), tức là
\(1=0+m-1\Leftrightarrow m=2.\)
2) Phương trình xác định hoành độ giao điểm:
\(x^2=x+m-1\Leftrightarrow x^2-x-m+1=0\)
Điều kiện có 2 giao điểm phân biệt là \(\Delta=4m-3>0\)\(\Leftrightarrow m>\dfrac{3}{4}\).
Điều kiện \(4\left(\dfrac{1}{x_1}+\dfrac{1}{x_2}\right)-x_1x_2+3=0\)
\(\Leftrightarrow\dfrac{4\left(x_1+x_2\right)}{x_1x_2}-x_1x_2+3=0\Leftrightarrow\dfrac{4.1}{-m+1}+\left(m-1\right)+3=0\)
\(\Leftrightarrow\left(m-1\right)^2+3\left(m-1\right)-4=0\Leftrightarrow m-1=1;m-1=-4\)
\(\Leftrightarrow m=2;m=-3\)
Chỉ có m = 2 thỏa mãn điều kiện \(m>\dfrac{3}{4}\). Đáp số: \(m=2\).
(Thanh Hóa)
Trong mặt phẳng tọa độ Oxy, cho đường thẳng (d): y = mx + 1 và parabol (P): y = 2x2.
1) Tìm m để đường thẳng (d) đi qua điểm A(1;3).
2) Chứng minh rằng đường thẳng (d) luôn cắt parabol (P) tại hai điểm phân biệt A(x1; y1), B(x2; y2). Hãy tính giá trị của biểu thức T = x1x2 + y1y2.
Hướng dẫn giải:
1) (d) đi qua A(1;3) khi và chỉ khi \(3=m.1+1\Leftrightarrow m=2\)
2) Phương trình hoành độ giao điểm là \(2x^2=mx+1\Leftrightarrow2x^2-mx-1=0\)luôn có 2 nghiệm phân biệt (trái dấu). Như vậy \(x_1,x_2\) là hai nghiệm của phương trình trên và
\(T=x_1x_2+y_1y_2=x_1x_2+\left(2x_1^2\right)\left(2x_2^2\right)=-\dfrac{1}{2}+4\left(-\dfrac{1}{2}\right)^2=\dfrac{1}{2}\)
(Thái Bình)
Cho phuơng trình x2 + 5x + m – 2 = 0 ( m là tham số)
a) Giải phương trình khi m= -12.
b) Tìm m để phuơng trình hai nghiệm phân biệt x1, x2 thỏa mãn \(\dfrac{1}{x_1-1}+\dfrac{1}{x_2-1}=2\).
Hướng dẫn giải:
b) Theo Viet \(\dfrac{1}{x_1-1}+\dfrac{1}{x_2-1}=\dfrac{x_1+x_2-2}{\left(x_1-1\right)\left(x_2-1\right)}=\dfrac{x_1+x_2-2}{x_1x_2-\left(x_1+x_2\right)+1}\)
\(=\dfrac{-5-2}{\left(m-2\right)+5+1}=-\dfrac{7}{m+4}\)
Do đó \(\dfrac{1}{x_1-1}+\dfrac{1}{x_2-1}=2\Leftrightarrow-\dfrac{7}{m+4}=2\Leftrightarrow m=-\dfrac{15}{2}\). Khi đó phương trình có \(\Delta=25-4\left(-\dfrac{15}{2}-2\right)>0\), phương trình có 2 nghiệm phân biệt thỏa mãn yêu cầu đài toán.
Đáp số \(m=-\dfrac{15}{2}\)
(Thái Nguyên)
Cho x1;x2 là hai nghiệm của phương trình x2+x-7=0 . Không giải phương trình, hãy tính giá trị của biểu thức
\(C=x_1\left(x_2+1\right)+x_2\left(x_1+1\right)\)
Hướng dẫn giải:
Theo Viet ta có \(x_1+x_2=-1;x_1x_2=-7\) . Do đó
\(C=2x_1x_2+\left(x_1+x_2\right)=-14-1=-15\)
(Thừa Thiên Huế)
Cho hàm số \(y=ax^2\) có đồ thị (P) và đường thẳng (d): y = mx + m – 3
a) Tìm a để đồ thị (P) đi qua điểm B(2; -2).
b) Chứng minh rằng đường thẳng (d) luôn cắt đồ thị (P) tại hai điểm phân biệt C và D với mọi giá trị của m.
c) Gọi xC và xD lần lượt là hoành độ của hai điểm C và D. Tìm các giá trị của m sao cho
\(x_C^2+x_D^2-2x_Cx_D=20\).
Hướng dẫn giải:
a) (P) qua B(2;-2) khi và chỉ khi \(-2=a.\left(2\right)^2\Leftrightarrow a=-\dfrac{1}{2}\).
b) Phương trình hoành độ giao điểm \(-\dfrac{1}{2}x^2=mx+m-3\Leftrightarrow x^2+2mx+2m-6=0\)
\(\Delta'=\left(m-1\right)^2+5>0,\forall m\)
Đường thẳng (d) luôn cắt parabol tại 2 điểm phân biệt.
c) Theo Viet \(x_C^2+x_2^2-2x_1x_2=\left(x_1+x_2\right)^2-4x_1x_2=4m^2-4\left(2m-6\right)\)
Do đó \(x_C^2+x_D^2-2x_Cx_D=20\Leftrightarrow4m^2-4\left(2m-6\right)=20\)
\(\Leftrightarrow m^2-2m+1=0\Leftrightarrow m=1\)
(Thừa Thiên Huế)
Cho phương trình x2 + (m – 3)x – 2m – 1 = 0 (1),
a) Không sử dụng máy tính cầm tay. Giải phương trình (1) khi m = 1
b) Chứng minh rằng phương trình (1) có hai nghiệm phân biệt với mọi giá trị của m.
c) Gọi x1, x2 là hai nghiệm của phương trình (1). Chứng tỏ rằng với mọi m nguyên biểu thức
\(A=4x_1^2-x_1^2x_2^2+4x_2^2+x_1x_2\)
luôn chia hết cho 7 .
Hướng dẫn giải:
b) \(\Delta=\left(m-3\right)^2+8m+4=\left(m+1\right)^2+12>0,\forall m\)
c) \(A=4x_1^2-x_1^2x_2^2+4x_2^2+x_1x_2=4\left(x_1+x_2\right)^2-\left(x_1x_2\right)^2-7x_1x_2\)
\(=4\left(m-3\right)^2-\left(-2m-1\right)^2-7\left(-2m-1\right)=-28m+35-7\left(-2m-1\right)\)
luôn chia hết cho 7 với mọi m nguyên.
(Trà Vinh)
Cho phương trình x2 – 2(m + 1)x + m2 + 3 = 0 (1)
1/ Tìm m để phương trình (1) có nghiệm.
2/ Gọi x1, x2 là hai nghiệm của phương trình (1). Tìm giá trị nhỏ nhất của biểu thức P = x1 + x2 + x1x2.
Hướng dẫn giải:
1) \(\Delta'=2m-2\ge0\Leftrightarrow m\ge1\)
2) Theo Viet \(P=2\left(m+1\right)+m^2+3=\left(m+1\right)^2+4\)
P có GTNN = 4 khi \(m=-1\)