Bài học cùng chủ đề
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:

Thực hành tiếng Việt: Tôn trọng và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ SVIP
TÔN TRỌNG VÀ BẢO VỆ QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ
I. MỘT SỐ QUY ĐỊNH LIÊN QUAN ĐẾN VẤN ĐỀ TÔN TRỌNG VÀ BẢO VỆ QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ:
- Có sự khác biệt đáng kể trong cách nhìn nhận vấn đề sử dụng ý tưởng, câu chữ của người đi trước ở những bối cảnh lịch sử và văn hóa khác nhau. Trên thế giới, trước khi văn học hiện đại được hình thành, việc người viết đưa một ý văn, ý thơ, cách diễn đạt nào đó của một tác phẩm văn học khác vào sáng tác của mình được chấp nhận rộng rãi. Điều này nhiều khi được coi là dấu hiệu của sự học rộng, biết nhiều và được đánh giá cao.
Ngày nay, tất cả những gì được kế thừa của người khác, từ ý tưởng, thông tin đến những cách diễn đạt đặc thù, có tính cá biệt, đều phải được dẫn nguồn, nếu không sẽ bị coi là đạo văn. Như vậy, "đạo văn" là một khái niệm có nội hàm biến động theo thời gian.
Tuy nhiên, có những tri thức phổ quát, được mặc định là tài sản chung của cộng đồng hay nhân loại thì khi dùng không cần chú nguồn, ví dụ: Trái Đất quay xung quanh Mặt Trời; Văn học là nghệ thuật của ngôn từ; Ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp quan trọng nhất của con người;...
- Khi trích dẫn trực tiếp và đặt phần trích dẫn trong ngoặc kép, cần dẫn đúng nguyên văn kể cả khi có những ý tưởng, thông tin, cách diễn đạt trong văn bản gốc bị coi là sai.
Câu hỏi:
@204374688631@
- Ngoài trích dẫn trong phần chính của văn bản, việc sử dụng kết quả lao động sáng tạo của người khác còn có thể được thể hiện qua cước chú. Với một số kiểu văn bản như báo cáo nghiên cứu, bài đăng ở tạp chí chuyên ngành, luận văn, luận án, sách chuyên khảo,... còn có phần Tài liệu tham khảo, thường được đặt sau văn bản, liệt kê các công trình mà người viết tham khảo với đầy đủ thông tin về tác giả, tên công trình, nhà xuất bản, nơi xuất bản, năm xuất bản.
II. THỰC HÀNH:
1. Một số trường hợp mượn ý tưởng hoặc mượn nguyên câu chữ từ một tác phẩm khác trong văn học trung đại Việt Nam:
Trong văn học Việt Nam thời trung đại, một số tác phẩm mượn ý tưởng hoặc nguyên câu chữ từ tác phẩm khác như:
- Hịch tướng sĩ của Trần Hưng Đạo sử dụng nhiều điển tích và thành ngữ từ văn học Trung Quốc như: "dân chúng bốn cõi," "phá cường địch, phục cường lưu", "nếu biết tuân theo mệnh lệnh", và "quyết không đội trời chung".
- Chinh phụ ngâm khúc của Đặng Trần Côn mượn nguyên câu chữ từ nhiều bài thơ Đường như:
+ Đăng Lạc Dương thành của Vương Duy: "Hôm qua tiễn biệt Trường An, hôm nay đã đến Lạc Dương".
+ Tống biệt của Vương Duy: "Quân tẩu tây tòng quân, tống quân mạc tái sầu".
Câu hỏi:
@204374713510@
2. Xác định dấu hiệu cho thấy người viết tuân thủ quy định về trích dẫn:
Câu hỏi:
@204374714832@
3. Viết lại các đoạn văn dùng cách dẫn trực tiếp thành các đoạn dùng cách dẫn gián tiếp một cách tóm lược:
Trong "Yêu và đồng cảm" của Phong Tử Khải có đoạn viết: "Nói cách khác, con người ta vốn là nghệ thuật, vốn giàu lòng đồng cảm. Chỉ vì lớn lên bị cách nghĩ của người đời dồn ép, nên tấm lòng ăy mới bị cản trở hoặc hao mòn. Chỉ có kẻ thông minh mới không khuất phục, dù bên ngoài chịu đủ thứ áp bức thì bên trong vẫn giữ được lòng đồng cảm đáng quý nọ. Những người ấy chính là nghệ sĩ.".
(Phong Tử Khải, Yêu và đồng cảm, in trong Ngữ văn 10, tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, Hà Nội, 2022, tr. 80)
Câu trả lời:
Câu hỏi:
@204374715251@
4. Quan điểm về vấn đề đạo văn:
Câu hỏi:
@204505728488@
5. Bàn luận mở rộng: Liệu Truyện Kiều có phải một tác phẩm đạo văn không?
Đạo văn phải được xem xét trong bối cảnh thời đại và chuẩn mực tương ứng. Các học thuyết cổ điển đều khẳng định tính nguyên gốc của tác phẩm đạt được thông qua sự bắt chước có chọn lọc, được cá nhân hóa, và vượt qua bản gốc một cách rực rỡ. Nguyễn Du không bao giờ cố gắng che đậy nguồn gốc tác phẩm, thể hiện qua việc thừa nhận bối cảnh, giữ nguyên tác, hay tên nhân vật. Bởi vậy, Đoạn trường tân thanh (Truyện Kiều) không phải là một tác phẩm đạo văn.
Bạn có thể đăng câu hỏi về bài học này ở đây