Bài học cùng chủ đề
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Thực hành tiếng Việt: Thành phần biệt lập SVIP
THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT: THÀNH PHẦN BIỆT LẬP
I. Nhận biết các loại
- Thành phần gọi - đáp: thành phần được dùng để tạo lập hoặc duy trì quan hệ giao tiếp, được đánh dấu bằng những từ ngữ gọi - đáp như: ơi, thưa, dạ, vâng.... Ví dụ:
- Anh Mên ơi, anh Mên!
(Nguyễn Quang Thiều, Bầy chim chìa vôi)
--> Ơi là thành phần gọi - đáp mà Mon dùng để gọi Mên.
- ÔNG GIUỐC-ĐANH: - Lại còn phải bảo cái đó à?
PHÓ MAY: - Vâng, phải bảo chứ. Vì tất cả những người quý phái đều mặc như thế này cả.
(Mô-li-e, Trưởng giả học làm sang)
--> Vâng là thành phần gọi - đáp mà phó may dùng để đáp lại lời ông Giuốc-đanh.
- Thành phần chêm xen (phụ chú): thành phần được dùng để bổ sung, làm rõ thêm một đối tượng nào đó trong câu. Thành phần này thường được đặt trong dấu ngoặc đơn, giữa hai dấu gạch ngang, hai dấu phẩy, hoặc giữa dấu gạch ngang và dấu phẩy. Cũng có khi, thành phần chêm xen còn được đặt sau dấu hai chấm.
- Dòng suối trong trẻo của thầy - thầy âu yếm nhìn tôi - em thông minh lắm!
(Trin-ghi-dơ Ai-tơ-ma-tốp, Người thầy đầu tiên)
--> Thầy âu yếm nhìn tôi là thành phần chêm xen, có tác dụng làm rõ thái độ, tình cảm của nhân vật.
II. Luyện tập
1. Tìm thành phần gọi - đáp trong các câu sau và cho biết chức năng của chúng.
a. - Sợ gì? Mày bảo tao sợ cái gì? Mày bảo tao còn biết sợ ai hơn tao nữa?
- Thưa anh, thế thì,... hừ hừ ... em xin sợ. Mời anh cứ đùa một mình thôi.
b. Ê, đồ quỷ! - Nét Len vừa quát vừa nện chân xuống vỏ tàu.
(Giuyn Véc-nơ, Guộc chạm trán
c. Cậu bé ơi, ở đây ngày nào người ta chẳng
(Đa-ni-en Pen-nắc, Mắt sói)
2. Tìm thành phần chêm xen trong các câu sau và cho biết chúng làm rõ thêm nội dung gì.
a. Hàng vạn người đọc rất tinh, đã thuộc ba bài thu này, mà không thuộc được các bài thu khác (của các tác giả khác).
(Xuân Diệu, Nhà thơ của quê hương
b. Có về thăm “Vườn Bùi chốn cũ” - đây là “xứ Vườn Bùi” theo đồng bào gọi cả vùng Trung Lương nằm trong xã Yên Đổ cũ, chứ không phải chỉ là khu vườn của nhà ở cụ
(Xuân Diệu, Nhà thơ của quê hương
c. Chiều hôm đó, bọn mèo ngạc nhiên khi không thấy con hải âu xuất hiện để xơi món yêu thích - món mực ống mà Xe-crét-ta-ri-ô chôm được từ bếp nhà hàng.
(Lu-i Xe-pun-ve-da, Chuyện con mèo dạy hải âu bay)
d. Đọc văn (phân tích, bình giảng, bình luận) tất yếu phải tôn trọng văn bản, từ ngôn từ đến hình tượng.
(Trần Đình Sử, Đọc văn - cuộc chơi tìm ý nghĩa)
3. Tìm các thành phần biệt lập trong những câu sau và xác định đó là loại thành phần biệt lập nào.
a. Và hẳn vì buồn nên Ánh Vàng muốn được nhìn thấy những điều mới mẻ.
(Đa-ni-en Pen-nắc, Mắt sói)
c. Này bác có lợn kia ơi! Từ lúc mặc cái áo mới này, tôi chẳng thấy con lợn nào chạy qua đây cả!
(Lợn cưới, áo mới)
d. Ôi những vạt ruộng vàng
Chiều nay rung rinh lúa ngả.
(Nguyễn Đình Thi, Đường núi)
Bạn có thể đăng câu hỏi về bài học này ở đây