Bài học cùng chủ đề
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
![](https://rs.olm.vn/images/bird.gif)
Thực hành tiếng Việt: Ngôn ngữ trang trọng và ngôn ngữ thân mật SVIP
THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT: NGÔN NGỮ TRANG TRỌNG VÀ NGÔN NGỮ THÂN MẬT
I. Lý thuyết
1. Khái niệm
- Ngôn ngữ trang trọng
- Ngôn ngữ thân mật: Được sử dụng trong ngữ cảnh giao tiếp đời thường, mang tính cá nhân hóa cao, chẳng hạn, trong thư hoặc tin nhắn gửi cho người thân hoặc bạn bè, lời trò chuyện trong quán cà phê, thảo luận nhóm bàn kế hoạch đi tham quan,...
2. Lưu ý
- Trong một số tình huống giao tiếp (cuộc họp, hội thảo,...), cùng một nội dung thông tin (thông báo, giới thiệu,...) có thể sử dụng ngôn ngữ trang trọng hoặc thân mật tùy vào mục đích và đối tượng giao tiếp.
- Có những ngữ cảnh đòi hỏi ngôn ngữ phải trung tính, tức không mang tính trang trọng và cũng không có tính thân mật.
3. Cách sử dụng
- Trong giao tiếp, cần căn cứ vào ngữ cảnh để lựa chọn ngôn ngữ trang trọng hay ngôn ngữ thân mật cho phù hợp. Bên cạnh đó, mức độ thân mật hay trang trọng cần phải được điều tiết để không vượt quá ngưỡng mà ngữ cảnh quy định:
+ Ngôn ngữ thân mật thường diễn đạt ý nghĩa một cách trực tiếp và thẳng thắn, do vậy, dễ dẫn đến sự suồng sã và thiếu lịch sự.
+ Ngôn ngữ trang trọng cũng có thể tạo ra khoảng cách không cần thiết trong cuộc trò chuyện hoặc khiến cho cuộc đối thoại trở nên mất tự nhiên.
- Trong một số tình huống giao tiếp, có thể có sự chuyển đổi linh hoạt giữa ngôn ngữ trang trọng và ngôn ngữ thân mật, tùy thuộc vào mối quan hệ được thiết lập giữa các đối tượng giao tiếp. Sự chuyển đổi này thể hiện sự vận động phức tạp và tinh tế của các mối quan hệ xã hội, từ sơ giao đến thâm giao hoặc ngược lại, từ gắn bó đến lạnh nhạt, khách sáo. Đôi khi sự chuyển đổi này, cũng như sự cố tình nhầm lẫn "phong cách ngôn ngữ", chỉ nhằm thể hiện thái độ mỉa mai, châm biếm hoặc để gây chê cười.
II. Luyện tập
1. Nêu những dấu hiệu giúp nhận biết ngôn ngữ trang trọng và ngôn ngữ thân mật trong hai lời chào sau:
a. Xin trân trọng chào quý ông bà! Tôi tên là Nguyễn Văn A, Tổng Giám đốc công ti ABC. Tôi rất hân hạnh được đón tiếp quý ông bà tại văn phòng công ti và trao đổi về cơ hội hợp tác của chúng ta.
=> Sử dụng ngôn ngữ trang trọng.
b. Chào bạn, mình là Hương. Thật tình cờ là chúng mình lại gặp nhau nhỉ. Duyên thật!
=> Sử dụng ngôn ngữ thân mật.
2. Làm rõ những điểm giống nhau và khác nhau về mục đích, ngữ cảnh sử dụng và đặc điểm ngôn ngữ (trang trọng hay thân mật) giữa các câu trong mỗi trường hợp sau:
a. Trường hợp 1
- Các bạn đều biết quy định về việc sử dụng điện thoại trong cuộc họp đúng không?
- Để cuộc họp được bắt đầu, xin đề nghị quý vị cài đặt chế độ im lặng cho điện thoại và có thể ra ngoài khi cần sử dụng.
* Giống nhau: Hai ví dụ đều giống nhau về mục đích: Đều là yêu cầu liên quan đến việc sử dụng điện thoại trong cuộc.
* Khác nhau:
Câu 1 | Câu 2 | |
Hình thức |
Câu hỏi => Gián tiếp. |
Câu cầu khiến => Trực tiếp. |
Cách nói | Lịch sự, tế nhị nhằm nhắc nhở người tham gia cuộc họp. | Lịch sự, nghiêm túc ở thời điểm bắt đầu cuộc họp quan trọng. |
Đặc điểm ngôn ngữ | Ngôn ngữ thân mật. | Ngôn ngữ trang trọng. |
b. Trường hợp 2
- Xin hân hạnh giới thiệu với quý vị sự có mặt của diễn giả Phạm Văn B tại buổi hội thảo hôm nay.
- Chúng ta cùng chào đón nhân vật quan trọng nhất của buổi hội thảo hôm nay, diễn giả Phạm Văn B!
* Giống nhau:
* Khác nhau:
Câu 1 | Câu 2 | |
Thái độ với người được giới thiệu | Lịch sự, trang trọng | Gần gũi, thân thiện |
Đặc điểm ngôn ngữ | Ngôn ngữ trang trọng | Ngôn ngữ thân mật |
c. Trường hợp 3
- Sự kiện mà quý vị đang chờ đợi sẽ được bật mí ngay sau đây.
=> Câu 1 là câu sử dụng ngôn ngữ thân mật. Vì trong câu có sử dụng tiếng lóng, thể hiện thái độ gần gũi, thân mật.
- Trân trọng thông báo tới toàn thể quý vị về sự kiện quan trọng sẽ diễn ra ngay sau đây.
=> Câu 2 là câu sử dụng ngôn ngữ trang trọng. Vì câu đủ thành phần, thông báo trực tiếp, thể hiện thái độ trang trọng, lịch sự.
3. Một số tình huống sử dụng ngôn ngữ trang trọng, ngôn ngữ thân mật ở hai dạng nói và viết.
4. Trên thực tế, xuất hiện nhiều tình huống giao tiếp có sự chuyển đổi từ ngôn ngữ trang trọng sang ngôn ngữ thân mật hoặc ngược lại nhằm:
a. Thể hiện sự thay đổi trong quan hệ giao tiếp giữa người nói (viết) với người nghe (đọc)
Ví dụ:
Trong một cuộc họp chính thức, lãnh đạo có thể nói: "Thưa quý vị, tôi xin chân thành cảm ơn sự đóng góp của các bạn trong suốt thời gian qua. Chúng ta sẽ cùng nhau cố gắng đạt được mục tiêu đã đề ra." nhưng trong buổi liên hoan, lãnh đạo có thể thể hiện sự thân mật, gần gũi hơn bằng cách cảm ơn nhân viên: "Cảm ơn các bạn rất nhiều nhé, tụi mình cố gắng thêm chút nữa là xong thôi!"
b. Thể hiện thái độ mỉa mai, châm biếm hoặc để gây cười
Ví dụ:
Trong truyện Dế Mèn phiêu lưu kí của Tô Hoài có đoạn nói về cuộc gặp gỡ của Dế Mèn và họ nhà Cóc. Thầy Cóc chào Dế Mèn rất văn vẻ: "Hà cớ gì mà nhị vị tráng sĩ du nhàn qua bản thôn?", Dế Mèn đã đáp lại bằng lời hoa mĩ nhưng thể hiện sự khôi hài, châm biếm: "Thưa tiên sinh, chúng tôi đi du lịch."
Bạn có thể đăng câu hỏi về bài học này ở đây