Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Thực hành tiếng Việt: Biện pháp tu từ điệp thanh và biện pháp tu từ điệp vần SVIP
I. LÍ THUYẾT
Nhận biết biện pháp tu từ điệp thanh và biện pháp tu từ điệp vần
- Biện pháp tu từ điệp thanh:
+ Điệp thanh có thể được tạo nên bằng cách sử dụng lặp lại một loại âm tiết có cùng thanh điệu (thanh bằng hoặc thanh trắc). Ví dụ: hai câu thơ toàn thanh bằng sau đây đem lại âm hưởng nhẹ nhàng, êm dịu, như tiếng lòng của thi nhân muốn dịu lại, vơi đi những nỗi sầu:
Ô! Đêm nay trời trong như gương
Không làn mây vương không hơi sương.
(Hàn Mặc Tử, Tiêu sầu)
+ Điệp thanh cũng có thể được tạo nên bằng cách sử dụng lặp lại thanh điệu theo từng nhóm âm tiết. Ví dụ: câu thơ Đầm mưa xuống, nẻo đồi mưa xuống (Bích Khê, Tiếng đàn mưa) có hai nhóm âm tiết giống nhau về thứ tự các thanh điệu bằng - bằng - trắc (đầm mưa xuống/ đồi mưa xuống). Biện pháp tu từ điệp thanh kết hợp với cách ngắt nhịp tạo nên tính nhạc cho câu thơ, đồng thời giúp người đọc cảm nhận những giọt mưa đang rơi mau ở khắp chốn.
- Biện pháp tu từ điệp vần:
+ Điệp vần trong thơ có thể xuất hiện ở vị trí các âm tiết gieo vần: âm tiết cuối cùng của câu thơ (vần chân) hoặc âm tiết nằm ở khoảng giữa câu thơ (vần lưng), tạo tính liên kết, tính nhạc cho câu thơ. Ở một số bài thơ, việc gieo vần tạo được ấn tượng hoặc cảm xúc đặc biệt, có hiệu quả tu từ rõ nét, đó chính là điệp vần. Ví dụ, bài thơ sau đã gieo vần "e" (hoặc “oe”) làm tăng thêm ấn tượng về cái lè nhè của người say rượu:
Năm gian nhà cỏ thấp le te.
Ngõ tối đêm sâu đóm lập loè.
Lưng giậu phất phơ màu khói nhạt,
Làn ao lóng lánh bóng trăng loe.
Da trời ai nhuộm mà xanh ngắt
Mắt lão không vầy cũng đỏ hoe.
Rượu tiếng rằng hay hay chẳng mấy,
Độ năm ba chén đã say nhè.
(Nguyễn Khuyển, Thu ẩm)
+ Điệp vần còn có thể xuất hiện ở những vị trí âm tiết không đóng vai trò gieo vần, tạo ra sự trùng điệp về âm hưởng, tăng nhạc tính để chuyển tải cảm xúc cần biểu đạt trong thơ. Ví dụ, câu thơ sau điệp vần “ang" tạo âm hưởng mênh mang, rộng mở:
Lá bàng đang đỏ ngọn cây
Sếu giang mang lạnh đang bay ngang trời.
(Tố Hữu, Tiếng hát sang sông)
II. BÀI TẬP THỰC HÀNH
1. Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ điệp thanh trong các trường hợp dưới đây:
a. Khóc anh không nước mắt
Mà lòng đau như thắt
Gọi anh chửa thành lời
Mà hàm răng dính chặt.
(Hoàng Lộc, Viếng bạn)
Biện pháp tu từ điệp thanh được tạo nên bằng cách lặp lại các âm tiết có cùng loại thanh điệu là thanh trắc (các âm tiết cùng thanh trắc: khóc, nước, mắt, thắt, gọi, chửa, dính, chặt, đặc biệt là các thanh trắc ở các vị trí gieo vần: mắt, thắt, chặt).
b. Ô hay buồn vương cây ngô đồng
Vàng rơi, vàng rơi thu mênh mông…
(Bích Khê, Tì bà)
c. Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm
Heo hút cồn mây súng ngửi trời
Ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống
Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi.
(Quang Dũng, Tây Tiến)
2. Trong bài thơ Tiếng đàn mưa, biện pháp tu từ điệp thanh được Bích Khê sử dụng rất đặc biệt: điệp thanh theo từng nhóm âm tiết trong cùng một câu thơ. Hãy làm rõ tác dụng của biện pháp tu từ này trong bài thơ.
Có năm trường hợp điệp thanh theo từng nhóm âm tiết trong cùng một câu thơ:
Mưa hoa rụng, mưa hoa xuân rụng (bằng - bằng - trắc)
Mưa xuống lầu, mưa xuống thềm lan (bằng - trắc - bằng)
Lầu mưa xuống, thềm lan mưa xuống (bằng - bằng - trắc)
Đầm mưa xuống, nẻo đồi mưa xuống (bằng - bằng - trắc)
Bóng dương tà... rụng bóng tà dương (trắc - bằng - bằng)
3. Chỉ ra và cho biết tác dụng của biện pháp tu từ điệp vần trong đoạn thơ dưới đây:
a. Rơi hoa kết mưa còn rả rích
Càng mưa rơi càng tịch bóng dương
Bóng dương với khách tha hương
Mưa trong ý khách muôn hàng lệ rơi.
(Bích Khê, Tiếng đàn mưa)
b. Tôi lại về quê mẹ nuôi xưa
Một buổi trưa, nắng dài bãi cát
Gió lộng xôn xao, sóng biển đu đưa
Mát rượi lòng ta ngân nga tiếng hát...
(Tố Hữu, Mẹ Tơm)
Bạn có thể đăng câu hỏi về bài học này ở đây