Bài học cùng chủ đề
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Thực hành tiếng Việt: Biện pháp tu từ chơi chữ SVIP
I. LÝ THUYẾT
MỘT SỐ CÁCH CHƠI CHỮ THƯỜNG GẶP
- Dùng từ đồng âm. Ví dụ:
Trăng bao nhiêu tuổi trăng già
Núi bao nhiêu tuổi gọi là núi non?
(Ca dao)
Tác giả dân gian sử dụng yếu tố non (nghĩa là núi) đồng âm với yếu tố non (nghĩa là mới mọc, mới sinh, ít tuổi, trái nghĩa với già) để tạo tính chất hài hước, dí dỏm cho câu ca dao.
- Dùng từ gần âm (trại âm). Ví dụ
Sánh với Na-va "ranh tướng" Pháp
Tiếng tăm nồng nặc ở Đông Dương
(Tú Mỡ)
Nhà thơ không dùng từ danh tướng (viên tướng có tài năng nức tiếng) mà trại âm thành "ranh tướng" (ranh: ma mãnh; bé, nhỏ, oắt con) để chế giễu tên tướng giặc một cách sâu cay.
- Dùng lối điệp âm. Ví dụ:
Mênh mông muôn mẫu một màu mưa
Mỏi mắt miên man mãi mịt mờ.
(Tú Mỡ)
Nhà thơ dùng cách điệp âm "m", diễn tả vẻ mờ mịt của không gian đầy mưa, đồng thời tạo nét đặc sắc cho câu thơ.
- Dùng lối nói lái. Ví dụ:
Cô công nói với cậu rùa
Rồng ở dưới đất, còn cua trên trời.
(Ca dao)
- Dùng từ trái nghĩa. Ví dụ:
- Dùng từ đồng âm, gần nghĩa hoặc cùng trường nghĩa. Ví dụ:
Chàng Cóc ơi! Chàng Cóc ơi!
Thiếp bén duyên chàng có thế thôi.
Nòng nọc đứt đuôi từ đây nhé,
Ngàn vàng khôn chuộc dấu bôi vôi.
(Hồ Xuân Hương, Khóc Tổng Cóc)
Bài thơ sử dụng một loạt từ là tên những con vật lưỡng cư như chàng (chẫu chàng), cóc, bén (nhái bén), nòng nọc, chuộc (chẫu chuộc), từ đó tạo ra sự hài hước, dí dỏm.
=> Những cách chơi chữ này có thể được sử dụng độc lập hoặc kết hợp với nhau làm phong phú thêm cho tư duy, đồng thời tạo sự ý vị, hấp dẫn cho lời nói.
II. BÀI TẬP THỰC HÀNH
1. Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ chơi chữ trong các trường hợp dưới đây:
a. Một nghề cho chín1 còn hơn chín2 nghề.
(Tục ngữ)
- chín1: tính từ chỉ khả năng nắm chắc, tinh thông, kĩ lưỡng, đầy đủ mọi khía cạnh.
- chín2: danh từ chỉ số tự nhiên liền kề sau số tám.
=> Tác dụng: làm phong phú cho tư duy (cùng một âm đọc nhưng có thể là những từ khác nhau, biểu thị các ý nghĩa khác nhau).
b. Nấu đậu phụ cho cha ăn
Sắc ích mẫu cho mẹ uống.
(Câu đối)
c. Giậu rào mắt cáo, mèo chui lọt
Rổ nức lòng tôm, tép nhảy qua.
(Nguyễn Huy Lượng)
d. Bánh cả thúng sao gọi là bánh ít?
Trầu cả khay sao dám gọi trầu không?
(Ca dao)
Tác dụng: vừa làm phong phú tư duy, vừa tạo nên sự hấp dẫn cho lời nói (lời nói tưởng như vô lí mà thật ra rất có lí).
e. Thấy nếp thì lại thèm xôi
Ngồi bên thúng gạo nhớ nồi cơm thơm.
(Ca dao)
g. Con ngựa đá con ngựa đá, con ngựa đá không đá con ngựa.
(Vế đối cổ)
Vế đối cổ trên chơi chữ bằng cách sử dụng từ đồng âm.
Tác dụng: vừa làm phong phú tư duy (buộc người nghe phải suy nghĩ để hiểu vế đối cổ nói gì), vừa tạo nên sự hấp dẫn cho lời nói (lời nói lúc đầu thoạt nghe thấy khó hiểu, nhưng khi nhận ra hiện tượng đồng âm thì lại thấy ý nghĩa rất giản dị).
h. Anh Hươu đi chợ Đồng Nai
Bước qua Bến Nghé, ngồi nhai thịt bò.
(Ca dao)
i. Con cá đối bỏ trong cối đá;
Con mèo cái nằm trên mái kèo.
Trách cha mẹ em nghèo, anh nỡ phụ duyên em.
(Ca dao)
k. Một trăm thứ dầu, dầu xoa không ai thắp;
Một trăm thứ bắp, bắp chuối chẳng ai rang;
Một trăm thứ than, than thân không ai quạt;
Một trăm thứ bạc, bạc tình bán chẳng ai mua.
(Ca dao)
Tác dụng: vừa giúp làm phong phú tư duy (mở rộng liên tưởng), vừa tạo nên sự ý vị, hấp dẫn cho lời nói (tạo sự bất ngờ).
2. Nêu một trường hợp (trong giao tiếp hàng ngày hoặc trong tác phẩm văn học) có sử dụng biện pháp tu từ chơi chữ. Biện pháp tu từ chơi chữ được sử dụng trong trường hợp đó có tác dụng gì?
Tham khảo:
Rắn hổ đất leo cây thục địa
Ngựa nhà trời ăn cỏ chỉ thiên
(Ca dao)
Ngữ liệu trên sử dụng cách chơi chữ bằng từ đồng nghĩa:
- địa (tên cây thục địa) đồng nghĩa với đất.
- thiên (trong tên loài cỏ chỉ thiên) đồng nghĩa với trời.
Tác dụng: giúp làm phong phú tư duy (liên tưởng ý nghĩa của các thành tố trong tên các loài sinh vật), vừa tạo nên sự thú vị cho lời nói (sự tương tác giữa con vật với loài cây có danh xưng chứa thành tố đồng nghĩa với từ/cụm từ chỉ con vật đó).
Bạn có thể đánh giá bài học này ở đây