Bài học cùng chủ đề
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Thực hành tiếng Việt: Biện pháp chêm xen, biện pháp liệt kê SVIP
I. Biện pháp chêm xen.
- Biện pháp chêm xen thể hiện bằng một thành phần câu gọi là thành phần chêm xen.
- Tác dụng của thành phần chêm xen:
+ Giải thích cho một đối tượng nào đó được nói đến trong câu.
+ Bổ sung thông tin cho câu.
- Ví dụ về thành phần chêm xen đứng giữa câu:
+ Sáng nay, thằng lớn của tôi - mười lăm tuổi, lúc cho nó ăn đã sơ ý mở hết cửa, thế là nó vù đi.
(Nguyễn Quang Sáng, Con khướu sổ lồng)
+ Bởi vì… bởi vì… (San cúi mặt và bỏ tiếng Nam dùng tiếng Pháp), người ta lừa dối anh.
(Nam Cao, Sống mòn)
- Ví dụ về thành phần chêm xen đứng cuối câu:
+ Thanh định rõ nhìn: con mèo của bà chàng, con mèo già vẫn chơi đùa với chàng ngày trước.
(Thạch Lam, Dưới bóng hoàng lan)
* Mở rộng:
- Có nhiều trường hợp, nhờ thành phần chêm xen, lời thơ, lời văn trở nên giàu ý nghĩa và có tính thẩm mỹ.
Ví dụ:
"Cô bé nhà bên (có ai ngờ)
Cũng vào du kích
Hôm gặp tôi vẫn cười khúc khích
Mắt đen tròn (thương thương quá đi thôi)..."
(Giang Nam, Quê hương)
"...Đã nhìn thấy cây đàn ấy thì phải đánh - đánh cái cuộc đời mình vào đấy - để rồi xem nó ra được thành tiếng gì..."
(Nguyễn Tuân, Chùa Đàn)
II. Biện pháp liệt kê.
Biện pháp liệt kê là hình thức kể ra một chuỗi các đối tượng nhằm:
- Cung cấp thông tin cụ thể hơn cho câu.
Ví dụ:
Trong tiếng gió thổi ta nghe tiếng thông reo, tiếng sóng vỗ, tiếng ve ran và cả tiếng máy, tiếng xe, tiếng cần trục từ trên các tầng than vọng lại.
- Thể hiện cảm xúc, thái độ, cái nhìn của người viết, có đầy đủ tính chất của một biện pháp tu từ.
Ví dụ:
"...Chao ôi! Đối với những người ở quanh ta, nếu ta không cố mà tìm hiểu họ, thì ta chỉ thấy họ gàn dở, ngu ngốc, bần tiện, xấu xa, bỉ ổi,…toàn những cớ để cho ta tàn nhẫn; không bao giờ ta thấy họ là những người đáng thương, không bao giờ ta thương…"
(Nam Cao, Lão Hạc)
Bạn có thể đánh giá bài học này ở đây