Bài học cùng chủ đề
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
THPT Lê Doãn Nhã SVIP
I. ĐỌC HIỂU (3.0 điểm)
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:
Thành công và thất bại chỉ đơn thuần là những điểm mốc nối tiếp nhau trong cuộc sống để tôi luyện nên sự trưởng thành của con người. Thất bại giúp con người đúc kết được kinh nghiệm để vươn tới chiến thắng và khiến những thành công đạt được thêm phần ý nghĩa. Không có ai luôn thành công hay thất bại, tuyệt đối thông minh hay dại khờ, tất cả đều phụ thuộc vào nhận thức, tư duy tích cực hay tiêu cực của mỗi người. Như chính trị gia người Anh, Sir Winston Churchill, từng nói: “Người bị quan nhìn thấy khó khăn trong mỗi cơ hội, còn người lạc quan nhìn thấy cơ hội trong mỗi khó khăn”. Sẽ có những người bị ám ảnh bởi thất bại, bị chúng bủa vây, che lấp những cơ hội dẫn tới thành công. Tuy nhiên, đừng sa vào vũng lầy bi quan đó, thất bại là một lẽ tự nhiên và là một phần tất yếu của cuộc sống. Đó là một điều bạn không thể tránh khỏi, nếu không muốn nói thực sự là trải nghiệm mà bạn nên có trong đời. Vì vậy, hãy thất bại một cách tích cực.
(Trích Thành công và thất bại, internet)
Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích.
Câu 2: Theo tác giả, thất bại sẽ giúp con người nhận thức được những điều gì?
Câu 3: Anh/chị hiểu như thế nào về lời khuyên “Hãy thất bại một cách tích cực.”
Câu 4: Điều anh/chị tâm đắc nhất qua đoạn trích là gì?
Hướng dẫn giải:
Câu 1: Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích là: nghị luận.
Câu 2: Theo tác giả, thất bại sẽ giúp con người đúc kết kết được kinh nghiệm để vươn tới chiến thắng và khiến những thành công đạt được thêm phần ý nghĩa.
Câu 3: “Hãy thất bại một cách tích cực” được hiểu:
- Đón nhận thất bại với thái độ bình tĩnh.
- Coi thất bại là điều tất yếu phải có trong cuộc đời nên phải chủ động, có ý chí vượt qua.
- Chủ động rút kinh nghiệm từ những lần thất bại.
Câu 4: Học sinh nêu lên điều tâm đắc nhất của mình sau khi đọc đoạn văn và đưa ra kiến giải hợp lí.
Có thể tham khảo:
- Suy nghĩ tích cực.
- Thất bại là mẹ thành công.
- Tìm thấy cơ hội trong khó khăn.
II. LÀM VĂN (7.0 điểm)
Cảm nhận của anh/chị về đoạn thơ sau:
Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ Mặt trời chân lí chói qua tim Hồn tôi là một vườn hoa lá Rất đậm hương và rộn tiếng chim. |
(Trích Từ ấy, Tố Hữu, Ngữ văn 11, Tập 2, trang 44,
Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam)
Hướng dẫn giải:
* 2 câu đầu: Bút pháp tự sự: Kể lại kỉ niệm sâu sắc khó quên trong cuộc đời mình.
- Trạng ngữ chỉ thời gian: “Từ ấy”: từ phiếm định về thời gian, mốc son chói lọi, mở ra bước ngoặt huy hoàng trong cuộc đời Tố Hữu.
+ Trước mốc son ấy: Yêu nước, thương dân, giàu nhiệt huyết, đau đớn khi thấy nước mình mất chủ quyền, dân mình trở thành người nô lệ nhưng không biết làm gì. Đã có lúc đứng trước sự lựa chọn: hoặc tiếp tục cuộc sống bình yên giả tạo, ngột ngạt, chán nản của trí thức tiểu tư sản; hoặc dũng cảm đứng lên đi theo con đường đấu tranh cách mạng khó khăn, gian khổ.
-> Cuối cùng tìm đến con đường cách mạng, đấu tranh giải phóng dân tộc.
+ Sau mốc son ấy: Cảm thấy yên tâm với con đường đấu tranh giải phóng dân tộc, dù chông gai nhưng mở ra tương lai tươi sáng. Từ ấy không chỉ là tiếng lòng riêng của Tố Hữu mà nó ngân nga với mọi cuộc đời chung. Phải thấu hiểu được nỗi băn khoăn trong quá trình tìm đường và nhận đường của người thanh niên Nguyễn Kim Thành trước đó mới có thể cảm nhận được phần nào niềm vui lớn lao mãnh liệt khi được giác ngộ.
- Các hình ảnh ẩn dụ -> diễn tả niềm vui sướng, say mê của tác giả:
+ Hình ảnh “nắng hạ”: nguồn sáng rực rỡ, đầy sức sống, tràn trề năng lượng, tràn trề sinh lực -> niềm hạnh phúc, sung sướng đang chan chứa trong tâm hồn nhà thơ.
+ Hình ảnh “mặt trời chân lí”: tỏa ra ánh sáng của Đảng, của cách mạng, của chủ nghĩa Mác – Lê-nin rực rỡ, chói lọi. Thứ ánh sáng ấy vĩnh viễn, cần thiết như mặt trời, đúng đắn như chân lí.
-> 2 hình ảnh này là sự liên kết mới mẻ, sáng tạo, gợi ra nguồn sáng báo hiệu những điều tốt lành -> Nhà thơ muốn khẳng định: Lí tưởng cách mạng giống như một nguồn sáng mới, đã làm thức tỉnh lí trí, mang đến cho nhà thơ nguồn sức mạnh diệu kì.
- Dùng những động từ mạnh:
+ “bừng”: nguồn ánh sáng mạnh, diễn ra đột ngột.
+ “chói”: sự lan tỏa xuyên thấu của nguồn sáng ấy.
-> Không chỉ tác động đến thị giác mà còn tác động đến cả trái tim -> Ánh sáng của Đảng, của cách mạng đã xua tan hoàn toàn màn sương mù của ý thức hệ tiểu tư sản, mang đến một chân trời mới của nhận thức và tình cảm.
* 2 câu cuối: Bút pháp trữ tình: Ánh sáng và niềm vui tràn ngập trong lòng, bật lên thành tiếng reo vui, cất lên thành tiếng hát hạnh phúc, vui sướng, say mê:
- Biện pháp tu từ so sánh (so sánh mở rộng, ý thơ tràn xuống câu dưới):
+ Vườn hoa lá được đón nhận ánh sáng của mặt trời, của nắng hạ trở nên đậm hương và rộn tiếng chim -> trở nên đầy sinh lực, rộn rã âm thanh và tràn trề hương sắc.
+ Tâm hồn Tố Hữu được đón nhận ánh sáng của lí tưởng cộng sản, của Đảng, của cách mạng cũng trở nên đầy sinh lực, tràn trề hạnh phúc, có ý nghĩa.
- Lối vắt dòng -> niềm hạnh phúc lớn lao, tràn trề, vô cùng nên không thể diễn tả trong khuôn khổ chật hẹp của 1 dòng thơ mà phải tràn xuống câu thơ tiếp theo.