Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Lưu ý: Ở điểm dừng, nếu không thấy nút nộp bài, bạn hãy kéo thanh trượt xuống dưới.
Bạn phải xem đến hết Video thì mới được lưu thời gian xem.
Để đảm bảo tốc độ truyền video, OLM lưu trữ video trên youtube. Do vậy phụ huynh tạm thời không chặn youtube để con có thể xem được bài giảng.
Nội dung này là Video có điểm dừng: Xem video kết hợp với trả lời câu hỏi.
Nếu câu hỏi nào bị trả lời sai, bạn sẽ phải trả lời lại dạng bài đó đến khi nào đúng mới qua được điểm dừng.
Bạn không được phép tua video qua một điểm dừng chưa hoàn thành.
Dữ liệu luyện tập chỉ được lưu khi bạn qua mỗi điểm dừng.
THÔNG TIN VỀ NGÀY TRÁI ĐẤT NĂM 2000
Ngày 22 tháng 4 hằng năm được gọi là Ngày Trái Đất do một tổ chức bảo vệ môi trường của Mĩ khởi xướng từ năm 1970. Từ đó đến nay đã có 141 nước trên thế giới tham gia tổ chức này, với quy mô và nội dung thiết thực về bảo vệ môi trường.
Ngày Trái Đất hằng năm được tổ chức theo những chủ đề liên quan đến những vấn đề môi trường nóng bỏng nhất của từng nước hoặc từng khu vực.
Năm 2000 là năm đầu tiên Việt Nam tham gia Ngày Trái Đất với chủ đề “Một ngày không dùng bao bì ni lông”.
Như chúng ta đã biết, việc sử dụng bao bì ni lông có thể gây nguy hại đối với môi trường bởi đặc tính không phân huỷ của pla-xtíc. Hiện nay ở Việt Nam mỗi ngày thải ra hàng triệu bao bì ni lông, một phần được thu gom, phần lớn bị vứt bừa bãi khắp nơi công cộng, ao hồ, sông ngòi.
Theo các nhà khoa học, bao bì ni lông lẫn vào đất vào đất làm cản trở quá trình sinh trưởng của các loài thực vật bị nó bao quanh, cản trở sự phát triển của cỏ dẫn đến hiện tượng xói mòn ở các vùng đồi núi. Bao bì ni lông bị vứt xuống cống làm tắc các đường dẫn nước thải, làm tăng khả năng ngập lụt của các đô thị về mùa mưa. Sự tắc nghẽn hệ thống cống rãnh làm cho muỗi phát sinh, lây truyền dịch bệnh. Bao bì ni lông trôi ra biển làm chết các sinh vật khi chúng nuốt phải. Đặc biệt bao bì ni lông màu đựng thực phẩm làm ô nhiễm thực phẩm do chứa các kim loại như chì, ca-đi-mi gây tác hại cho não và là nguyên nhân gây ung thư phổi. Nguy hiểm nhất là khi các bao bì ni lông thải bỏ bị đốt, các khí độc thải ra đặc biệt là chất đi-ô-xin có thể gây ngộ độc, gây ngất, khó thở, nôn ra máu, ảnh hưởng đến các tuyến nội tiết, giảm khả năng miễn dịch, gây rối loạn chức năng, gây ung thư và các dị tật bẩm sinh cho trẻ sơ sinh.
Vì vậy chúng ta cần phải:
- Thay đổi thói quen sử dụng bao bì ni lông, cùng nhau giảm thiểu chất thải ni lông bằng cách giặt phơi khô để dùng lại.
- Không sử dụng bao bì ni lông khi không cần thiết.
- Sử dụng các túi đựng không phải bằng ni lông mà bằng giấy, lá, nhất là khi dùng để gói thực phẩm.
- Nói những hiểu biết của mình về tác hại của việc sử dụng bao bì ni lông cho gia đình, bè bạn, và mọi người trong cộng đồng để cùng nhau tìm ra giải pháp cho vấn đề sử dụng bảo vệ trước khi thải bỏ bao bì ni lông bởi mức gây ô nhiễm nghiêm trọng đối với môi trường.
Mọi người hãy cùng nhau quan tâm tới Trái Đất hơn nữa!
Hãy bảo vệ Trái Đất, ngôi nhà chung của chúng ta trước những nguy cơ gây ô nhiễm môi trường đang gia tăng.
Hãy cùng nhau hành động:
“MỘT NGÀY KHÔNG DÙNG BAO BÌ NI LÔNG”.
(Theo tài liệu của Sở Khoa học - Công nghệ Hà Nội)
Chọn từ ngữ thích hợp điền vào chỗ trống.
Thể loại của văn bản Thông tin về Ngày Trái Đất năm 2000 là .
(Kéo thả hoặc click vào để điền)
THÔNG TIN VỀ NGÀY TRÁI ĐẤT NĂM 2000
Ngày 22 tháng 4 hằng năm được gọi là Ngày Trái Đất do một tổ chức bảo vệ môi trường của Mĩ khởi xướng từ năm 1970. Từ đó đến nay đã có 141 nước trên thế giới tham gia tổ chức này, với quy mô và nội dung thiết thực về bảo vệ môi trường.
Ngày Trái Đất hằng năm được tổ chức theo những chủ đề liên quan đến những vấn đề môi trường nóng bỏng nhất của từng nước hoặc từng khu vực.
Năm 2000 là năm đầu tiên Việt Nam tham gia Ngày Trái Đất với chủ đề “Một ngày không dùng bao bì ni lông”.
Như chúng ta đã biết, việc sử dụng bao bì ni lông có thể gây nguy hại đối với môi trường bởi đặc tính không phân huỷ của pla-xtíc. Hiện nay ở Việt Nam mỗi ngày thải ra hàng triệu bao bì ni lông, một phần được thu gom, phần lớn bị vứt bừa bãi khắp nơi công cộng, ao hồ, sông ngòi.
Theo các nhà khoa học, bao bì ni lông lẫn vào đất vào đất làm cản trở quá trình sinh trưởng của các loài thực vật bị nó bao quanh, cản trở sự phát triển của cỏ dẫn đến hiện tượng xói mòn ở các vùng đồi núi. Bao bì ni lông bị vứt xuống cống làm tắc các đường dẫn nước thải, làm tăng khả năng ngập lụt của các đô thị về mùa mưa. Sự tắc nghẽn hệ thống cống rãnh làm cho muỗi phát sinh, lây truyền dịch bệnh. Bao bì ni lông trôi ra biển làm chết các sinh vật khi chúng nuốt phải. Đặc biệt bao bì ni lông màu đựng thực phẩm làm ô nhiễm thực phẩm do chứa các kim loại như chì, ca-đi-mi gây tác hại cho não và là nguyên nhân gây ung thư phổi. Nguy hiểm nhất là khi các bao bì ni lông thải bỏ bị đốt, các khí độc thải ra đặc biệt là chất đi-ô-xin có thể gây ngộ độc, gây ngất, khó thở, nôn ra máu, ảnh hưởng đến các tuyến nội tiết, giảm khả năng miễn dịch, gây rối loạn chức năng, gây ung thư và các dị tật bẩm sinh cho trẻ sơ sinh.
Vì vậy chúng ta cần phải:
- Thay đổi thói quen sử dụng bao bì ni lông, cùng nhau giảm thiểu chất thải ni lông bằng cách giặt phơi khô để dùng lại.
- Không sử dụng bao bì ni lông khi không cần thiết.
- Sử dụng các túi đựng không phải bằng ni lông mà bằng giấy, lá, nhất là khi dùng để gói thực phẩm.
- Nói những hiểu biết của mình về tác hại của việc sử dụng bao bì ni lông cho gia đình, bè bạn, và mọi người trong cộng đồng để cùng nhau tìm ra giải pháp cho vấn đề sử dụng bảo vệ trước khi thải bỏ bao bì ni lông bởi mức gây ô nhiễm nghiêm trọng đối với môi trường.
Mọi người hãy cùng nhau quan tâm tới Trái Đất hơn nữa!
Hãy bảo vệ Trái Đất, ngôi nhà chung của chúng ta trước những nguy cơ gây ô nhiễm môi trường đang gia tăng.
Hãy cùng nhau hành động:
“MỘT NGÀY KHÔNG DÙNG BAO BÌ NI LÔNG”.
(Theo tài liệu của Sở Khoa học - Công nghệ Hà Nội)
Điền vào chỗ trống.
Bố cục của văn bản Thông tin về Ngày Trái Đất năm 2000 gồm có phần.
Bạn có thể đánh giá bài học này ở đây