Bài học cùng chủ đề
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Tập làm thơ tám chữ và viết đoạn văn ghi lại cảm nhận về một bài thơ tám chữ SVIP
I. Tập làm một bài thơ tám chữ
Để làm một bài thơ tám chữ, chúng ta cần thực hiện quy trình 3 bước sau đây:
1. Trước khi viết
a. Lựa chọn đề tài
- Cuộc sống quanh ta muôn màu muôn sắc, gợi cho ta rất nhiều thi hứng. Em có thể chọn một đề tài đem lại cho mình nhiều cảm xúc nhất.
- Những đề tài gợi ý để em lựa chọn: thiên nhiên, quê hương, đất nước, thầy cô, bạn bè, mái trường,...
b. Lựa chọn hình ảnh biểu đạt cảm xúc
- Từ đề tài đã chọn, tìm chi tiết, hình ảnh để lại trong em ấn tượng sâu sắc nhất, gợi lên trong em nhiều rung động nhất, phù hợp với đề tài để gửi gắm tình cảm của mình. Ví dụ: em có thể chọn hình ảnh cánh rừng, dòng sông, bầu trời, ngọn núi,... nếu muốn viết về đề tài thiên nhiên; chọn hình ảnh lớp học, thầy cô, bạn bè... nếu muốn viết về đề tài mái trường,...
- Sau khi tìm được chi tiết, hình ảnh đặc sắc, hãy xác định tình cảm, cảm xúc của mình: yêu mến, nhớ thương, hạnh phúc, tự hào hay buồn, tiếc nuối, bâng khuâng... Chẳng hạn: nỗi buồn khi phải chia xa mái trường để nghỉ hè; những niềm vui bên thầy cô, bạn bè....
- Diễn tả dòng cảm xúc của em theo sự vận động của chi tiết, hình ảnh trong bài thơ. Sử dụng những từ ngữ phù hợp để biểu đạt chính xác nhất cảm xúc của em.
c. Gieo vần, ngắt nhịp
- Ngắt nhịp linh hoạt theo mạch cảm xúc và nội dung biểu đạt, vì vậy nhịp có thể tuân theo đặc điểm của thể thơ hoặc phá cách.
- Sử dụng vần chân; vần liền hoặc vần cách.
Ví dụ:
Tôi hôm nay/ sống trong lòng/ miền Bắc
Sờ lên ngực/ nghe trái tim/ thầm nhắc
Hai tiếng thiêng liêng/ hai tiếng miền Nam
Tôi nhỏ không nguôi/ ánh nắng màu vàng
Tôi quên sao được/ sắc trời xanh biếc
Tôi nhớ cả/ những người/ không quen biết.
(Tế Hanh, Nhớ con sông quê hương)
2. Viết
3. Chỉnh sửa
Sau khi viết, em cần chỉnh sửa để hoàn thiện bài thơ. Dựa trên những đặc trưng của thể thơ tám chữ, rà soát xem bài thơ đã đảm bảo được các yêu cầu đó hay chưa. Nếu chưa thì điều chỉnh. Em hãy xem xét bài thơ vừa làm trên những yêu cầu sau:
- Hình thức nghệ thuật:
+ Đảm bảo đúng số lượng tiếng trong mỗi câu thơ;
+ Gieo vẫn đúng quy định;
+ Nhịp thơ phù hợp với cảm xúc;
+ Có hình ảnh;
+ Sử dụng biện pháp tu từ.
- Nội dung:
+ Cảm xúc tự nhiên, dung dị;
+ Có chủ đề, thông điệp.
II. Viết đoạn văn ghi lại cảm nghĩ về một bài thơ tám chữ
1. Những yêu cầu đối với đoạn văn ghi lại cảm nghĩ về một bài thơ tám chữ
2. Phân tích bài viết tham khảo
- Tác giả đoạn văn nêu lên cảm nghĩ về nội dung của bài thơ qua câu văn: "Tình yêu ấy biểu hiện dung dị qua tình yêu tiếng Việt và ngân lên thành những lời ngợi ca ngôn ngữ dân tộc".
3. Cách viết đoạn văn ghi lại cảm nghĩ về một bài thơ tám chữ
* Trước khi viết:
- Lựa chọn bài thơ.
- Xác định mục đích viết: trình bày cảm nghị về một bài thơ tám chữ, qua đó giúp người đọc cảm nhận được cái hay, cái đẹp của bài thơ.
- Xác định đối tượng sẽ đọc bài viết: những người yêu thơ, mong muốn tìm hiểu về bài thơ; thầy cô; bạn bè; người thân;...
- Tìm ý:
+ Ghi lại đặc điểm của bài thơ trên những phương diện: vần thơ, nhịp thơ, nội dung, mạch cảm xúc, những hình ảnh độc đáo, từ ngữ, biện pháp tu từ đặc sắc, chủ đề, thông điệp của bài thơ,...
+ Ghi lại cảm nghĩ chung của em về bài thơ.
- Lập dàn ý:
Mở đoạn | - Giới thiệu bài thơ (nhan đề, tác giả). - Nêu ấn tượng chung về bài thơ. |
Thân đoạn | - Trình bày cảm nghĩ về nội dung (mạch cảm xúc, chủ đề, thông điệp,...) của bài thơ. - Nêu cảm nghĩ về những yếu tố nghệ thuật và tác dụng của chúng trong việc biểu đạt nội dung; nêu tác dụng của thể thơ tám chữ trong việc tạo nên nét đặc sắc của bài thơ. |
Kết đoạn | Khái quát cảm nghĩ về bài thơ. |
* Viết bài:
- Viết các câu văn phù hợp để triển khai những nội dung đã xác định trong dàn ý. Các câu cần hướng về chủ đề chung của đoạn để tạo sự mạch lạc cho đoạn văn.
- Sử dụng các từ ngữ diễn tả chân thực, chính xác cảm nghĩ về bài thơ; lưu ý sử dụng từ ngữ liên kết để đoạn văn được chặt chẽ.
* Chỉnh sửa bài viết:
- Sau khi hoàn thành bài viết, em hãy rà soát và chỉnh sửa theo những gợi ý dưới đây:
+ Phần Mở đoạn đã giới thiệu được tên bài thơ, tác giả và nêu ấn tượng, cảm nghĩ chung của em về bài thơ chưa? Bổ sung nếu còn thiếu.
+ Phần Thân đoạn đã sử dụng những từ ngữ biểu đạt cảm nghĩ về mạch cảm xúc, chủ đề, thông điệp và những yếu tố nghệ thuật đặc sắc của bài thơ hay chưa? Các câu có cùng hướng về một chủ đề và có các từ ngữ liên kết phù hợp hay không? Bổ sung hoặc điều chỉnh nếu chưa đáp ứng được yêu cầu.
+ Phần Kết đoạn đã nêu khái quát cảm nghĩ về bài thơ chưa? Nếu chưa đáp ứng được yêu cầu thì cần chỉnh sửa hoặc viết lại.
Bạn có thể đánh giá bài học này ở đây