Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Sự khác nhau cơ bản giữa kim loại và phi kim SVIP
I. Một số phi kim thường gặp trong đời sống
Carbon
Trong tự nhiên, đơn chất carbon tồn tại ở dạng kim cương, than chì (graphite) và carbon vô định hình.
- Kim cương cứng, trong suốt, không dẫn diện. Ứng dụng làm đồ trang sức, mũi khoan,...
- Than chì mềm, màu xám đen, dẫn diện. Ứng dụng làm điện cực, chất bôi trơn, ruột bút chì.
- Carbon vô định hình (than hoạt tính, than gỗ,...) xốp, màu đen. Ứng dụng trong sản xuất mặt nạ phòng độc, chất khử màu, khử mùi,...
Lưu huỳnh
Lưu huỳnh là chất rắn màu vàng, không tan trong nước. Ứng dụng trong sản xuất sulfuric acid; sản xuất dược phẩm, phẩm nhuộm, thuốc trừ sâu,...; lưu hóa cao su.
Chlorine
Chlorine là chất khí màu lục, mùi xốc, độc, ít tan trong nước, tan nhiều trong dung môi hữu cơ. Ứng dụng để khử trùng nước sinh hoạt; sản xuất nước Javel, chất tẩy rửa,...; tẩy trắng vải, bột giấy,...; sản xuất chất dẻo,...
II. Sự khác nhau cơ bản về một số tính chất giữa phi kim và kim loại
1. Tính chất vật lí
- Ở nhiệt độ thường, hầu kết kim loại tồn tại ở thể rắn còn phi kim có thể tồn tại ở cả ba thể (rắn, lỏng, khí).
- Khác với kim loại, hầu hết các nguyên tố phi kim thường không dẫn điện, dẫn nhiệt kém, có nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi thấp và không có ánh kim.
- Đa số phi kim có khối lượng riêng nhỏ.
2. Tính chất hóa học
Khả năng tạo ion dương và ion âm
Trong phản ứng hóa học, kim loại dễ nhường electron tạo thành ion dương, phi kim dễ nhận electron để tạo thành ion âm.
Ví dụ 1: Trong phản ứng sodium (natri) tác dụng với lưu huỳnh, Na cho 1 electron tạo ra ion dương (Na+), nguyên tử S nhận 2 electron tạo ra ion âm (S2-).
2Na + S → Na2S
Khả năng tạo oxide base và oxide acid
- Kim loại tác dụng với oxygen tạo thành oxide base.
Ví dụ 2:
2Mg + O2 \(\underrightarrow{t^o}\) MgO
- Phi kim tác dụng với oxygen tạo thành oxide acid.
Ví dụ 3:
S + O2 \(\underrightarrow{t^o}\) SO2
1. Carbon, lưu huỳnh và một số phi kim khác có nhiều ứng dụng quan trọng trong đời sống và sản xuất.
2. Hầu hết các nguyên tố phi kim không dẫn điện, dẫn nhiệt kém, không có ánh kim, có nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi thấp.
3. Khi tham gia phản ứng hóa học, các nguyên tử kim loại có xu hướng cho electron để tạo thành ion dương.
4. Khi tham gia phản ứng với kim loại, các nguyên tử phi kim thường có xu hướng nhận electron để tạo thành ion âm.
Bạn có thể đăng câu hỏi về bài học này ở đây