Bài học cùng chủ đề
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Sọ Dừa - Phần 3 SVIP
Lưu ý: Ở điểm dừng, nếu không thấy nút nộp bài, bạn hãy kéo thanh trượt xuống dưới.
Bạn phải xem đến hết Video thì mới được lưu thời gian xem.
Để đảm bảo tốc độ truyền video, OLM lưu trữ video trên youtube. Do vậy phụ huynh tạm thời không chặn youtube để con có thể xem được bài giảng.
Nội dung này là Video có điểm dừng: Xem video kết hợp với trả lời câu hỏi.
Nếu câu hỏi nào bị trả lời sai, bạn sẽ phải trả lời lại dạng bài đó đến khi nào đúng mới qua được điểm dừng.
Bạn không được phép tua video qua một điểm dừng chưa hoàn thành.
Dữ liệu luyện tập chỉ được lưu khi bạn qua mỗi điểm dừng.
Sọ Dừa
Hai vợ chồng nhà nọ đã nghèo lại hiếm, mãi về già mới được mụn con. Khốn thay, đứa con ấy lại dị hình dị dạng, lọt lòng mẹ chỉ là cục thịt đỏ hỏn, có mắt, có mũi, nhưng không có mình mẩy, tay chân. Người ta kể, người vợ vào rừng hái củi. Trời nắng to, bà ta khát nước quá, thấy một cái sọ dừa có đựng ít nước mưa. Không chần chừ, bà ta bưng lên uống. Thế rồi về nhà có mang.
Thấy con không ra hình người, bà ta buồn lắm, định vứt đi. Nhưng nghĩ lại cũng thương, dù sao cũng là khúc ruột dứt ra, bà ta cứ để nuôi, đặt tên là Sọ Dừa.
Lớn lên, Sọ Dừa vẫn không khác lúc nhỏ, cứ lăn lóc trong nhà, chẳng làm được việc gì. Một hôm bà mẹ than phiền:
- Con nhà người ta bằng ấy tuổi đầu đã đi ở chăn bò, lấy tiền về nuôi cha mẹ, còn mày thì chẳng được tích sự gì!
Sọ Dừa nói:
- Gì chứ chăn bò thì con cũng chăn được. Mẹ cứ xin phú ông cho con đến ở chăn bò vậy.
Bà mẹ đến xin phú ông, phú ông ngần ngại. Cả đàn bò giao cho thằng bé không ra người không ra ngợm ấy, chăn dắt làm sao? Nhưng mà nuôi nó thì được cái ít tốn cơm, công sá chẳng bao lăm, rẻ hơn đứa khác nhiều. Thôi cứ thử xem! Thế là Sọ Dừa đến ở.
Sọ Dừa chăn bò rất giỏi. Hằng ngày, hắn lăn sau đàn bò ra đồng, tối đến lại lăn sau đàn bò về chuồng. Bò con nào con nấy bụng no căng. Phú ông mừng lắm. Tiết nông nhàn, phú ông làm trại trên núi thả bò ăn cỏ, bảo Sọ Dừa ở lại trông, cơm nước có người đưa lên tận nơi. Phú ông có ba cô con gái thay phiên nhau đưa cơm cho Sọ Dừa. Hai cô chị xinh đẹp nhưng kiêu kì, thường hắt hủi Sọ Dừa, còn cô em út hiền lành, tính hay thương người, đối đãi với Sọ Dừa rất tử tế.
Một hôm, cô ta vừa mang cơm đến dưới chân đồi thì nghe tiếng sáo véo von. Cô ta lấy làm lạ, rón rén bước lên, nấp sau bụi cây, rình xem, thì thấy một chàng trai, mặt mũi khôi ngô, đang ngồi trên chiếc võng đào mắc vào hai cành cây, thổi sáo cho đàn bò gặm cỏ. Có tiếng động, chàng trai biến mất, chỉ thấy Sọ Dừa nằm lăn lóc ở đấy. Nhiều lần như thế. Cô gái biết Sọ Dừa không phải người phàm trần. Cô đem lòng yêu, có của ngon vật lạ đều giấu đem lên cho.
Cuối mùa ở, Sọ Dừa về, bảo mẹ đến hỏi con phú ông làm vợ. Bà mẹ hết sức sửng sốt, nhưng thấy con năn nỉ, cũng chiều lòng, đành kiếm buồng cau đến gặp phú ông. Phú ông cười mỉa:
- Ừ được! Muốn hỏi con gái tôi, hãy về sắm đủ mười mâm lụa đào, mười con lợn béo, mười vò rượu tăm và một chĩnh vàng cốm, đem sang đây làm lễ vấn danh.
Tưởng thách thế cho mẹ con Sọ Dừa bẽ mặt, không ngờ sáng hôm sau, Sọ Dừa mang lễ sang đầy đủ. Phú ông lúng túng, nhưng thấy của hoa mắt, mời gọi ba cô con gái lên hỏi xem ý con ra sao. Hai cô chị bĩu môi, nguýt Sọ Dừa một cái rõ dài, rồi đi vào. Cô em út e lệ, cúi mặt xuống, tỏ ý bằng lòng. Thế là thành đôi lứa.
Từ hôm cưới, Sọ Dừa không còn là Sọ Dừa nữa mà hiện thành một chàng trai lịch sự. Vợ chồng ăn ở với nhau rất đầm ấm. Không những thế, Sọ Dừa tỏ ra thông minh khác thường, ngày đêm miệt mài đèn sách, chờ khoa thi. Năm ấy, Sọ Dừa đỗ Trạng nguyên. Chẳng bao lâu, có chiếu nhà vua sai quan trạng đi sứ. Khi chia tay, quan trạng đưa cho vợ một hòn đá lửa, một con dao và hai quả trứng gà, dặn phải giắt luôn trong người phòng khi dùng đến.
Từ ngày cô em út lấy được chồng Trạng nguyên, hai cô chị sinh lòng ghen ghét, định tâm hại em để thay em làm bà trạng. Nhân quan trạng đi sứ vắng, hai cô chị sang chơi, rủ em chèo thuyền ra biển, rồi đẩy em rơi xuống nước. Một con cá kình nuốt chửng vào bụng. Sẵn có con dao, cô em đâm chết cá, xác cá nổi lềnh bềnh trên mặt biển rồi dạt vào một hòn đảo. Cô em lại lấy dao khoét bụng cá chui ra, lấy hai hòn đá đánh, bật lửa lên, rồi xẻo thịt cá nướng ăn, sống qua ngày, chờ có thuyền đi qua thì gọi vào cứu. Hai quả trứng cũng nở thành một đôi gà đẹp làm bạn với cô ta giữa cảnh đảo hoang vắng.
Một hôm có chiếc thuyền cắm cờ đuôi nheo lướt qua đảo. Con gà trống thấy, gáy to ba bốn lần:
O… o… o… o
Phải thuyền quan trạng rước cô tôi về.
Quan trạng cho thuyền vào xem. Vợ chồng gặp nhau, mừng mừng tủi tủi. Nghe vợ kể lại chuyện, quan trạng mới hay vợ mình gặp nạn thế ấy, và hai cô chị độc ác thế kia. Về nhà, quan trạng mở tiệc mừng, mời bà con đến chia vui, nhưng lại giấu vợ trong buồng không cho ra mắt. Hai cô chị không hay biết gì hết, khấp khởi mừng thầm, chắc chuyến này được thay em làm bà trạng. Hai cô chị tranh nhau kể chuyện cô em rủi ro rồi khóc nức nở ra chiều thương tiếc lắm. Quan trạng không nói gì. Tiệc xong, quan trạng cho gọi vợ ra. Hai người chị xấu hổ quá, lẻn ra về lúc nào không ai hay và từ đó bỏ đi biệt xứ.
(Trương Chính, Truyện cổ dân gian Việt Nam,
NXB Giáo dục, Hà Nội, 1983, tr.53-55)
Chi tiết nào sau đây có yếu tố tưởng tượng, kì ảo?
Sọ Dừa
Hai vợ chồng nhà nọ đã nghèo lại hiếm, mãi về già mới được mụn con. Khốn thay, đứa con ấy lại dị hình dị dạng, lọt lòng mẹ chỉ là cục thịt đỏ hỏn, có mắt, có mũi, nhưng không có mình mẩy, tay chân. Người ta kể, người vợ vào rừng hái củi. Trời nắng to, bà ta khát nước quá, thấy một cái sọ dừa có đựng ít nước mưa. Không chần chừ, bà ta bưng lên uống. Thế rồi về nhà có mang.
Thấy con không ra hình người, bà ta buồn lắm, định vứt đi. Nhưng nghĩ lại cũng thương, dù sao cũng là khúc ruột dứt ra, bà ta cứ để nuôi, đặt tên là Sọ Dừa.
Lớn lên, Sọ Dừa vẫn không khác lúc nhỏ, cứ lăn lóc trong nhà, chẳng làm được việc gì. Một hôm bà mẹ than phiền:
- Con nhà người ta bằng ấy tuổi đầu đã đi ở chăn bò, lấy tiền về nuôi cha mẹ, còn mày thì chẳng được tích sự gì!
Sọ Dừa nói:
- Gì chứ chăn bò thì con cũng chăn được. Mẹ cứ xin phú ông cho con đến ở chăn bò vậy.
Bà mẹ đến xin phú ông, phú ông ngần ngại. Cả đàn bò giao cho thằng bé không ra người không ra ngợm ấy, chăn dắt làm sao? Nhưng mà nuôi nó thì được cái ít tốn cơm, công sá chẳng bao lăm, rẻ hơn đứa khác nhiều. Thôi cứ thử xem! Thế là Sọ Dừa đến ở.
Sọ Dừa chăn bò rất giỏi. Hằng ngày, hắn lăn sau đàn bò ra đồng, tối đến lại lăn sau đàn bò về chuồng. Bò con nào con nấy bụng no căng. Phú ông mừng lắm. Tiết nông nhàn, phú ông làm trại trên núi thả bò ăn cỏ, bảo Sọ Dừa ở lại trông, cơm nước có người đưa lên tận nơi. Phú ông có ba cô con gái thay phiên nhau đưa cơm cho Sọ Dừa. Hai cô chị xinh đẹp nhưng kiêu kì, thường hắt hủi Sọ Dừa, còn cô em út hiền lành, tính hay thương người, đối đãi với Sọ Dừa rất tử tế.
Một hôm, cô ta vừa mang cơm đến dưới chân đồi thì nghe tiếng sáo véo von. Cô ta lấy làm lạ, rón rén bước lên, nấp sau bụi cây, rình xem, thì thấy một chàng trai, mặt mũi khôi ngô, đang ngồi trên chiếc võng đào mắc vào hai cành cây, thổi sáo cho đàn bò gặm cỏ. Có tiếng động, chàng trai biến mất, chỉ thấy Sọ Dừa nằm lăn lóc ở đấy. Nhiều lần như thế. Cô gái biết Sọ Dừa không phải người phàm trần. Cô đem lòng yêu, có của ngon vật lạ đều giấu đem lên cho.
Cuối mùa ở, Sọ Dừa về, bảo mẹ đến hỏi con phú ông làm vợ. Bà mẹ hết sức sửng sốt, nhưng thấy con năn nỉ, cũng chiều lòng, đành kiếm buồng cau đến gặp phú ông. Phú ông cười mỉa:
- Ừ được! Muốn hỏi con gái tôi, hãy về sắm đủ mười mâm lụa đào, mười con lợn béo, mười vò rượu tăm và một chĩnh vàng cốm, đem sang đây làm lễ vấn danh.
Tưởng thách thế cho mẹ con Sọ Dừa bẽ mặt, không ngờ sáng hôm sau, Sọ Dừa mang lễ sang đầy đủ. Phú ông lúng túng, nhưng thấy của hoa mắt, mời gọi ba cô con gái lên hỏi xem ý con ra sao. Hai cô chị bĩu môi, nguýt Sọ Dừa một cái rõ dài, rồi đi vào. Cô em út e lệ, cúi mặt xuống, tỏ ý bằng lòng. Thế là thành đôi lứa.
Từ hôm cưới, Sọ Dừa không còn là Sọ Dừa nữa mà hiện thành một chàng trai lịch sự. Vợ chồng ăn ở với nhau rất đầm ấm. Không những thế, Sọ Dừa tỏ ra thông minh khác thường, ngày đêm miệt mài đèn sách, chờ khoa thi. Năm ấy, Sọ Dừa đỗ Trạng nguyên. Chẳng bao lâu, có chiếu nhà vua sai quan trạng đi sứ. Khi chia tay, quan trạng đưa cho vợ một hòn đá lửa, một con dao và hai quả trứng gà, dặn phải giắt luôn trong người phòng khi dùng đến.
Từ ngày cô em út lấy được chồng Trạng nguyên, hai cô chị sinh lòng ghen ghét, định tâm hại em để thay em làm bà trạng. Nhân quan trạng đi sứ vắng, hai cô chị sang chơi, rủ em chèo thuyền ra biển, rồi đẩy em rơi xuống nước. Một con cá kình nuốt chửng vào bụng. Sẵn có con dao, cô em đâm chết cá, xác cá nổi lềnh bềnh trên mặt biển rồi dạt vào một hòn đảo. Cô em lại lấy dao khoét bụng cá chui ra, lấy hai hòn đá đánh, bật lửa lên, rồi xẻo thịt cá nướng ăn, sống qua ngày, chờ có thuyền đi qua thì gọi vào cứu. Hai quả trứng cũng nở thành một đôi gà đẹp làm bạn với cô ta giữa cảnh đảo hoang vắng.
Một hôm có chiếc thuyền cắm cờ đuôi nheo lướt qua đảo. Con gà trống thấy, gáy to ba bốn lần:
O… o… o… o
Phải thuyền quan trạng rước cô tôi về.
Quan trạng cho thuyền vào xem. Vợ chồng gặp nhau, mừng mừng tủi tủi. Nghe vợ kể lại chuyện, quan trạng mới hay vợ mình gặp nạn thế ấy, và hai cô chị độc ác thế kia. Về nhà, quan trạng mở tiệc mừng, mời bà con đến chia vui, nhưng lại giấu vợ trong buồng không cho ra mắt. Hai cô chị không hay biết gì hết, khấp khởi mừng thầm, chắc chuyến này được thay em làm bà trạng. Hai cô chị tranh nhau kể chuyện cô em rủi ro rồi khóc nức nở ra chiều thương tiếc lắm. Quan trạng không nói gì. Tiệc xong, quan trạng cho gọi vợ ra. Hai người chị xấu hổ quá, lẻn ra về lúc nào không ai hay và từ đó bỏ đi biệt xứ.
(Trương Chính, Truyện cổ dân gian Việt Nam,
NXB Giáo dục, Hà Nội, 1983, tr.53-55)
Yếu tố kì ảo có tác dụng gì với nhân vật chính của câu chuyện?
Yếu tố kì ảo giúp thể hiện bản chất
- xấu xí
- tốt đẹp
- bên ngoài
- bên trong
- phú ông
- quan huyện
Sọ Dừa
Hai vợ chồng nhà nọ đã nghèo lại hiếm, mãi về già mới được mụn con. Khốn thay, đứa con ấy lại dị hình dị dạng, lọt lòng mẹ chỉ là cục thịt đỏ hỏn, có mắt, có mũi, nhưng không có mình mẩy, tay chân. Người ta kể, người vợ vào rừng hái củi. Trời nắng to, bà ta khát nước quá, thấy một cái sọ dừa có đựng ít nước mưa. Không chần chừ, bà ta bưng lên uống. Thế rồi về nhà có mang.
Thấy con không ra hình người, bà ta buồn lắm, định vứt đi. Nhưng nghĩ lại cũng thương, dù sao cũng là khúc ruột dứt ra, bà ta cứ để nuôi, đặt tên là Sọ Dừa.
Lớn lên, Sọ Dừa vẫn không khác lúc nhỏ, cứ lăn lóc trong nhà, chẳng làm được việc gì. Một hôm bà mẹ than phiền:
- Con nhà người ta bằng ấy tuổi đầu đã đi ở chăn bò, lấy tiền về nuôi cha mẹ, còn mày thì chẳng được tích sự gì!
Sọ Dừa nói:
- Gì chứ chăn bò thì con cũng chăn được. Mẹ cứ xin phú ông cho con đến ở chăn bò vậy.
Bà mẹ đến xin phú ông, phú ông ngần ngại. Cả đàn bò giao cho thằng bé không ra người không ra ngợm ấy, chăn dắt làm sao? Nhưng mà nuôi nó thì được cái ít tốn cơm, công sá chẳng bao lăm, rẻ hơn đứa khác nhiều. Thôi cứ thử xem! Thế là Sọ Dừa đến ở.
Sọ Dừa chăn bò rất giỏi. Hằng ngày, hắn lăn sau đàn bò ra đồng, tối đến lại lăn sau đàn bò về chuồng. Bò con nào con nấy bụng no căng. Phú ông mừng lắm. Tiết nông nhàn, phú ông làm trại trên núi thả bò ăn cỏ, bảo Sọ Dừa ở lại trông, cơm nước có người đưa lên tận nơi. Phú ông có ba cô con gái thay phiên nhau đưa cơm cho Sọ Dừa. Hai cô chị xinh đẹp nhưng kiêu kì, thường hắt hủi Sọ Dừa, còn cô em út hiền lành, tính hay thương người, đối đãi với Sọ Dừa rất tử tế.
Một hôm, cô ta vừa mang cơm đến dưới chân đồi thì nghe tiếng sáo véo von. Cô ta lấy làm lạ, rón rén bước lên, nấp sau bụi cây, rình xem, thì thấy một chàng trai, mặt mũi khôi ngô, đang ngồi trên chiếc võng đào mắc vào hai cành cây, thổi sáo cho đàn bò gặm cỏ. Có tiếng động, chàng trai biến mất, chỉ thấy Sọ Dừa nằm lăn lóc ở đấy. Nhiều lần như thế. Cô gái biết Sọ Dừa không phải người phàm trần. Cô đem lòng yêu, có của ngon vật lạ đều giấu đem lên cho.
Cuối mùa ở, Sọ Dừa về, bảo mẹ đến hỏi con phú ông làm vợ. Bà mẹ hết sức sửng sốt, nhưng thấy con năn nỉ, cũng chiều lòng, đành kiếm buồng cau đến gặp phú ông. Phú ông cười mỉa:
- Ừ được! Muốn hỏi con gái tôi, hãy về sắm đủ mười mâm lụa đào, mười con lợn béo, mười vò rượu tăm và một chĩnh vàng cốm, đem sang đây làm lễ vấn danh.
Tưởng thách thế cho mẹ con Sọ Dừa bẽ mặt, không ngờ sáng hôm sau, Sọ Dừa mang lễ sang đầy đủ. Phú ông lúng túng, nhưng thấy của hoa mắt, mời gọi ba cô con gái lên hỏi xem ý con ra sao. Hai cô chị bĩu môi, nguýt Sọ Dừa một cái rõ dài, rồi đi vào. Cô em út e lệ, cúi mặt xuống, tỏ ý bằng lòng. Thế là thành đôi lứa.
Từ hôm cưới, Sọ Dừa không còn là Sọ Dừa nữa mà hiện thành một chàng trai lịch sự. Vợ chồng ăn ở với nhau rất đầm ấm. Không những thế, Sọ Dừa tỏ ra thông minh khác thường, ngày đêm miệt mài đèn sách, chờ khoa thi. Năm ấy, Sọ Dừa đỗ Trạng nguyên. Chẳng bao lâu, có chiếu nhà vua sai quan trạng đi sứ. Khi chia tay, quan trạng đưa cho vợ một hòn đá lửa, một con dao và hai quả trứng gà, dặn phải giắt luôn trong người phòng khi dùng đến.
Từ ngày cô em út lấy được chồng Trạng nguyên, hai cô chị sinh lòng ghen ghét, định tâm hại em để thay em làm bà trạng. Nhân quan trạng đi sứ vắng, hai cô chị sang chơi, rủ em chèo thuyền ra biển, rồi đẩy em rơi xuống nước. Một con cá kình nuốt chửng vào bụng. Sẵn có con dao, cô em đâm chết cá, xác cá nổi lềnh bềnh trên mặt biển rồi dạt vào một hòn đảo. Cô em lại lấy dao khoét bụng cá chui ra, lấy hai hòn đá đánh, bật lửa lên, rồi xẻo thịt cá nướng ăn, sống qua ngày, chờ có thuyền đi qua thì gọi vào cứu. Hai quả trứng cũng nở thành một đôi gà đẹp làm bạn với cô ta giữa cảnh đảo hoang vắng.
Một hôm có chiếc thuyền cắm cờ đuôi nheo lướt qua đảo. Con gà trống thấy, gáy to ba bốn lần:
O… o… o… o
Phải thuyền quan trạng rước cô tôi về.
Quan trạng cho thuyền vào xem. Vợ chồng gặp nhau, mừng mừng tủi tủi. Nghe vợ kể lại chuyện, quan trạng mới hay vợ mình gặp nạn thế ấy, và hai cô chị độc ác thế kia. Về nhà, quan trạng mở tiệc mừng, mời bà con đến chia vui, nhưng lại giấu vợ trong buồng không cho ra mắt. Hai cô chị không hay biết gì hết, khấp khởi mừng thầm, chắc chuyến này được thay em làm bà trạng. Hai cô chị tranh nhau kể chuyện cô em rủi ro rồi khóc nức nở ra chiều thương tiếc lắm. Quan trạng không nói gì. Tiệc xong, quan trạng cho gọi vợ ra. Hai người chị xấu hổ quá, lẻn ra về lúc nào không ai hay và từ đó bỏ đi biệt xứ.
(Trương Chính, Truyện cổ dân gian Việt Nam,
NXB Giáo dục, Hà Nội, 1983, tr.53-55)
Qua truyện cổ tích Sọ Dừa, nhân dân lao động gửi gắm ước mơ nào sau đây? (Chọn 2 đáp án)
Văn bản dưới đây là được tạo ra tự động từ nhận diện giọng nói trong video nên có thể có lỗi
- cô gửi lời chào thân mến và cảm ơn tất
- cả các em đã cùng quay trở lại khóa học
- Ngữ văn lớp 6 của trang web olm.vn
- cô trò chúng ta đang cùng nhau tìm hiểu
- văn bản Sọ Dừa trong chủ điểm thế giới
- cổ tích đến với bài giảng Cuối cùng
- chúng ta sẽ chú ý đến hai nội dung còn
- lại là sức hấp dẫn của các yếu tố kỳ ảo
- trong câu chuyện và ước mơ mà tác giả
- dân gian gửi gắm qua phần kết thúc
- truyện trước hết Nói đến sức hấp dẫn của
- các yếu tố kỳ ảo trong câu chuyện này
- em hãy tương tác với olm trong câu hỏi
- sau
- để khẳng định sức hấp dẫn của các yếu tố
- kỳ ảo trong câu chuyện chúng ta sẽ phải
- kể ra một số chi tiết Kỳ Ảo gắn liền với
- nhân vật Sọ Dừa
- những chi tiết Kỳ Ảo gắn liền với nhân
- vật Sọ Dừa trước hết phải kể đến đó là
- sự ra đời của Sọ Dừa nhân vật này không
- sinh ra một cách bình thường mà bà mẹ do
- uống nước mưa trong cái Sọ Dừa mà có
- mang đẻ ra một cục thịt đỏ hòn chỉ có
- mắt mũi không có mình mẩy tay chân khi
- lớn lên chi tiết Kỳ Ảo được thể hiện ở
- chỗ Sọ Dừa đi chăn bò thì sẽ lăn sau Đàn
- bò ra đồng Tối đến lại lăn sau Đàn bò vì
- chuồng cũng là khi đi chăn bò lúc vắng
- người Sọ Dừa sẽ biến thành chàng trai
- mặt mũi khôi ngô ngồi võng đào thổi sáo
- cho đàn bò gặm cỏ
- chi tiết kỳ ảo còn phải kể đến khi Sọ
- Dừa sắm các sính lễ để mẹ có thể đi hỏi
- trẻ con của Phú ông làm vợ cho Sọ Dừa
- nhà vốn nghèo nhưng Sọ Dừa lại có đầy đủ
- lễ vật theo yêu cầu của Phú ông chúng ta
- cũng thấy từ hôm cưới Sọ Dừa không còn
- là Sọ Dừa nữa mà hiện thành một chàng
- trai lịch sự Thư Sinh
- Cuối cùng khi chia tay vợ để đi sứ quan
- trạng Sọ Dừa giao cho vợ một hòn đá lửa
- một con dao và hai quả trứng gà sau này
- tất cả những vật đó đều giúp cho vợ Sọ
- Dừa phòng thân rất hiệu quả đó là những
- chi tiết Kỳ Ảo gắn liền với nhân vật Sọ
- Dừa Ngoài ra trong truyện còn có một số
- chi tiết Kỳ Ảo khác em thấy được cô em
- út bị hai chị đẩy xuống biển bị cá kình
- nuốt vào bụng nhưng cô em ấy đã dùng dao
- đâm chết Cá chờ khi cá trôi dạt vào một
- hòn đảo mới sạch bụng cá để chui ra Hoặc
- có thể kể đến chi tiết kỳ ảo đó là con
- gà biết gáy thành tiếng người như một
- lời thơ để gọi quan trọng
- o o o
- phải thuyền quan trạng rước cô tôi về từ
- việc chỉ ra các yếu tố Kỳ Ảo này theo em
- yếu tố kỳ ảo có tác dụng gì với nhân vật
- chính của câu chuyện này
- nhân vật chính của truyện chính là Sọ
- Dừa và chúng ta thấy được yếu tố kỳ ảo
- có tác dụng giúp thể hiện những phẩm
- chất tốt đẹp của Sọ Dừa ẩn trong vẻ xấu
- xí bên ngoài giúp cho cuộc đời của Sọ
- Dừa tiến lên một trang mới
- Sọ Dừa chăn bò giỏi sẽ gặp được con gái
- của Phú ông và cưới làm vợ
- ngoài tác dụng đối với nhân vật chính
- yếu tố kỳ ảo còn góp phần thể hiện tư
- tưởng chủ đề của truyện cổ tích này đó
- là thể hiện ước mơ của nhân dân về những
- người hiền lành lương thiện sẽ gặp được
- những điều tốt đẹp trong cuộc sống như
- bố mẹ của Sọ Dừa hiếm muộn nhưng hiền
- lành chịu khó thì cũng đã có con hay là
- Sọ Dừa dù hình dạng xấu xí nhưng lấy
- được người vợ hiền lành nhân hậu vợ Sọ
- Dừa thì cũng đã thoát khỏi hoạn nạn
- ngoài ra các yếu tố kỳ ảo còn giúp cho
- câu chuyện trở nên hấp dẫn và gây hứng
- thú cho người đọc
- Cuối cùng
- chúng ta sẽ đến với phương diện nội dung
- của câu chuyện đó là ước mơ của tác giả
- dân gian được thể hiện qua phần kết thúc
- truyện qua truyện cổ tích Sọ Dừa nhân
- dân lao động gửi gắm ước mơ nào sau đây
- qua truyện cổ tích Sọ Dừa người lao động
- muốn thể hiện những ước mơ đầu tiên đó
- là ước mơ về thành quả lao động phải có
- lao động mới có hạnh phúc không thể như
- đâu chỉ chỉ dè Bỉu khinh thường hay là
- tìm cách hãm hại người khác mà lại mong
- chờ có được hạnh phúc ước mơ thứ hai đó
- là ước mơ về sự đổi đời của những người
- có phẩm chất tốt đẹp cao quý
- Sọ Dừa từ nhân vật xấu xí thấp kém cuối
- cùng trở thành một người khôi ngô tài
- giỏi trở thành quan trọng và được hưởng
- hạnh phúc
- trong câu chuyện này chúng ta cũng thấy
- tác giả dân gian gửi gắm ước mơ về sự
- công bằng công lý xã hội Đó là người
- thông minh tài giỏi chân thành sẽ được
- hưởng hạnh phúc còn người độc ác tham
- lam dối trá sẽ bị trừng trị thích đáng ở
- phần kết của truyện em thấy khi về nhà
- quan trọng mở tiệc mừng mời mọi người
- đến chung vui nhưng Giấu vợ ở trong
- buồng không cho ra mắt vì tưởng em đã
- chết thật hai cô chị giả vờ kỷ lỷ khóc
- lóc trước mặt quan trọng nhưng khi quan
- trạng gọi vợ ra
- đối mặt hai cô chị bị bất ngờ xấu hổ
- không biết trốn vào đâu Việc làm này của
- quan trạng khiến hai cô chị lộ rõ bộ mặt
- giả dối và độc ác của mình chuyện cổ
- tích thường sẽ kết thúc có hậu để thể
- hiện triết lý của dân gian ở hiền gặp
- lành ác giả ác báo sau khi được vợ kể
- cho hết sự tình quan trọng có những hành
- xử như vậy khiến cho hai người chị xấu
- hổ quá Lẻn ra về lúc nào không ai hay và
- từ đó bỏ đi biệt xứ phần kết của chuyện
- đã hoàn thành chức năng phần Kết Của Một
- Chuyện cổ tích Đó là có được những trừng
- phạt hoàn toàn thỏa đáng kể gây ra điều
- ác sẽ thấy được Tội Lỗi của mình ở phần
- kết của chuyện này sự trừng phạt không
- tàn khốc Dù sao cô út cũng không chết
- như ý đồ của hai người chị để cho hai
- người ấy tự thấy xấu hổ mà bỏ đi biệt xứ
- là một hình phạt hợp lý chuyện khép lại
- bằng hạnh phúc trọn vẹn của vợ chồng Sọ
- Dừa làm người sáng lên gương mặt của con
- người Chính Nghĩa
- cũng là ước mơ của nhân dân về một sự
- đổi đời một sự đổi thay số phận trong xã
- hội cũ và sau hết đó còn là sự đề cao
- con người theo một tinh thần nhân đạo
- cao cả
- các em thân mến như thế truyện cổ tích
- Sọ Dừa là truyện cổ tích về người mang
- nốt vật kiểu nhân vật khá phổ biến trong
- kho tàng cổ tích Việt Nam và thế giới
- [âm nhạc]
- sau tất cả những biến cố Cuối cùng chúng
- ta cũng thấy nhân vật được sống hạnh
- phúc Truyện có nhiều chi tiết nhiều sự
- việc bất ngờ hấp dẫn từ đầu đến cuối gây
- hứng thú cho người nghe người đọc và
- video bài giảng này cũng đã kết thúc
- phần thực hành đọc liên quan đến văn bản
- Sọ Dừa của chúng ta cô chân thành cảm ơn
- các em đã chú ý theo dõi Hẹn gặp lại tất
- cả các em trong những bài giảng tiếp
- theo trên trang web olm.vn
Bạn có thể đăng câu hỏi về bài học này ở đây