Bài học cùng chủ đề
- Bài 1: Cậu bé gặt gió
- Bài 2: Kì lạ thế giới thực vật ở Nam Mỹ
- Phiếu bài tập tuần 28
- Bài 3: Từ Cu-ba
- Bài 4: Thảo nguyên bao la
- Phiếu bài tập tuần 29
- Bài 5: Biển và rừng cây dưới lòng đất
- Bài 6: Một biểu tượng của Ô-xtrây-li-a
- Phiếu bài tập tuần 30
- Bài 7: Rừng mơ
- Bài 8: Kì diệu Ma-rốc
- Phiếu bài tập tuần 31
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Phiếu bài tập tuần 28 SVIP
Yêu cầu đăng nhập!
Bạn chưa đăng nhập. Hãy đăng nhập để làm bài thi tại đây!
Nụ cười Ga-ga-rin
Ngày 14-4-1961, báo chí tất cả các nước đều đưa tin: “Con người đã bay vào vũ trụ”. Người đầu tiên thực hiện chuyến bay ấy hai ngày trước trên con tàu Phương Đông 1 của Liên Xô là phi công vũ trụ Ga-ga-rin.
Tin tức về chuyến bay chấn động toàn thế giới. Ở Mát-xcơ-va đã diễn ra một cuộc diễu hành tự phát dài 10 ki-lô-mét xuyên thành phố với sự tham gia của hàng triệu người dân mừng sự kiện này.
Ga-ga-rin sinh ra trong một ra đình nhà nông ở miền tây nước Nga. Làng quê của ông bị phát xít Đức xâm chiếm khi ông mới là cậu bé lên bảy. Gia đình ông bị đuổi khỏi nhà và phải sống trong một túp lều đắp bằng bùn. Chiến tranh kết thúc, Ga-ga-rin vừa đi học vừa làm trong một xưởng đúc. Có một chi tiết thú vị là khi tên lửa chuẩn bị xuất phát, nhà du hành vũ trụ xuất thân thợ đúc đã buông một câu nói mộc mạc không theo nghi thức vào máy bộ đàm: “Đi thôi!”
Ga-ga-rin là một nhân vật đầy sức cuốn hút , với gương mặt luôn nở nụ cười. Người ta từng nói rằng nụ cười của Ga-ga-rin có thể làm tan chảy những trái tim sắt đá nhất. Sức hút và nụ cười dễ mến của ông đã nhanh chóng chinh phục mọi người. Những lời mời dành cho nhà du hành vũ trụ đầu tiên bay đến từ khắp nơi trên thế giới. Ông đã đến trụ sở Liên hợp quốc ở Niu Y-oóc (Mỹ) và thăm hàng chục nước.
Ở Anh, có một khoảnh khắc khá nổi tiếng khi ông đến thành phố Man-che-xtơ. Bất chấp trời mưa, ông vẫn đứng trong chiếc xe mui trần để vẫy chào công chúng. Ông giải thích điều đó với lí lẽ thật giản dị: “Mọi người đến đây để nhìn thấy tôi mà”.
Theo Xti-vân Đao-linh (Thảo Minh dịch)
Đọc bài và trả lời các câu hỏi:
Ngày 14-4-1961, báo chí tất cả các nước đã đưa tin gì?
Người đầu tiên bay vào vũ trụ là ai?
Sau khi tin tức Ga-ga-rin bay vào vũ trụ có mặt trên khắp các mặt báo, sự kiện nào đã diễn ra?
Cuộc diễu hành tự phát của hàng triệu người ở Mát-xcơ-va thể hiện điều gì?
Ga-ga-rin đã gặp biến cố gì khi còn bé?
Trước khi trở thành một nhà du hành vũ trụ nổi tiếng, Ga-ga-rin làm công việc gì?
Đoạn văn thứ ba cho thấy Ga-ga-rin là người thế nào?
Điều gì ở Ga-ga-rin có thể làm tan chảy những trái tim sắt đá nhất?
Hình ảnh Ga-ga-rin bất chấp trời mưa, đứng trên xe mui trần vẫy chào công chúng nói lên điều gì về ông?
Dấu ngoặc kép trong trường hợp sau có tác dụng gì?
"Chiếc đèn ông sao" là ca khúc thường được các bạn nhỏ trình diễn trong ngày Trung thu.
Dòng nào có cách đặt dấu ngoặc kép đúng?
Bài văn miêu tả con vật thường có mấy phần?
Ở xóm em, các bạn nhỏ thường ngân nga bài thơ:
Con trâu đen lông mượt
Cái sừng nó vênh vênh
Nó cao lớn lênh khênh
Chân đi như đập đất.
Ở vùng quê, người dân chủ yếu sinh sống bằng nghề làm nông. Vì thế, không ai là xa lạ với hình ảnh của những chú trâu ngoài đồng.
Đoạn văn trên thuộc phần nào trong bài văn miêu tả con vật?
Từ nào sau đây có thể sử dụng để thể hiện tình cảm của người viết dành cho con vật trong bài văn miêu tả?
Vì sao con người không nên chặt phá rừng? (Chọn 2 đáp án)