Bài học cùng chủ đề
- Bài 9: Sự tích Con Rồng cháu Tiên
- Bài 10: Cảm xúc Trường Sa
- Phiếu bài tập tuần 23
- Bài 11: Sáng tháng Năm
- Bài 12: Chàng trai làng Phù Ủng
- Phiếu bài tập tuần 24
- Bài 13: Vườn của ông tôi
- Bài 14: Trong lời mẹ hát
- Phiếu bài tập tuần 25
- Bài 15: Người thầy đầu tiên của bố tôi
- Bài 16: Ngựa biên phòng
- Phiếu bài tập tuần 26
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Phiếu bài tập tuần 24 SVIP
Yêu cầu đăng nhập!
Bạn chưa đăng nhập. Hãy đăng nhập để làm bài thi tại đây!
Người ăn xin
Lúc ấy, tôi đang đi trên phố. Một người ăn xin già lọm khọm đứng ngay trước mặt tôi.
Đôi mắt ông lão đỏ đọc và giàn giụa nước mắt. Đôi môi tái nhợt, áo quần tả tơi thảm hại... Chao ôi! Cảnh nghèo đói đã gặm nát con người đau khổ kia thành xấu xí biết nhường nào!
Ông già chìa trước mặt tôi bàn tay sưng húp, bẩn thỉu. Ông rên rỉ cầu xin cứu giúp.
Tôi lục tìm hết túi nọ túi kia, không có tiền, không có đồng hồ, không có cả một chiếc khăn tay. Trên người tôi chẳng có tài sản gì.
Người ăn xin vẫn đợi tôi. Tay vẫn chìa ra, run lẩy bẩy.
Tôi chẳng biết làm cách nào. Tôi nắm chặt lấy bàn tay run rẩy kia:
- Ông đừng giận cháu, cháu không có gì để cho ông cả.
Người ăn xin nhìn tôi chằm chằm bằng đôi mắt ướt đẫm. Đôi môi tái nhợt nở nụ cười và tay ông cũng xiết lấy tay tôi:
- Cháu ơi, cảm ơn cháu! Như vậy là cháu đã cho lão rồi. - Ông lão nói bằng giọng khản đặc.
Khi ấy, tôi chợt hiểu rằng: cả tôi nữa, tôi cũng vừa nhận được chút gì của ông lão.
(Theo Tuốc-ghê-nhép)
--------------
Chú thích:
Đỏ đọc: rất đỏ, như có pha sắc máu.
Đọc câu chuyện trên và trả lời các câu hỏi.
Chi tiết nào không miêu tả ông lão ăn xin?
"Lọm khọm" là gì?
Khi ông lão ăn xin rên rỉ cầu xin cứu giúp, bạn nhỏ đã làm gì?
Hành động và lời nói ân cần của bạn nhỏ đã chứng minh bạn dành cho ông lão tình cảm như thế nào?
Bạn nhỏ không có gì cho ông lão nhưng ông lại nói "Như vậy là cháu đã cho lão rồi.". Bạn nhỏ đã cho ông lão những gì? (Chọn 2 đáp án)
Lên rẫy
Em cùng mế lên rẫy
Gùi đung đưa, đung đưa
Con chó vàng quấn quýt
Theo bước chân nô đùa.
Kìa Mặt Trời mới ló
Trên đầu chị tre xanh
Sương giăng đèn ngọn cỏ
Tia nắng chuyền long lanh.
Bao nhiêu ngày chăm học
Mong đợi đến cuối tuần
Được giúp mế làm rẫy
Xôn xao hoài bước chân.
Rẫy nhà em đẹp lắm
Bắp trổ cờ non xanh
Lúa làm duyên con gái
Suối lượn lờ vây quanh...
ĐỖ TOÀN DIỆN
Đọc bài thơ trên và trả lời các câu hỏi.
Bạn nhỏ lên rẫy cùng ai?
Hai mẹ con bạn nhỏ lên rẫy vào lúc nào?
Con vật nào theo bạn nhỏ lên rẫy?
Khổ thơ thứ ba có nội dung chính là gì?
Chọn từ ngữ thích hợp để điền vào chỗ trống.
Bài thơ là lời của một bạn nhỏ kể về việc được cùng mẹ để mẹ, qua đó miêu tả của quê hương và thể hiện tình yêu, sự với quê hương mình.
(Kéo thả hoặc click vào để điền)
Câu nào có trạng ngữ?
Chọn thành phần phụ của câu.
Bấm chọn 2 trạng ngữ trong đoạn văn sau.
Ngoài đồng, một mùi hương quen thuộc bay đến. À! Đúng rồi! Đó là mùi lúa chín. Cái mùi lúa chín sao mà đặc biệt đến vậy! Năm nay, tôi trở về quê nhà, hít hà cái mùi hương ấy cho căng đầy lồng ngực.
(Theo Võ Trung)
Trạng ngữ trong câu "Đêm đêm, tiếng dế mèn kêu lên khiến không gian bớt đi sự tĩnh mịch." bổ sung thông tin gì cho câu?
Trạng ngữ trong câu "Vào mùa hè, gia đình em thường đi du lịch." bổ sung thông tin gì cho câu?