Bài học cùng chủ đề
- Tri thức ngữ văn: Văn bản nghị luận
- Văn bản: Hiền tài là nguyên khí của quốc gia
- Văn bản: Yêu và đồng cảm
- Văn bản: Chữ bầu lên nhà thơ
- Dàn ý cho bài luận thuyết phục người khác từ bỏ thói quen dựa dẫm
- Thực hành tiếng Việt: Lỗi về mạch lạc và liên kết trong đoạn văn, văn bản: Dấu hiệu nhận biết và cách chỉnh sửa
- Phiếu bài tập tổng hợp - Đề số 1
- Phiếu bài tập tổng hợp - Đề số 2
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Phiếu bài tập tổng hợp - Đề số 2 SVIP
Yêu cầu đăng nhập!
Bạn chưa đăng nhập. Hãy đăng nhập để làm bài thi tại đây!
Hẳn chúng ta đã từng nghe nói: "Của ai tai nấy", "Bò ăn mạ có dạ bò chịu", "Công ai nấy nhớ tội ai nấy chịu", "Ai đội mũ lệch xấu mặt người nấy", "Phải ai nấy chịu", "Có gan ăn cắp có gan chịu đòn"… Nhưng giả sử một ngày đẹp trời nào đó, tinh thần trách nhiệm của loài người bị mất đi, hãy hình dung một viễn cảnh tương lai của xã hội: Con người không biết mình sống để làm gì. Sống lang thang, bơ vơ, vô định. Đáng tiếc lúc đó không còn là sống mà chỉ là tồn tại. Con người sẽ vui chơi ăn uống vô độ, hủy hoại sức khỏe bản thân. Con người sẽ chây lười, chẳng làm gì để giữ gìn bản thân. Thiếu tính trách nhiệm, con người đánh mất chính mình.
[…]
Vậy vì sao ta thiếu trách nhiệm?
Trách nhiệm đồng nghĩa với nguy cơ mình bị tổn thất một điều gì đó. Nếu nói dối, làm sai, gây hại… thì khi nhận trách nhiệm về mình, bạn sẽ bị tổn thất danh dự, tổn thất thời gian khắc phục, tổn thất niềm tin, mất chức, phải bồi thường hoặc chịu một hình phạt nào đó.
Voltaire - nhà văn nổi tiếng người Pháp từng nói: "Chẳng có bông tuyết nào cảm thấy có trách nhiệm khi trận lở tuyết xảy ra". Không ai muốn mình phải tổn thất, vì thế nhu cầu an toàn trong mỗi con người khiến họ tìm cách trốn tránh trách nhiệm cá nhân và đùn đẩy nó cho người khác mà tốt nhất là cho tập thể. Vì tập thể sai thì có nghĩa là không ai sai cả, hoặc cái sai đó sẽ được chan đều và tất nhiên trách nhiệm của mình sẽ nhẹ đi đáng kể.
Tôi phạm luật vì ai cũng làm như thế cả, tôi không làm thì sẽ bị thua thiệt. Tôi không có mục đích sống vì chẳng ai cho tôi mục đích. Tôi bị cám dỗ vì xã hội có quá nhiều thứ xấu xa. Tôi học tệ vì thầy cô, vì tôi không đủ điều kiện. Tôi vượt đèn đỏ vì hoàn cảnh bắt buộc. Tôi xấu xa thế này là bởi gia đình….
(Trích Sống trách nhiệm - Nguyễn Hoàng Khắc Hiếu)
Đọc văn bản và trả lời câu hỏi.
Trong các câu sau, đâu không phải là thành ngữ, tục ngữ?
Em hiểu như thế nào về nội dung ý kiến: "Chẳng có bông tuyết nào cảm thấy có trách nhiệm khi trận lở tuyết xảy ra".
Dòng nào sau đây nêu đúng nhất nội dung của đoạn trích?
Câu văn nào sau đây có yếu tố biểu cảm? (Chọn 2 đáp án)
Dòng nào dưới đây là luận đề của đoạn trích?
Tác giả cho rằng khi thiếu tính thiếu trách nhiệm thì "lúc đó không còn là sống mà chỉ là tồn tại". Em hiểu ý kiến đó như thế nào? (Chọn 2 đáp án)
Văn bản sử dụng phương thức biểu đạt chính là
Ý nào không được tác giả nói đến khi bàn về nguyên nhân của việc thiếu trách nhiệm
Việc đưa dẫn chứng sau trong đoạn trích: Hẳn chúng ta đã từng nghe nói: "Của ai tai nấy", "Bò ăn mạ có dạ bò chịu", "Công ai nấy nhớ tội ai nấy chịu", "Ai đội mũ lệch xấu mặt người nấy", "Phải ai nấy chịu", "Có gan ăn cắp có gan chịu đòn"… không có tac dụng nào sau đây?
Viết một bài văn ngắn (khoảng 500 chữ) khuyên người khác từ bỏ thói quen bình luận ác ý trên mạng xã hội.