Bài học cùng chủ đề
- Bài 25: Tiếng đàn ba-la-lai-ca trên sông Đà
- Bài 26: Trí tưởng tượng phong phú
- Phiếu bài tập cuối tuần 14
- Bài 27: Tranh làng Hồ
- Bài 28: Tập hát quan họ
- Phiếu bài tập cuối tuần 15
- Bài 29: Phim hoạt hình Chú ốc sên bay
- Bài 30: Nghệ thuật múa ba lê
- Phiếu bài tập cuối tuần 16
- Bài 31: Một ngôi chùa độc đáo
- Bài 32: Sự tích chú Tễu
- Phiếu bài tập cuối tuần 17
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Phiếu bài tập cuối tuần 16 SVIP
Yêu cầu đăng nhập!
Bạn chưa đăng nhập. Hãy đăng nhập để làm bài thi tại đây!
Đọc bài và trả lời các câu hỏi.
CÔNG NHÂN SỬA ĐƯỜNG
Bác Tâm, mẹ của Thư đang chăm chú làm việc. Bác đi một đôi găng tay bằng vải rất dày. Vì thế, tay bác y như tay một người khổng lồ. Bác đội nón khăn trùm gần kín mặt, chỉ để hở mỗi cái mũi và đôi mắt. Tay phải bác cầm một chiếc búa. Tay trái bác xếp rất khéo léo những viên đá bọc nhựa đường đen nhánh vào chỗ trũng. Bác đập búa đều đều vào những viên đá để chúng ken chắc vào nhau. Hai tay bác đưa lên, hạ xuống nhịp nhàng. Dường như bác đang làm một việc gì đấy rất nhẹ nhàng chứ không phải là việc vá đường vất vả kia. Chỉ có mảnh áo ướt đẫm mồ hôi ở lưng bác là cứ loang ra mãi…
Mảnh đường hình chữ nhật đen nhánh hiện lên, thay thế cho những cái ổ gà quái ác lúc trước. Thư say sưa ngắm miếng vá hình chữ nhật, thơm nồng mùi nhựa đường hăng hắc ấy rồi ôm cổ mẹ:
– Đẹp quá! Mẹ vá đường cũng như vá áo ấy!
Bác Tâm đứng lên vươn vai mấy cái liền. Bác nheo mắt nhìn mặt đường. Nắng chói chang. Một nụ cười làm rạng rỡ khuôn mặt bác.
(Theo Nguyễn Thị Xuyến)
Đối tượng chính được miêu tả trong bài là ai?
Bác Tâm và Thư có quan hệ gì?
Vì sao tay bác Tâm "y như một người khổng lồ"?
Hình ảnh "mảnh áo ướt đẫm mồ hôi" cho thấy điều gì về bác Tâm?
Hình ảnh miếng vá đường được miêu tả như thế nào?
Thư cho rằng bác Tâm vá đường như thế nào?
Bài đọc muốn ca ngợi phẩm chất gì của bác Tâm?
Kết từ trong câu "Trường của em là Trường Tiểu học Võ Thị Sáu." là từ nào?
Kết từ trong câu "Cậu thích ăn xôi hay bánh mì." là từ nào?
Câu nào có chứa kết từ biểu thị quan hệ sở hữu?
Chọn kết từ thích hợp điền vào chỗ trống.
không sinh ra ở đây cậu vẫn rất yêu nơi này.
Chọn kết từ thích hợp điền vào chỗ trống.
thời tiết thuận lợi người dân có vụ mùa bội thu.
Cặp kết từ nào biểu thị quan hệ tăng tiến?
Câu nào chứa cặp kết từ biểu thị quan hệ điều kiện - kết quả?
Chọn kết từ thích hợp điền vào chỗ trống.
Cô giáo của em là một người rất nhiệt huyết yêu nghề.