Bài học cùng chủ đề
- Bài 25: Tiếng đàn ba-la-lai-ca trên sông Đà
- Bài 26: Trí tưởng tượng phong phú
- Phiếu bài tập cuối tuần 14
- Bài 27: Tranh làng Hồ
- Bài 28: Tập hát quan họ
- Phiếu bài tập cuối tuần 15
- Bài 29: Phim hoạt hình Chú ốc sên bay
- Bài 30: Nghệ thuật múa ba lê
- Phiếu bài tập cuối tuần 16
- Bài 31: Một ngôi chùa độc đáo
- Bài 32: Sự tích chú Tễu
- Phiếu bài tập cuối tuần 17
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Phiếu bài tập cuối tuần 15 SVIP
Yêu cầu đăng nhập!
Bạn chưa đăng nhập. Hãy đăng nhập để làm bài thi tại đây!
Đọc bài và trả lời các câu hỏi.
BIỂN NHỚ
Tôi vẫn nhớ, nhớ Đà Nẵng, nhớ con người nơi đây và nhớ nhất là biển Tân Mỹ An tuyệt đẹp.
Đêm, ánh trăng hắt xuống như dát vàng, dát bạc trên biển. Tiếng sóng ào ạt. Phải chăng biển đang hát lên bài ca tha thiết mặn mòi với rất nhiều cung bậc thăng trầm muôn thuở của nó? Phải chăng biển đang thì thầm những lời tâm sự của mình với con người? Chẳng ai có thể hiểu được nỗi lòng thẳm sâu của biển.
Gió đêm dịu dàng mơn man những rặng cây, mơn man mặt biển. Bạn có nghe tiếng gì không? Đó là tiếng hàng phi lao vi vu dạo nhạc nền cho vở kịch "Biển và ánh trăng". Đó là tiếng những chú dã tràng khẽ khàng xe cát.
Trăng đã lên cao, chắc khuya lắm rồi. Nhìn ra xa, biển thăm thẳm và màn đêm như hoà vào làm một. Ánh trăng sóng sánh trong phập phồng ngực biển tạo ra luồng không khí óng ánh, huyền ảo. Đây là thực hay mơ?
Đứng trước biển, tôi có thể tưởng tượng ra đủ điều: biển là tấm gương để chị Hằng đánh phấn, biển là một nhạc công nước tuyệt vời, biển là một người hào phóng vô biên và cũng là một kẻ cuồng điên dữ dội. Biển làm người ta biết say mê, biết thức tỉnh, biết tìm về những kỉ niệm đã chìm sâu vào kí ức... Nhiều! Nhiều lắm!...
Tôi đã phác hoạ nên rất nhiều bức tranh vẽ biển trong lòng mình. Và tôi nhận ra rằng cũng nhờ biển mà mình lại có những suy nghĩ "hay ho" đến thế. "Cảm ơn bạn nhiều, biển thân yêu ạ!" - Tôi đã thốt lên như vậy khi tạm biệt biển Tân Mỹ An để trở về Hà Nội.
(Theo Nam Phương)
Chú thích:
Dã tràng: một loài thuộc bộ giáp xác, sống gần biển, có tập tính vê cát thành viên nhỏ để kiếm ăn.
Đối tượng chính được nói tới trong bài đọc là
Biển Tân Mỹ An ở đâu?
Tác giả tả cảnh vào thời điểm nào?
Ánh trăng trên biển được miêu tả như thế nào?
Tiếng sóng biển được miêu tả như thế nào?
Loài vật nào được nhắc đến trong bài đọc?
Hình ảnh tưởng tượng nào về biển không xuất hiện trong tâm trí của tác giả?
Biện pháp tu từ nhân hóa trong câu "Phải chăng biển đang thì thầm những lời tâm sự của mình với con người?" có tác dụng gì?
Biện pháp điệp từ trong ngữ liệu sau được thể hiện qua từ nào?
Ôi lòng Bác vậy, cứ thương ta
Thương cuộc đời chung, thương cỏ hoa
(Tố Hữu)
Biện pháp điệp từ trong ngữ liệu sau có tác dụng gì?
Ôi lòng Bác vậy, cứ thương ta
Thương cuộc đời chung, thương cỏ hoa
(Tố Hữu)
Từ nào không cùng nghĩa với các từ còn lại?
Câu sau sử dụng biện pháp tu từ gì?
Phải chăng biển đang thì thầm những câu chuyện thầm kín với con người?
Từ "biển" trong ngữ liệu sau được dùng với nghĩa nào?
Chưa bao giờ biển ồn ào đến thế
Tiếng sóng về từ bãi đá Trường Sa.
(Thiện Hoàng Văn)
Từ nào trái nghĩa với từ được in đậm trong ngữ liệu sau?
Anh bộ đội biên phòng
Giữ gìn từng tấc đất
Cuộc sống còn chật vật
Vẫn ngời một niềm tin.
(Hà Ngọc Hoàng)
Nối để tạo thành câu.