Bài học cùng chủ đề
- Bài 25: Tiếng đàn ba-la-lai-ca trên sông Đà
- Bài 26: Trí tưởng tượng phong phú
- Phiếu bài tập cuối tuần 14
- Bài 27: Tranh làng Hồ
- Bài 28: Tập hát quan họ
- Phiếu bài tập cuối tuần 15
- Bài 29: Phim hoạt hình Chú ốc sên bay
- Bài 30: Nghệ thuật múa ba lê
- Phiếu bài tập cuối tuần 16
- Bài 31: Một ngôi chùa độc đáo
- Bài 32: Sự tích chú Tễu
- Phiếu bài tập cuối tuần 17
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Phiếu bài tập cuối tuần 14 SVIP
Yêu cầu đăng nhập!
Bạn chưa đăng nhập. Hãy đăng nhập để làm bài thi tại đây!
Đọc bài và trả lời các câu hỏi.
HOA CÚC VÀ HOA GIẤY
Trước cửa ngôi nhà có một bồn hoa xinh xinh. Sống ở đó có cô Hoa Giấy nhút nhát và cô Hoa Cúc xinh đẹp.
Cô Hoa Giấy suốt ngày mặc chiếc áo xanh thẫm, còn cô Hoa Cúc thì lộng lẫy trong chiếc áo vàng mượt như nhung. Đêm ngày cô soi gương, thoa phấn lên những cánh hoa của mình. Phải công nhận là cô thoa phấn rất khéo. Cô đã xinh lại còn xinh hơn.
Còn cô Hoa Giấy thì chẳng có lấy một bông hoa. Tranh thủ mùa ấm, đất mềm, cô đâm rễ xuống ngày một sâu, len lỏi rộng khắp phần đất của mình. Hoa Giấy thấy thương Hoa Cúc vì cô bám vào phần đất hời hợt quá. Nơi mình sống mà không gắn chặt mình vào thì làm sao mà bền vững được. Cô Hoa Giấy lựa lời nói với bạn:
- Hoa Cúc ơi, sao bạn không chịu khó đâm xuống đất một tí nữa cho chắc chắn, nhỡ gió bão...
Cúc bỏ chiếc gương xuống, bực dọc ngắt lời:
- Tôi có thân tôi lo. Cậu giỏi giang cậu hãy làm cậu xinh đẹp hơn nữa đi!
Cúc lại soi gương và rướn những cánh hoa vàng rực rỡ lên hãnh diện.
Mùa khô đến lúc nào không biết. Từng đợt gió hầm hập nóng hổi thổi tới. Mặt đất nứt nẻ, khô cong. Lúc này Hoa Cúc mới giật mình hoảng hốt vứt bỏ gương lược đi, để cố cắm sâu rễ xuống tìm nước. Nhưng đã muộn rồi, mặt đất đã rắn chắc lại, khiến cô khát khô cổ.
Một ngày, hai ngày rồi ba ngày.
Hoa Cúc tàn dần, trong khi đó Hoa Giấy lại làm nên một sự kì diệu. Khắp các cành nở đầy những bông hoa phớt hồng giản dị nhưng tuyệt đẹp.
(Theo Nguyễn Thu Hương)
Hoa Cúc và Hoa Giấy sống ở đâu?
Hoa Giấy có tính cách như thế nào?
Cô Hoa Giấy suốt ngày mặc áo như thế nào?
Cô Hoa Cúc có thói quen gì?
Cô Hoa Giấy không có gì trên thân của mình?
Cô Hoa Giấy làm gì để bền vững hơn?
Khi Hoa Giấy khuyên Hoa Cúc đâm rễ sâu xuống đất, Hoa Cúc phản ứng như thế nào?
Câu "Nơi mình sống mà không gắn chặt mình vào thì làm sao mà bền vững được." thể hiện điều gì về Hoa Giấy?
Hoa Cúc phải nhận kết cục như thế nào?
Câu chuyện muốn phê phán điều gì ở Hoa Cúc?
Điền vào chỗ trống.
Điệp từ, điệp ngữ là biện pháp từ ngữ để nhấn mạnh nội dung được nói đến.
Điệp từ "ta" được nhắc lại mấy lần trong khổ thơ sau?
Ta làm con chim hót
Ta làm một cành hoa
Ta nhập vào hoà ca
Một nốt trầm xao xuyến.
(Thanh Hải)
Chọn tác dụng của biện pháp điệp từ trong câu "Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm" (Quang Dũng).
Điệp từ "nhớ" trong ngữ liệu sau nhấn mạnh điều gì?
Anh đi anh nhớ quê nhà
Nhớ canh rau muống, nhớ cà dầm tương.
Từ nào đồng nghĩa với từ "hãnh diện"?