Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Phép chia đa thức một biến SVIP
1. LÀM QUEN VỚI PHÉP CHIA ĐA THỨC
a. Phép chia hết
Cho hai đa thức \(A\) và \(B\) với \(B\ne0\). Nếu có một đa thức \(Q\) sao cho \(A=B.Q\) thì ta có phép chia hết:
\(A:B=Q\) hay \(\dfrac{A}{B}=Q\), trong đó:
\(A\) là đa thức bị chia; \(B\) là đa thức chia; \(Q\) là đa thức thương (gọi tắt là thương).
Khi đó ta nói đa thức \(A\) chia hết cho đa thức \(B.\)
b. Phép chia \(ax^n\) cho \(bx^m\)
Cho hai đơn thức \(ax^m\) và \(bx^n\) (\(m,n\inℕ;a,b\inℝ,b\ne0\)). Khi đó nếu \(m\ge n\) thì phép chia \(ax^m\) cho \(bx^n\) là phép chia hết và ta có:
\(ax^m:bx^n=\dfrac{a}{b}x^{m-n}\) (quy ước \(x^0=1\))
Ví dụ: Thực hiện phép chia sau:
a) \(\left(-3x^2\right):\left(2x\right)\) b) \(0,5x^4:\left(-2x^2\right)\)
Giải
Ta có:
a) \(\left(-3x^2\right):\left(2x\right)=\dfrac{-3}{2}x^{2-1}=\dfrac{-3}{2}x\).
b) \(0,5x^4:\left(-2x^2\right)=\dfrac{0,5}{-2}x^{4-2}=\dfrac{-1}{4}x^2.\)
2. CHIA ĐA THỨC CHO ĐA THỨC, TRƯỜNG HỢP CHIA HẾT
Cách đặt tính chia
Ví dụ. Để chia đa thức \(A=6x^3-2x^2-9x+3\) cho đa thức \(B=3x-1\), ta làm như sau:
Bước 1. Đặt tính chia tương tự chia hai số tự nhiên. Lấy hạng tử bậc cao nhất của \(A\) chia cho hạng tử bậc cao nhất của \(B\):
\(6x^3:3x=2x^2\)
Bước 2. Lấy \(A-B.\left(2x^2\right)\) ta được
Bước 3. Lấy hạng tử bậc cao nhất của dư thứ nhất chia cho hạng tử bậc cao nhất của \(B\):
\(\left(-9x\right):\left(3x\right)=-3\)
Bước 4. Lấy dư thứ nhất trừ đi tích \(B.\left(-3\right)\) ta được dư cuối cùng bằng \(0\) nên quá trình chia kết thúc
Ta được thương là đa thức \(2x^2-3.\)
Chú ý. Khi chia đa thức cho một đơn thức thì ta có thể không cần đặt tính chia.
3. CHIA ĐA THỨC CHO ĐA THỨC, TRƯỜNG HỢP CHIA CÓ DƯ
Phép chia có dư
Khi chia đa thức \(A\) cho đa thức \(B\):
Đa thức dư phải bằng \(0\) hoặc có bậc nhỏ hơn bậc của \(B.\)
Nếu thương là đa thức \(Q\), dư là \(R\) thì ta có đẳng thức \(A=BQ+R.\)
Ví dụ. Chia đa thức \(A=4x^3-2x^2-3x+7\) cho đa thức \(B=x^2-1\).
Giải
Ta có
Phép chia trên gọi là phép chia có dư với đa thức thương là \(4x-2\) và đa thức dư là \(x+5.\)
Bạn có thể đánh giá bài học này ở đây