Bài học cùng chủ đề
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Phần tự luận (7 điểm) SVIP
Bài 1. (2,5 điểm)
1. Giải hệ phương trình: $\left\{ \begin{aligned} & 2x+3y=-2 \\ & 4x+y=1 \end{aligned} \right.$
2. Cho biểu thức: $P=\Big( \dfrac{x}{x\sqrt{x} - 4\sqrt{x}} - \dfrac{6}{3\sqrt{x} -6} + \dfrac{1}{\sqrt{x}+2} \Big) : \Big(\sqrt{x} - 2 + \dfrac{10-x}{\sqrt{x}+2} \Big)$ với $x>0;\, x \ne 0$.
a) Rút gọn biểu thức $P$.
b) Tìm các giá trị nguyên của $x$ để giá trị của biểu thức $Q = (-\sqrt{x}-1).P$ đạt giá trị nguyên.
Hướng dẫn giải:
1.
Ta có:
$\left\{ \begin{aligned} & 2x+3y=-2 \\ & 4x+y=1 \end{aligned} \right.$
$ \left\{ \begin{aligned} & 4x+6y=-4 \\ & 4x+y=1 \end{aligned} \right.$
$\left\{ \begin{aligned} & 5y=-5 \\ & 4x+y=1 \end{aligned} \right.$
$ \left\{ \begin{aligned} & y=-1 \\ & 4x-1=1 \end{aligned} \right.$
$ \left\{ \begin{aligned}& y=-1 \\ & 4x=1+1 \end{aligned} \right.$
$\left\{ \begin{aligned} & x=\dfrac{1}{2} \\ & y=-1 \end{aligned} \right.$
Vậy hệ phương trình có nghiệm $(x;\,y)=\Big(\dfrac{1}{2};\,-1\Big)$.
2.
a) Với $x > 0; x \ne 4$ ta có:
$P=\Big( \dfrac{x}{x\sqrt{x}-4\sqrt{x}}-\dfrac{6}{3\sqrt{x}-6} + \dfrac{1}{\sqrt{x} + 2} \Big) : \Big( \sqrt{x} – 2 + \dfrac{10-x}{\sqrt{x}+2}\Big)$
$=\Big[ \dfrac{x}{\sqrt{x}(x-4)} - \dfrac{6}{3(\sqrt{x}-2)}-\dfrac{1}{\sqrt{x} + 2} \Big] : \Big(\dfrac{x-4+10-x}{\sqrt{x} + 2} \Big)$
$ = \Big[\dfrac{\sqrt{x}}{(\sqrt{x}-2)(\sqrt{x}+2)} - \dfrac{2}{\sqrt{x}-2} + \dfrac{1}{\sqrt{x}+2} \Big] : \dfrac{6}{\sqrt{x}+2}$
$=\dfrac{\sqrt{x}-2(\sqrt{x}+2)+\sqrt{x}-2}{(\sqrt{x}-2)(\sqrt{x}+2)}:\dfrac{6}{\sqrt{x}+2}$
$=\dfrac{\sqrt{x}-2\sqrt{x}-4+\sqrt{x}-2}{(\sqrt{x}-2)(\sqrt{x}+2)}:\dfrac{6}{\sqrt{x}+2}$
$=\dfrac{-6}{(\sqrt{x}-2)(\sqrt{x}+2)}.\dfrac{\sqrt{x}+2}{6}$
$=\dfrac{-1}{\sqrt{x}-2}$.
Vậy $P=\dfrac{-1}{\sqrt{x}-2}$.
b) Với $x > 0; x \ne 4$. Ta có
$Q= (-\sqrt{x}-1).P= (-\sqrt{x}-1).\dfrac{-1}{\sqrt{x}-2} = \dfrac{\sqrt{x}+1}{\sqrt{x}-2}=1+\dfrac{3}{\sqrt{x}-2}$.
+ Nếu $x$ không là số chính phương, suy ra $\sqrt{x}$ là số vô tỉ.
Do đó $Q$ không nguyên.
+ Nếu $x$ là số chính phương, suy ra $\sqrt{x}$ là số nguyên.
Do đó $Q$ nguyên hay $\dfrac{3}{\sqrt{x}-2}$ nguyên khi và chỉ khi $\sqrt{x}-2$ thuộc ước của $3$
Giải ra tìm được các giá trị $x = 1; x = 9; x = 25$ (TMĐK).
Vậy $x = 1; x = 9; x = 25$.
Bài 2. (1 điểm)
Nhà Mai có một mảnh vườn trồng rau bắp cải. Vườn được đánh thành nhiều luống mỗi luống cùng trồng một số cây bắp cải. Mai tính rằng: nếu tăng thêm $ 7 $ luống rau nhưng mỗi luống trồng ít đi $2$ cây thì số cây toàn vườn ít đi $9$ cây; nếu giảm đi $5$ luống nhưng mỗi luống trồng tăng thêm $2$ cây thì số rau toàn vườn sẽ tăng thêm $15$ cây. Hỏi vườn nhà Mai trồng bao nhiêu cây bắp cải?
Hướng dẫn giải:
Gọi số luống rau trong vườn nhà Mai là $x$ ($x\in N,x>5$)
Gọi số cây rau trồng trên mỗi luống là $y$ ($y\in N,y>2$)
Tổng số cây rau bắp cải trong vườn nhà Mai là $xy$
Theo bài ra ta có hệ phương trình $\left\{ \begin{aligned} & xy-(x+7)(y-2)=9 \\ & (x-5)(y+2)-xy=15 \end{aligned} \right.$
$\Leftrightarrow \left\{ \begin{aligned} & 2x-7y=-5 \\ & 2x-5y=25 \end{aligned} \right.$
Giải hệ phương trình tìm được $\left\{ \begin{aligned} & x=50 \\ & y=15 \end{aligned} \right.$ (thoả mãn điều kiện của ẩn)
Vậy tổng số cây rau bắp cải trong vườn nhà Mai là $50.15=750$ cây.
Bài 3. (1 điểm)
Một chiếc đu quay có bán kính $75$ m, tâm của vòng quay ở độ cao $80$ m so với mặt đất. Thời gian thực hiện mỗi vòng quay của đu quay là $30$ phút. Nếu một người vào cabin ở vị trí thấp nhất của đu quay thì sau $10$ phút người đó ở độ cao bao nhiêu mét so với mặt đất (giả sử đu quay quay đều)?
Hướng dẫn giải:
Gọi vị trí ban đầu của người đó là điểm $A$.
Vì thời gian thực hiện mỗi vòng của đu quay là $30$ phút nên khi đu quay quay đều thì $10$ phút người đó đi được $\dfrac{1}{3}$ vòng tròn và đang ở vị trí điểm $B$ như hình vẽ sau:
Gọi $A', B'$ lần lượt là hình chiếu của $A, B$ trên mặt đất, kẻ $OH\bot BB'$.Ta có: $\widehat{AOB}=\dfrac{1}{3}.360^\circ=120^\circ, OA'=80$ m.
Vì $OA'B'H$ là hình chữ nhật (tứ giác có ba góc vuông) nên $HB'=OA'=80$ (m).
Ta có: $\widehat{AOH}=90^\circ$
$\widehat{BOH}=120^\circ−90^\circ=30^\circ $
Xét tam giác vuông $OBH$ có:
$BH=OB.\sin30^\circ=75.\dfrac{1}{2}=37,5$ (m)
$BB'=BH+HB'=37,5+80=117,5$ (m).
Vậy sau $10$ phút người đó ở độ cao $117,5$ m so với mặt đất.
Bài 4. (2 điểm)
Từ điểm $A$ nằm ngoài đường tròn $(O)$, vẽ tiếp tuyến $AB$ đến $(O)$ ($B$ là tiếp điểm). Vẽ $BE$ là đường kính của $(O)$. Dựng đường cao $BC$ của $\Delta OAB$, tia $BC$ cắt $(O)$ tại $D$.
a) Chứng minh: $AD$ là tiếp tuyến của $(O)$ và $OA // DE$.
b) Gọi $F$ là giao điểm của $AE$ và $(O)$.
Chứng minh: $AE.AF=AC.AO$
c) Gọi $G$ là giao điểm của $BF$ và $ED$, $H $ là giao điểm của $AE$ và $BD$, $I$ là giao điểm của $AB$ và $ED$. Chứng minh: $GH//AB$ và $AB = AI$.
Hướng dẫn giải:
a) Ta có: $OB = OD (= R)$ nên $\Delta ODB$ cân tại $O$.
Mà $OC$ là đường cao của $\Delta ODB$.
Nên $OC$ cũng là đường phân giác của $\Delta ODB$.
Suy ra $\widehat{BOC}=\widehat{COD}$ hay $\widehat{BOA}=\widehat{AOD}$.
Xét $\Delta ABO$ và $\Delta ADO$ có:
$OB = OD (= R)$
$\widehat{BOA}=\widehat{AOD}$ (chứng minh trên)
Cạnh $OA$ chung
Do đó $\Delta ABO = \Delta ADO$ (c-g-c)
Suy ra $\widehat{ABO}=\widehat{ADO}=90^\circ$.
Do đó $AD$ là tiếp tuyến của $(O)$.
Ta có: $\widehat{DEB}=\dfrac12 sđ\overset\frown{BD} \, \, (1)$
Lại có: $\widehat{BOD} = sđ \overset\frown{BD}$
Mà $\widehat{BOA} = \dfrac{1}{2} \widehat{BOD}$
Nên $\widehat{BOA} = \dfrac12 sđ \overset\frown{BD} \, \, (2)$
Từ $(1)$ và $(2)$ suy ra $\widehat{BOA}=\widehat{DEO}$.
Mà hai góc này nằm ở vị trí đồng vị nên $OA // DE$.
b) Vì $F$ thuộc đường tròn đường kính $BE$ nên $\widehat{BFE}=90^\circ$
Xét $\Delta ABE$ vuông tại $B$ có: $BF$ là đường cao
Suy ra $AE . AF = AB^2$
Chứng minh tương tự, ta có: $AC . AO = AD^2.$
Mà $AB = AD$ (tính chất hai tiếp tuyến cắt nhau)
Do đó $AB^2 = AD^2$
Suy ra: $AE . AF = AC.AO$.
c) Vì $D$ thuộc đường tròn đường kính BE nên $\widehat{BDE}=90^\circ$.
Ta có: $BD$ là đường cao của $\Delta BGE$; $EF$ là đường cao của $\Delta BGE$.
Mà $BD, EF$ cắt nhau tại $H$.
Do đó $H$ là trực tâm của $\Delta BGE$.
Suy ra: $GH \bot BE; AB \bot BE$
Nên $GH // AB$.
Xét $\Delta BIE $có: $BO = EO (= R);\, AO // EI (AO // DE)$.
Do đó $AB = AI$.
Bài 5. (0,5 điểm)
Ở các nước xứ lạnh, vào mùa Đông thường có tuyết rơi dày đặc khắp các con đường, trẻ em tại đây rất thích đắp hình dạng của người tuyết. Có thể xem phần thân dưới và thân trên của người tuyết là hai hình cầu tiếp xúc nhau. Em hãy tính kích thước của hai viên tuyết cần đắp để được một người tuyết cao $1,8$ m biết rằng đường kính của phần thân dưới phải gấp đôi đường kính của phần thân trên người tuyết.
Hướng dẫn giải:
Ta có: $1,8$ m$ = 180$ cm
Gọi $r$ (cm) là bán kính của đường tròn nhỏ
Đường kính của đường tròn nhỏ là $2r$ (cm) $(r > 0) $
Đường kính của đường tròn lớn là: $2.2r = 4r$ (cm)
Ta có: $2r + 4r = 180$ (vì $(O)$ tiếp xúc với $(O’)$)
$6r=180$
$r=30$ cm.
Vậy để đắp người tuyết có chiều cao là $1,8$ m thì ta cần đắp hai quả cầu tuyết có đường kính lần lượt là $60$ cm và $120$ cm.