Bài học cùng chủ đề
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Phần tự luận (7 điểm) SVIP
Tính giá trị của biểu thức $A=2.\sqrt{80}-2.\sqrt{245}+2\sqrt{180}$.
Hướng dẫn giải:
$A=2.\sqrt{80}-2.\sqrt{245}+2\sqrt{180}$
$A=2.\sqrt{16.5}-2.\sqrt{49.5}+2\sqrt{36.5}$
$A=8\sqrt{5}-14\sqrt{5}+12\sqrt{5}$
$A=6\sqrt{5}$.
Cho biểu thức: $P=\dfrac{x}{x-\sqrt{x}}+\dfrac{2}{x+2\sqrt{x}}+\dfrac{x+2}{(\sqrt{x}-1)(x+2\sqrt{x})}$ (với $0<x \ne 1$).
a. Rút gọn $P$.
b. Tính $P$ khi $x=3+2\sqrt{2}$.
Hướng dẫn giải:
a. Rút gọn $P$.
$P=\dfrac{x}{\sqrt{x}(\sqrt{x}-1)}+\dfrac{2}{\sqrt{x}(\sqrt{x}+2)}+\dfrac{x+2}{\sqrt{x}(\sqrt{x}-1)(\sqrt{x}+2)}$
$=\dfrac{x(\sqrt{x}+2)+2(\sqrt{x}-1)+x+2}{\sqrt{x}(\sqrt{x}-1)(\sqrt{x}+2)}=\dfrac{x\sqrt{x}+2x+2\sqrt{x}-2+x+2}{\sqrt{x}(\sqrt{x}-1)(\sqrt{x}+2)}$
$=\dfrac{x\sqrt{x}+2x+2\sqrt{x}+x}{\sqrt{x}(\sqrt{x}-1)(\sqrt{x}+2)}=\dfrac{\sqrt{x}(\sqrt{x}+1)(\sqrt{x}+2)}{\sqrt{x}(\sqrt{x}-1)(\sqrt{x}+2)}=\dfrac{\sqrt{x}+1}{\sqrt{x}-1}$.
b. Tính $P$ khi $x=3+2\sqrt{2}$.
Xét $x=3+2\sqrt{2}$ (thỏa mãn điều kiện)
$\sqrt{x}=\sqrt{2+2\sqrt{2}+1}=\sqrt{(\sqrt{2}+1)^2}=\sqrt{2}+1$.
Khi đó:
$P=\dfrac{\sqrt{x}+1}{\sqrt{x}-1}=\dfrac{\sqrt{2}+1+1}{\sqrt{2}+1-1}=\dfrac{\sqrt{2}+2}{\sqrt{2}}=1+\sqrt{2}$.
Trong kì thi tuyển sinh vào lớp 10, hai trường A và B có $840$ học sinh thi đỗ vào lớp $10$ công lập và đạt tỉ lệ thi đỗ là $84\%$. Riêng trường A tỉ lệ thi đỗ là $80\%$, riêng trường B tỉ lệ thi đỗ là $90\%$. Tính số thí sinh dự thi của mỗi trường.
Hướng dẫn giải:
Gọi số học sinh dự thi của trường A và trường B lần lượt là $x$ và $y$ (học sinh). Điều kiện: $x,y\in \mathbb{N}^*.$
Do cả hai trường có $840$ học sinh thi đỗ vào lớp $10$ và đạt tỉ lệ thi đỗ là $84\%$ nên ta có phương trình:
$84\%.(x+y)=840$ hay $ x+y=1\,000$ (1)
Vì trường A tỉ lệ thi đỗ là $80\%$, trường B tỉ lệ thi đỗ là $90\%$ nên ta có phương trình:
$80\%.x+90\%.y=840$
$ 0,8x+0,9y=840$
$8x+9y=8\,400$ (2)
Từ $(1)$ và $(2)$ ta có hệ phương trình:
$\left\{ \begin{aligned}& x+y=1\,000 \\& 8x+9y=8\,400 \\\end{aligned} \right.$
$\left\{ \begin{aligned}& 9x+9y=9\,000 \\& 8x+9y=8\,400 \\\end{aligned} \right.$
$\left\{ \begin{aligned}& x=600 \\& y=400 \\\end{aligned} \right.$ (thỏa mãn điều kiện).
Vậy số học sinh dự thi của trường A và trường B lần lượt là $600$ và $400$ (học sinh).
Một máy bay đang bay ở độ cao $12$ km. Khi bay hạ cánh xuống mặt đất, đường đi của máy bay tạo một góc nghiêng so với mặt đất.
a) Nếu cách sân bay $320$ km máy bay bắt đầu hạ cánh thì góc nghiêng là bao nhiêu (làm tròn đến phút)?
b) Nếu phi công muốn tạo góc nghiêng $50^\circ$ thì cách sân bay bao nhiêu kilômét phải bắt đầu cho máy bay hạ cánh (làm tròn đến chữ số thập phân thứ nhất)?
Hướng dẫn giải:
a)
Xét $\Delta ABC$ vuông tại $A$, ta có:
$\sin \widehat{B}=\dfrac{AC}{BC}=\dfrac{12}{320}=\dfrac{3}{80}$
Suy ra $\widehat{B} \approx 2^\circ 9'$.
Vậy góc nghiêng là $2^\circ 9'$.
b)
Xét $\Delta ABC$ vuông tại $A$, ta có:
$BC=\dfrac{AC}{\sin \widehat{B}}=\dfrac{12}{\sin 5^\circ}\approx 137,7$ km.
Vậy phải bắt đầu cho máy bay hạ cánh khi cách sân bay $137,7$ km.
Một cửa hàng bán lẻ bán $2\,500$ cái ti vi mỗi năm. Chi phí giữ trong kho là $10\$$ một cái mỗi năm. Để đặt hàng chi phí cố định cho mỗi lần đặt là $20\$$ cộng thêm $9\$ $ mỗi cái. Mỗi năm cửa hàng nên đặt bao nhiêu cái ti vi để chi phí hàng tồn kho là nhỏ nhất?
Hướng dẫn giải:
Gọi $x$ là số ti vi mà cửa hàng đặt mỗi lần ($ x \in [1; 2\,500] $, đơn vị cái).
Số lượng ti vi trung bình gửi trong kho là $ \dfrac{x}{2} $ nên chi phí lưu kho tương ứng là $ 10 . \dfrac{x}{2} = 5x $ $(\$)$
Số lần đặt hàng mỗi năm là $\dfrac{2\,500}{x} $ và chi phí đặt hàng là:
$\dfrac{2\,500}{x} . (20 + 9x)$ $(\$)$
Khi đó chi phí mà cửa hàng phải trả là:
$C(x) = \dfrac{2\,500}{x} . (20 + 9x) + 5x = 5x + \dfrac{50\,000}{x} + 22\,500$
Ta có $5x+\dfrac{50\,000}{x} \le 2 \sqrt{5x.\dfrac{50\,000}{x}}=1\,000$.
Suy ra $C(x) \le 23\,500$. Dấu $"="$ xảy ra khi $5x=\dfrac{50\,000}{x}$, khi đó $x=100$.
Vậy mỗi năm, cửa hàng nên đặt $100$ cái ti vi để chi phí hàng tồn kho là nhỏ nhất.
Cho đường tròn $(O;R)$ và điểm $A$ nằm ngoài đường tròn $(O)$. Từ $A$ vẽ hai tiếp tuyến $AB$ và $AC$ của đường tròn $(O)$ ($B$, $C$ là hai tiếp điểm). Gọi $H$ là giao điểm của $OA$ và $BC$. Từ $B$ vẽ đường kính $BD$ của $(O)$, đường thẳng $AD$ cắt $(O)$ tại $E$ ($E$ khác $D$).
a) Chứng minh rằng $OA \bot BC$ tại $H$.
b) Chứng minh $\widehat{ABE}=\widehat{ADB}$ và $AE.AD=AB^2$.
c) Cho biết $OA = (\sqrt{6}+\sqrt{2})R$, tính diện tích hình quạt giới hạn bởi bán kính $OC$, $OD$ và cung nhỏ $CD$.
Hướng dẫn giải:
a) Xét đường tròn $(O)$ có: $AB$, $AC$ lần lượt là tiếp tuyến tại $B,\,C$ nên $AB = AC$ (tính chất hai tiếp tuyến cắt nhau) .
Suy ra $A$ thuộc đường trung trực của $BC$.
Mà $OB = OC = R$ nên $O$ thuộc đường trung trực của $BC$
Do đó $OA$ là đường trung trực của $BC$ nên $OA \bot BC$ tại $H$.
b) Xét tam giác $BED$ có $OE$ là trung tuyến. Mặt khác $OE=\dfrac{BD}{2}$ nên tam giác $BED$ vuông tại $E$.
Xét $\Delta ABE$ và $\Delta ABD$ có
$\widehat{BAD}$: góc chung
$\widehat{BEA}=\widehat{DBA}=90^\circ$
Suy ra $\Delta ABE \sim \Delta ADB$ (g.g)
Khi đó $\widehat{ABE}=\widehat{ADB}$ (hai góc tương ứng)
và $\dfrac{AB}{AD}=\dfrac{AE}{AB}$ hay $AB^2=AD.AE$ (đpcm).
c) Xét tam giác vuông $AOB$ có:
$\cos {\widehat{AOB}}=\dfrac{OB}{OA}=\dfrac{1}{\sqrt{6}+\sqrt{2}}$.
Suy ra $\widehat{AOB}=75^\circ$. Do đó $\widehat{BOC}=150^\circ$.
Khi đó $\widehat{COD}=30^\circ$.
Diện tích hình quạt giới hạn bởi bán kính $OC$, $OD$ và cung nhỏ $CD$ là:
$S=\dfrac{\pi R^2.30}{360}=\dfrac{\pi R^2}{12}$ (đvdt).
Vậy diện tích hình quạt giới hạn bởi bán kính $OC$, $OD$ và cung nhỏ $CD$ là $\dfrac{\pi R^2}{12}$ (đvdt).