Bài học cùng chủ đề
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Phần tự luận (3 điểm) - Đề 1 SVIP
Phân biệt tín hiệu tuần hoàn và không tuần hoàn. Lấy ví dụ cụ thể (1 điểm).
Hướng dẫn giải:
- Tín hiệu tuần hoàn:
+ Là tín hiệu lặp đi lặp lại sau một chu kì cố định.
+ Ví dụ: Sóng sin, sóng vuông.
- Tín hiệu không tuần hoàn:
+ Là tín hiệu không lặp lại.
+ Ví dụ: Tiếng ồn hoặc âm thanh của giọng nói con người.
Mạch cộng đảo có R1 = R2 = 10 kΩ và Rf = 100 kΩ. Biết tín hiệu đầu vào Uvào1 = 0,5V và Uvào2 = -0,2V (2 điểm).
a. Tính giá trị Ura.
b. Giải thích vai trò của Rf trong mạch cộng đảo.
Hướng dẫn giải:
a. Áp dụng công thức:
\(U_{ra}=-\left(\dfrac{R_f}{R_1}U_{vào1}+\dfrac{R_f}{R_2}U_{vào2}\right)=-\left(\dfrac{100}{10}0,5+\dfrac{100}{10}\left(-0,2\right)\right)=-3\) V
=> Ura = - 3V (1 điểm).
b. Vai trò Rf trong mạch cộng đảo (1 điểm):
- Rf là điện trở phản hồi, có vai trò quyết định hệ số khuếch đại của mạch.
- Ảnh hưởng trực tiếp đến độ lớn của điện áp đầu ra bằng cách điều chỉnh mức độ khuếch đại các tín hiệu đầu vào.
- Khi giá trị tăng, độ khuếch đại của mạch cũng tăng và ngược lại.