Bài học cùng chủ đề
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
![](https://rs.olm.vn/images/bird.gif)
Phần II. Tự luận (3 điểm) SVIP
Quan sát sơ đồ sau:
a) Các kỉ được nhắc đến trong sơ đồ trên diễn ra ở đại nào? Sự kiện nổi bật nào đã diễn ra trong kỉ Cambrian và kỉ Cretaceous?
b) Loài người đã xuất hiện ở kỉ nào, thuộc đại nào?
Hướng dẫn giải:
a) Các kỉ được nhắc đến trong sơ đồ trên diễn ra ở đại nào? Sự kiện nổi bật nào đã diễn ra trong kỉ Cambrian và kỉ Cretaceous?
- Kỉ Cambrian và kỉ Ordivician diễn ra ở đại Cổ sinh (Paleozoic), kỉ Cretaceous diễn ra ở đại Trung sinh (Mesozoic).
Các sự kiện nổi bật:
- Ở kỉ Cambrian: Đa dạng động vật biển, có sự phát sinh "bùng nổ" của các loài động vật không xương sống. Xuất hiện động vật có dây sống và phân hóa tảo đa dạng.
- Ở kỉ Cretaceous: Đầu kỉ có sự phát triển mạnh mẽ của khủng long, thực vật hạt kín, thú và chim. Cuối kỉ có sự kiện đại tuyệt chủng hàng loạt các loài khủng long, xuất hiện dạng trung gian chim - bò sát.
b) Loài người đã xuất hiện ở kỉ nào, thuộc đại nào?
- Loài người đã xuất hiện ở kỉ Quaternary (đệ tứ), thuộc đại Tân sinh (Cenozoic).
Một loài cá cảnh có các đặc điểm sống như sau: Hoạt động chủ yếu vào ban ngày, ăn ở tầng nổi, khả năng chịu lạnh kém, thích sống ở các vùng nước động giàu khí oxygen, thường ngủ vào ban đêm trong các hốc đá và các khóm cây thủy sinh.
a) Liệt kê một số nhân tố sinh thái vô sinh và hữu sinh có thể tác động đến đời sống của loài cá trên.
b) Dựa vào các đặc điểm sống của loài cá trên, em hãy đưa ra một số lời khuyên về cách thiết kế một bể cá cảnh trong nhà và cách chăm sóc cá sao cho phù hợp với loài và giải thích.
Hướng dẫn giải:
a) Liệt kê một số nhân tố sinh thái vô sinh và hữu sinh có thể tác động đến đời sống của loài cá trên.
- Nhân tố vô sinh: Ánh sáng, nhiệt độ nước, độ pH, nồng độ oxygen, thành phần nước,...
- Nhân tố hữu sinh: Các loài thực vật thủy sinh như tảo, rong, rêu, các vi sinh vật có hại và có lợi sống trong môi trường nước, các loài động vật ăn cá, con người,...
b) Dựa vào các đặc điểm sống của loài cá trên, em hãy đưa ra một số lời khuyên về cách thiết kế một bể cá cảnh trong nhà và cách chăm sóc cá sao cho phù hợp với loài và giải thích.
- Đặt bể cá ở nơi có ánh sáng chiếu đến hoặc sử dụng ánh sáng nhân tạo vì cá hoạt động khi có ánh sáng (ban ngày).
- Sử dụng thức ăn thả nổi trên bề mặt nước và cho ăn với lượng vừa phải, nên cho cá ăn vào ban ngày và thường xuyên dọn dẹp đáy bể vì cá thường hoạt động vào ban ngày, thích ăn ở tầng nổi, các thức ăn dư thừa có thể sẽ chìm xuống đáy, gây lãng phí, ô nhiễm nguồn nước.
- Bể cần lắp đặt thiết bị sục khí, vừa tạo môi trường nước động, vừa bổ sung thêm nguồn oxygen hòa tan cho cá do loài cá này thích sống ở các vùng nước động giàu khí oxygen.
- Điều chỉnh nhiệt độ nước vào mùa đông (nếu có) vì cá có khả năng chịu lạnh kém.
- Đặt các hang đá nhân tạo và trồng thêm cây thủy sinh trong bể để tạo nơi trú ẩn cho cá vào ban đêm.
Phân biệt tiến hóa nhỏ và tiến hóa lớn. Trình bày cơ chế hình thành đặc điểm thích nghi theo thuyết tiến hóa tổng hợp hiện đại.
Hướng dẫn giải:
Phân biệt tiến hóa nhỏ và tiến hóa lớn:
Tiến hóa nhỏ | Tiến hóa lớn | |
Khái niệm | - Là quá trình biến đổi tần số allele và tần số kiểu gene của quần thể qua các thế hệ, dẫn đến hình thành nên loài mới. | - Là quá trình hình thành nên loài mới và các đơn vị phân loại trên loài (chi, họ, bộ, lớp, ngành). |
Kết quả | - Tạo ra các cá thể có những điểm khác biệt không nhiều và thuộc cùng một chi. | - Tạo ra các cá thể có những khác biệt đủ lớn để xếp vào những đơn vị phân loại trên loài. |
Thời gian | - Diễn ra trong thời gian ngắn (từ vài thế hệ đến hàng nghìn năm). | - Diễn ra trong thời gian dài (hàng trăm triệu đến hàng tỉ năm). |
Quy mô | - Quy mô nhỏ, thường là trong một quần thể hoặc nhóm các quần thể gần gũi. | - Quy mô lớn, có thể liên quan đến nhiều loài ở các khu vực địa lí khác nhau. |
Cơ chế | - Do các nhân tố tiến hóa (đột biến, chọn lọc tự nhiên, phiêu bạt di truyền, giao phối không ngẫu nhiên, dòng gene). | - Do các nhân tố tiến hóa và các biến động địa chất, khí hậu,... xảy ra trên quy mô lớn. |
Cơ chế hình thành đặc điểm thích nghi:
- Trong quần thể, đột biến phát sinh ngẫu nhiên ở các cá thể tạo nên các biến dị về kiểu hình khác nhau. Ví dụ: Ruồi mắt đỏ, ruồi mắt trắng, ruồi thân xám, ruồi thân đen,...
- Thông qua quá trình sinh sản, các biến dị có khả năng di truyền sẽ được truyền lại và phát tán trong quần thể.
- Ở những môi trường xác định, các cá thể mang những đặc điểm biến dị phù hợp hơn với môi trường sống đó (ví dụ như ruồi mắt đỏ có khả năng giao phối tốt hơn ruồi mắt trắng, ruồi thân xám ít bị kẻ thù bắt hơn ruồi thân đen,...) sẽ sống sót nhiều hơn và sinh sản thành công hơn, từ đó tiếp tục di truyền các đặc điểm có lợi này cho các thế hệ sau.
- Kiểu hình giúp cho sinh vật có thể sống sót và sinh sản tốt hơn sẽ giúp chúng thích nghi với môi trường sống, được gọi là đặc điểm thích nghi.