Bài học cùng chủ đề
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:

Phần 2. Tự luận SVIP
Em hãy trình bày quá trình phát triển thành viên của ASEAN từ năm 1991 đến nay.
Hướng dẫn giải:
- Bối cảnh: Sau năm 1991, Chiến tranh lạnh chấm dứt, vấn đề Cam-pu-chia được giải quyết, tình hình chính trị của khu vực được cải thiện rõ rệt, tạo điều kiện cho việc mở rộng thành viên của ASEAN.
- Sự mở rộng thành viên:
+ Tháng 7/1995: Việt Nam chính thức trở thành thành viên thứ 7 của ASEAN.
+ Tháng 7/1997: Lào và Mi-an-ma cũng gia nhập ASEAN.
+ Tháng 4/1999: Cam-pu-chia được kết nạp và trở thành thành viên thứ 10 của ASEAN.
- Ý nghĩa: năm 1999, lần đầu tiên trong lịch sử khu vực, tất cả các nước Đông Nam Á đều cùng đứng trong một tổ chức thống nhất. Đây là cơ sở để ASEAN chuyển trọng tâm sang hợp tác kinh tế và xây dựng Đông Nam Á thành khu vực hoà bình, ổn định và phát triển phồn vinh.
Tại sao Hội nghị lần thứ 24 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (9/1975) đã đề ra nhiệm vụ thống nhất đất nước về mặt Nhà nước?
Hướng dẫn giải:
- Sau Đại thắng Xuân 1975, đất nước đã thống nhất về mặt lãnh thỏ, song ở mỗi miền lại tồn tại một hình thức tổ chức nhà nước khác nhau: Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hoà và Chính phủ lâm thời Cộng hoà miền Nam Việt Nam.
- Thống nhất đất nước tạo ra sức mạnh mới, thuận lợi mới để phát triển kinh tế, văn hoá và củng cố quốc phòng.
- Thống nhất đất nước càng tăng cường ảnh hưởng của Việt Nam trên trường quốc tế.
=> Hội nghị lần thứ 24 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (9/1975) đã đề ra nhiệm vụ thống nhất đất nước về mặt Nhà nước.
a. Trình bày những hạn chế về điều kiện tự nhiên đối với phát triển kinh tế - xã hội của vùng Đồng bằng sông Cửu Long.
b. Vùng đồng bằng sông Cửu Long cần có biện pháp gì để thích ứng với tình hình biến đổi khí hậu hiện nay?
Hướng dẫn giải:
a. Hạn chế về điều kiện tự nhiên đối với phát triển kinh tế - xã hội của vùng Đồng bằng sông Cửu Long:
- Đồng bằng sông Cửu Long có diện tích đất nhiễm phèn và nhiễm mặn lớn.
- Mùa khô kéo dài khoảng 5 tháng, từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau gây thiếu nước cho sản xuất và sinh hoạt.
- Tác động của biến đổi khí hậu làm gia tăng tình trạng xâm nhập mặn, hạn hán, lũ lụt, sạt lở bờ sông, bờ biển,...
b. Một số biện pháp thích ứng với biến đổi khí hậu ở châu thổ sông Cửu Long:
* Trong nông nghiệp:
- Lai tạo các giống cây trồng chịu mặn, chịu hạn;
- Chuyển đổi đất trồng lúa sang trồng cây khác hoặc nuôi trồng thuỷ sản ở các khu vực đất bị nhiễm phèn, nhiễm mặn, hạn hán.
- Xây dựng các mô hình kinh tế sống chung với lũ; thích ứng nước lợ, nước mặn, thích ứng với thiên tai.
- Trồng rừng và bảo vệ rừng ngập mặn; xây dựng kênh mương, xây dựng đê biển, kè chắn sóng, cống ngăn mặn,...
* Trong du lịch:
- Khai thác những loại hình du lịch thích ứng với biến đổi khí hậu, trọng tâm là du lịch sinh thái gắn với sông nước, miệt vườn, rừng ngập mặn, rừng tràm; du lịch cộng đồng thân thiện với môi trường, bảo vệ cảnh quan thiên nhiên.
- Đối với cộng đồng, cần có các biện pháp để đảm bảo nguồn nước sạch phục vụ sinh hoạt, đặc biệt trong mùa khô.