Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Phần 2 SVIP
4. Nội dung trữ tình
4.1. Tiến trình phát triển nỗi nhớ của người tù cộng sản
Gì sâu bằng những trưa thương nhớ
Hiu quạnh bên trong một tiếng hò!
- Không khí trưa hè oi ả, bức bối trong nhà giam. Tiếng hò của người bạn tù cất lên khiến cho không gian càng thêm hiu quạnh, ảo não, ảm đạm.
a. Nhớ cảnh vật quê hương
Đâu gió cồn thơm đất nhả mùi
Đâu ruồng tre mát thở yên vui
Đâu từng ô mạ xanh mơn mởn
Đâu những nương khoai ngọt sắn bùi?
- Kéo theo đó là những kí ức về cuộc sống quê hương tự do, thanh bình. Đó là những ngày tháng còn yên ấm, là hình hài và linh hồn vốn có của quê hương:
+ gió cồn thơm đất nhả mùi
+ ruồng tre mát thở yên vui
+ từng ô mạ xanh mơn mởn
+ những nương khoai ngọt sắn bùi
- Nghệ thuật điệp cấu trúc các câu hỏi tu từ “Đâu…Đâu…?” cho thấy nỗi nhớ cồn cào, ráo riết như cơn sóng lớn xoắn lấy tâm trí người cộng sản.
Đâu những đường con bước vạn đời
Xóm nhà tranh thấp ngủ im hơi
Giữa dòng ngày tháng âm u đó
Không đổi, nhưng mà trôi cứ trôi...
- Nhớ hình ảnh quê hương xinh đẹp, trù phú càng khắc sâu kí ức về những tháng năm nô lệ tăm tối, ảo não mà người tù cộng sản đã chứng kiến:
+ Xóm nhà tranh thấp ngủ im hơi
+ ngày tháng âm u
+ không đổi…trôi cứ trôi
→ Những hình ảnh tượng trưng.
- Hình ảnh quê hương ngày qua tháng lại oằn mình trong xiềng xích thực dân u tối, ngột ngạt khiến cho cảm xúc trào lên đau đớn uất nghẹn.
- Đọc những câu thơ “Xóm nhà tranh thấp ngủ im hơi…nhưng mà trôi cứ trôi” ta dường như cảm nhận được một sức sống dai dẳng vẫn chảy âm ỉ trong mảnh đất quê hương, quyết không khuất phục mà thay vào đó nuôi dưỡng niềm tin một ngày sẽ vùng lên lật đổ ách nô lệ thay đổi vận mệnh.
b. Nhớ con người quê hương
Đâu những lưng cong xuống luống cày
Mà bùn hy vọng nức hương ngây
Và đâu hết những bàn tay ấy
Vãi giống tung trời những sớm mai?
- Từ khung cảnh đồng lúa, ô mạ, hình ảnh của những người nông dân cần lao cũng từ từ hiện ra:
- Nghệ thuật ẩn dụ, hoán dụ tạo nên những hình ảnh tượng trưng mang hơi thở lãng mạn.
Đâu những chiều sương phủ bãi đồng
Lúa mềm xao xác ở ven sông
Vẳng lên trong tiếng xe lùa nước
Một giọng hò đưa hố não nùng
- Một lần nữa, những kí ức đẹp đẽ càng khắc sâu nỗi buồn của thực tại. Cuộc sống của người dân thôn quê vẫn tiếp diễn, nhưng là trong nhịp điệu ảo não, ảm đạm của cả người và vật: “chiều sương phủ bãi đồng”, “lúa mềm xao xác”, “vẳng…giọng hò đưa hố não nùng”. Những hình ảnh này đưa nhịp điệu thơ vừa ngân vang lại trùng xuống, da diết, ám ảnh. Cuộc sống hiện tại hiu hắt, ảm đạm, quạnh quẽ, bởi con người và quê hương đã mất đi tự do.
Đâu dáng hình quen, đâu cả rồi
Sao mà cách biệt, quá xa xôi
Chao ôi thương nhớ, chao thương nhớ
Ôi mẹ già xa đơn chiếc ơi!
Đâu những hồn thân tự thuở xưa
Những hồn quen dãi gió dầm mưa
Những hồn chất phác hiền như đất
Khoai sắn tình quê rất thiệt thà!
- Nỗi nhớ thương đẩy lên những cảm xúc xót xa tột cùng.
- Điệp khúc trong thơ là sự kiếm tìm ráo riết những điều thân thuộc nhất với người cộng sản, càng khắc sâu thực tại bị cầm tù, uất hận và thấm thía nỗi đau khi mất đi tự do.
c. Nhớ bước đường hoạt động cách mạng vừa qua
- Ý chí cách mạng như trỗi dậy trong người chiến sĩ. Đã từng đau đớn chứng kiến những cuộc biến đổi thăng trầm của quê hương, đã từng hân hoan khi tìm được con đường lí tưởng cộng sản:
Đâu những ngày xưa, tôi nhớ tôi
Băn khoăn đi kiếm lẽ yêu đời
Vơ vẩn theo mãi vòng quanh quẩn
Muốn thoát, than ôi, bước chẳng rời
Rồi một hôm nào, tôi thấy tôi
Nhẹ nhàng như con chim cà lơi
Say đồng hương nắng vui ca hát
Trên chín tầng cao bát ngát trời...
- Lời thơ phát triển dựa trên logic của nỗi nhớ. Dòng xúc cảm từ đó tuôn trào tự nhiên mà tha thiết, nhưng người đọc vẫn có thể nắm bắt và đồng cảm.
d. Những khát khao cao đẹp
Cho tới chừ đây, tới chừ đây
Tôi mơ qua cửa khám bao ngày
Tôi thu tất cả trong thầm lặng
Như cánh chim buồn nhớ gió mây.
- Những làn sóng căm thù thực tại cuộn trào trong trái tim người tù cách mạng, và biện pháp điệp nối tiếp trong câu thơ đã thể hiện rõ điều đó: “Cho tới chừ đây, tới chừ đây/ Tôi mơ qua cửa khám bao ngày”.
- Hoàn cảnh đã vun đắp ý chí cách mạng, lòng khao khát tự do và ước vọng giải phóng dân tộc khỏi xiềng xích nô lệ.
4.2. Vẻ đẹp phẩm chất của người tù cộng sản
- Chân thành, trung hậu, có tình cảm gắn bó sâu nặng với gia đình, quê hương và đặc biệt với những người lao khổ.
- Lí tưởng cách mạng nhiệt thành, sôi nổi, khao khát tự do, cống hiến và giải phóng dân tộc khỏi ách nô lệ.
4.3. Triết lí được gửi gắm trong tác phẩm
- Ý thức được sự tự do đối với con người là vô cùng đáng quý.
- Áp bức con người sẽ dẫn đến những bùng nổ đấu tranh dữ dội hơn.
- Phải luôn hướng tìm ánh sáng lạc quan và giữ lửa yêu sống dù trong bóng tối lao khổ.
5. Mạch cấu tứ
- Dựa theo trình tự phát triển của nỗi nhớ tha thiết với nhiều cung bậc từ hân hoan đến ưu sầu, trĩu nặng, tất cả đan cài, kết bện vào nhau để tạo nên sự phong phú trong tâm hồn và xúc cảm của nhân vật trữ tình. Kéo theo nỗi nhớ là các hình ảnh vừa cụ thể, vừa mang tính biểu tượng.
- Sự lặp lại của tiếng hò qua các khổ 1, 4, 7, 13 dẫn dắt các cung bậc khác nhau của nỗi nhớ, đóng vai trò bản lề để kết nối hai không gian (bên trong - bên ngoài) và hai thời gian (hiện tại - quá khứ), đồng thời tạo một nhạc tính hấp dẫn cho bài thơ.
III. Tổng kết
1. Nội dung
- Tâm trạng của nhân vật trữ tình: nhớ đồng cồn cào do tác động của một tiếng hò vẳng lên trong không gian tù ngục hiu quạnh lúc buổi trưa, từ đó mở ra những miền kí ức về bản thân, gia đình, bạn bè, quê hương, thôi thúc khát vọng tự do và lí tưởng giải phóng.
- Phẩm chất của nhân vật trữ tình: chân thành, trung hậu, có tình cảm gắn bó sâu nặng với gia đình, quê hương, đặc biệt với những người lao khổ.
2. Nghệ thuật
Bạn có thể đăng câu hỏi về bài học này ở đây