Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Phần 1 SVIP
NGUYỆT CẦM - XUÂN DIỆU
I. Đọc - tìm hiểu chung
1. Tác giả: Xuân Diệu (1916 - 1985)
- Quê quán: Hà Tĩnh.
- Dù là thời kì trước hay sau Cách mạng, Xuân Diệu đều hăng say hoạt động trong lĩnh vực văn hóa nghệ thuật. Cả cuộc đời ông gắn bó với nền văn học dân tộc.
- Ông được tôn xưng là nhà thơ “mới nhất trong các nhà thơ mới” (Hoài Thanh) bởi Xuân Diệu là tiếng thơ thể hiện đầy đủ nhất cho ý thức cá nhân của “cái tôi” thơ mới đồng thời mang đậm bản sắc riêng.
- Thơ Xuân Diệu là những cách tân ngôn ngữ nghệ thuật mới mẻ, độc đáo, tiếp thu từ văn hóa Tây học góp phần đẩy mạnh quá trình hiện đại hóa văn học Việt Nam thế kỉ XX.
- Một số tác phẩm thơ tiêu biểu: Thơ thơ (1938), Gửi hương cho gió (1945), Riêng chung (1960),…
2. Tác phẩm
a. HCST: Đăng lần đầu trên báo “Ngày nay”, sau được in trong tập “Gửi hương cho gió” (1945).
b. Thể loại, thể thơ
- Thể loại: thơ trữ tình
- Thể thơ: 7 chữ
c. Đề tài, chủ đề
- Đề tài: về tiếng đàn trong đêm trăng.
- Chủ đề: thể hiện sự tương ứng giao cảm giữa ánh sáng - thiên nhiên - âm nhạc - con người, cũng như giữa vạn vật với nhau.
II. Đọc - tìm hiểu chi tiết
1. Nhan đề: Nguyệt cầm
- Nghĩa thực:
+ “Nguyệt cầm” là tên một loại đàn cổ có xuất xứ từ Trung Quốc, hộp đàn có hình tròn như mặt trăng.
+ “Nguyệt cầm” có thể hiểu là “nguyệt” (trăng) và “cầm” (đàn), tức là tiếng đàn trong đêm trăng.
- Nghĩa tượng trưng:
+ Gợi ra một thế giới lung linh huyền bí, mê hoặc, âm u đầy biến ảo giữa nội tâm con người - âm thanh - ánh sáng - thiên nhiên, cũng là giữa vạn vật với nhau.
2. Nhân vật trữ tình là “tôi”, người lắng nghe tiếng đàn nguyệt trong đêm trăng.
3. Nội dung trữ tình
3.1. Khổ 1
Trăng nhập vào dây cung nguyệt lạnh,
Trăng thương, trăng nhớ, hỡi trăng ngần.
Đàn buồn, đàn lặng, ôi đàn chậm!
Mỗi giọt rơi tàn như lệ ngân.
- Câu thơ đầu “trăng nhập vào dây cung nguyệt lạnh”:
+ Ngắt nhịp linh hoạt.
+ Động từ “nhập”: nghĩa là hợp lại, gộp lại thành một chỉnh thể, cũng có thể hiểu “nhập” theo nghĩa tâm linh, huyền bí (nhập đồng, nhập xác…).
→ Có thể thấy ở đây là sự cộng hưởng, giao thoa giữa hai hình ảnh một cách tài tình: “đàn” hay “trăng/ nguyệt” vốn đã gặp gỡ ở một từ “cung”, nay lại “nhập” vào nhau đầy biến ảo: trăng nhập vào đàn như hồn nhập vào xác, làm rùng lên cái “lạnh” âm u, huyền hoặc; hay là âm thanh từ đàn quyến luyến, mê hoặc, mời gọi, khiến hồn trăng như xáo động, càng làm tăng thêm sự lạnh lẽo cô liêu nơi cung nguyệt.
- Nếu câu thơ đầu thể hiện một khoảng cách bị xóa nhòa giữa hai hình ảnh “trăng” và “nguyệt” thì câu thơ thứ hai và ba dường như lại đẩy xa khoảng cách giữa hai đối tượng:
Trăng thương, trăng nhớ, hỡi trăng ngần.
Đàn buồn, đàn lặng, ôi đàn chậm!
+ “Trăng” và “đàn” như trở thành hai đối tượng của một mối quan hệ yêu đương tha thiết nhưng đau khổ, những cảm xúc tương ứng nhau, đắp bồi nhau, đeo đuổi nhau dồn dập, da diết: “thương - buồn”, “nhớ - lặng”, “hỡi trăng ngần - ôi đàn chậm”.
+ Nghệ thuật điệp ngữ; sử dụng liên tiếp các từ ngữ bộc lộ cảm xúc mạnh, nhịp thơ linh hoạt, đều đặn.
→ Hình ảnh “trăng” và “đàn” thấm đượm nội tâm và xúc cảm của những con người yêu đương nhưng phải chịu đau khổ. Âm thanh, ánh sáng và hồn người bắt đầu rung cảm, giao thoa, rồi dần hòa nhập.
- Hình ảnh “giọt rơi như lệ ngân”:
+ Từ “giọt” vốn dùng để đo lường chất lỏng, vốn phải đi cùng với từ “lệ” nhưng trong câu thơ “giọt” và “lệ” lại bị tách ra thành hai chủ thể, có thể là sự cô lại của ánh sáng, âm thanh hoặc nỗi sầu. → Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác.
+ Chữ “tàn” là hệ quả của nỗi ly biệt, khổ đau, những khát vọng bị đứt đoạn. “Tàn” là một trạng thái động, bổ nghĩa cho từ “rơi” khiến cho nỗi buồn càng thêm da diết, ám ảnh, ảo não.
→ Âm thanh tích tụ mối sầu ở cảnh, ở tình kết thành giọt rơi giữa đêm vắng. Những giọt trong trạng thái tàn kiệt, héo úa cứ chơi vơi giữa lòng vũ trụ, giữa lòng thi sĩ. Dư âm của nó cứ đọng dần, đọng dần đong đầy tâm hồn cô vắng.
Bạn có thể đăng câu hỏi về bài học này ở đây