Bài học cùng chủ đề
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Ôn tập (Phần 1) SVIP
Lưu ý: Ở điểm dừng, nếu không thấy nút nộp bài, bạn hãy kéo thanh trượt xuống dưới.
Bạn phải xem đến hết Video thì mới được lưu thời gian xem.
Để đảm bảo tốc độ truyền video, OLM lưu trữ video trên youtube. Do vậy phụ huynh tạm thời không chặn youtube để con có thể xem được bài giảng.
Nội dung này là Video có điểm dừng: Xem video kết hợp với trả lời câu hỏi.
Nếu câu hỏi nào bị trả lời sai, bạn sẽ phải trả lời lại dạng bài đó đến khi nào đúng mới qua được điểm dừng.
Bạn không được phép tua video qua một điểm dừng chưa hoàn thành.
Dữ liệu luyện tập chỉ được lưu khi bạn qua mỗi điểm dừng.
GIÓ LẠNH ĐẦU MÙA
(Thạch Lam)
Sơn đã mặc xong áo ấm áp: cả cái áo dạ chỉ đỏ lẫn áo vệ sinh, ngoài lại mặc phủ cái áo vải thâm dài. Sơn đứng trên giường trước mặt mẹ, đã quay đi quay lại ba bốn lần để mẹ Sơn ngắm áo. Sau cùng, mẹ Sơn vuốt các tà áo cho phẳng phiu, rồi đẩy Sơn ra, bảo:
- Thôi, con đi chơi.
Sơn xúng xính rủ chị ra chợ chơi. Nhà Sơn ở quay lưng vào chợ, cạnh một dãy nhà lá của những người nghèo khổ mà Sơn quen biết cả vì họ vẫn vào vay mượn ở nhà Sơn. Sơn biết lũ trẻ con các gia đình ấy chắc bây giờ đương đợi mình ở cuối chợ để đánh khăng, đánh đáo.
Không phải ngày phiên, nên chợ vắng không. Mấy cái quán chơ vơ lộng gió, rác bẩn rải rác lẫn với lá rụng của cây đề. Gió thổi mạnh làm Sơn thấy lạnh, và cay mắt. Nhưng chân trời trong hơn mọi hôm, những làng ở xa Sơn thấy rõ như ở gần. Mặt đất rắn lại và nứt nẻ những đường nho nhỏ, kêu vang lên lanh tanh dưới nhịp guốc của hai chị em.
Đến cuối chợ đã thấy lũ trẻ đang quây quần chơi nghịch. Chúng nó thấy chị em Sơn đến đều lộ vẻ vui mừng, nhưng chúng vẫn đứng xa, không dám vồ vập. Chúng như biết cái phận nghèo hèn của chúng vậy, tuy Sơn và chị vẫn thân mật chơi đùa với lũ trẻ, chứ không kiêu kỳ và khinh khỉnh như các em họ của Sơn.
Thằng Cúc, thằng Xuân, con Tý, con Túc sán gần giương đôi mắt ngắm bộ quần áo mới của Sơn. Sơn nhận thấy chúng ăn mặc không khác ngày thường, vẫn những bộ quần áo nâu bạc đã rách vá nhiều chỗ. Nhưng hôm nay, môi chúng nó tím lại, và qua những chỗ áo rách, da thịt thâm đi. Mỗi cơn gió đến, chúng lại run lên, hàm răng đập vào nhau.
Thằng Xuân đến mó vào chiếc áo của Sơn, nó chưa thấy cái áo như thế bao giờ. Sơn lật vạt áo thâm, chìa áo vệ sinh và áo dạ cho cả bọn xem. Một đứa tắc lưỡi, nói:
- Cái áo này mặc thì nóng lắm. Chắc mua phải đến một đồng bạc chứ không ít, chúng mày nhỉ.
Đứa khác nói:
- Ngày trước thầy tao cũng có một cái áo như thế, về sau bán cho ông lý mất.
Con Túc ngây ngô giương đôi mắt lên hỏi Sơn:
- Cái này cậu mua tận Hà Nội phải không?
Sơn ưỡn ngực đáp:
- Ở Hà Nội, chứ ở đây làm gì có. Mẹ tôi còn hẹn mua cho tôi một cái áo len nhiều tiền hơn nữa kia.
Chị Lan bỗng giơ tay vẫy một con bé, từ nãy vẫn đứng dựa vào cột quán, gọi:
- Sao không lại đây, Hiên? Lại đây chơi với tôi.
Hiên là đứa con gái bên hàng xóm, bạn với Lan và Duyên. Sơn thấy chị gọi nó không lại, bước đến gần, trông thấy con bé co ro đứng bên cột quán, chỉ mặc có manh áo rách tả tơi, hở cả lưng và tay. Chị Lan cũng đến hỏi:
- Sao áo của mày rách thế Hiên? Áo lành đâu không mặc? Con bé bịu xịu nói:
- Hết áo rồi, chỉ còn cái này.
- Sao không bảo u mày may cho?
Sơn bây giờ mới chợt nhớ ra là mẹ cái Hiên rất nghèo, chỉ có nghề đi mò cua bắt ốc thì còn lấy đâu ra tiền mà sắm áo cho con nữa. Sơn thấy động lòng thương, cũng như ban sáng Sơn đã nhớ thương đến em Duyên ngày trước vẫn chơi cùng với Hiên, đùa nghịch ở vườn nhà. Một ý nghĩ tốt bỗng thoáng qua trong trí, Sơn lại gần chị thì thầm:
- Hay là chúng ta đem cho nó cái áo bông cũ, chị ạ.
- Ừ, phải đấy. Để chị về lấy.
Với lòng ngây thơ của tuổi trẻ, chị Lan hăm hở chạy về nhà lấy áo. Sơn đứng lặng yên đợi, trong lòng tự nhiên thấy ấm áp, vui vui.
Nhưng cái vui của Sơn không được bao lâu. Bữa cơm về tới nhà, Sơn không thấy mẹ đâu cả, hỏi vú già:
- Mợ tôi đi đâu hở vú?
- Chị Lan và cậu cứ ăn cơm trước đi. Mợ còn đi ăn cỗ đến trưa mới về.
Rồi vú già nhìn rõ vào mặt Sơn hỏi:
- Có phải cậu đem cho con Hiên cái áo bông cũ phải không?
Sơn ngạc nhiên đáp:
- Phải. Nhưng sao vú biết?
- Con Sinh nó nói với tôi đấy (Sinh là đứa em họ của Sơn, vẫn hay nói hỗn với vú già, nên vú ấy ghét). Nó lại còn bảo hễ mợ về nó sẽ sang mách với mợ cho cậu phải đòn.
Sơn lo quá, sắp ăn, bỏ đũa đứng dậy, van:
- Thế bây giờ làm thế nào, hở vú? Mợ tôi biết thì chết.
- Ai bảo cậu dại dột đem cho áo nó? Bây giờ cậu sang bảo cái Hiên trả lại thì không việc gì.
Sơn vội vàng ra chợ tìm cái Hiên nhưng không thấy con bé ở đó. Đến nhà cũng không thấy ai, mẹ nó cũng không có nhà. Hai chị em lo sợ, đi ra cánh đồng tìm cũng không gặp. Gần đến buổi chiều, Sơn và chị chưa đòi được áo. Lan trách em:
- Sao em lại nghĩ đem cho nó cái áo ấy, có phải bây giờ mẹ mắng chết không.
- Ai bảo chị về lấy? Nếu chị không về lấy thì em biết đâu.
Chị Lan đấu dịu:
- Thôi, bây giờ phải về nhà vậy chứ biết làm thế nào.
- Nhưng mà em sợ lắm.
Chị Lan thở dài, nắm chặt lấy tay em, an ủi:
- Đằng nào cũng phải về cơ mà. May ra có lẽ mợ không mắng đâu.
Hai chị em lo lắng dắt nhau lẻn về nhà. Đến cửa, Sơn nghe thấy tiếng mẹ nói ở trong với tiếng một người đàn bà khác nữa, nghe quen quen. Lan dắt tay Sơn khép nép bước vào, hai chị em ngạc nhiên đứng sững ra khi thấy mẹ con Hiên đang ngồi ở cái ghế con trên đất trước mặt mẹ, tay cầm cái áo bông cũ.
Thấy hai con về, mẹ Sơn ngửng lên nhìn rồi nghiêm nghị bảo:
- Kìa, hai cô cậu đã về kia. Thế áo bông của tôi đâu mà tự tiện đem cho đấy?
Sơn sợ hãi, cúi đầu lặng im, nép vào sau lưng chị. Bác Hiên vừa cười vừa nói:
- Tôi về thấy cháu nó mặc cái áo bông tôi hỏi ngay. Nó bảo của cậu Sơn cho nó. Tôi biết cậu ở đây đùa, nên tôi phải vội vàng đem lại đây trả mợ. Thôi, bây giờ, xin phép mợ tôi về.
Mẹ Sơn hỏi:
- Con Hiên không có cái áo à?
- Bẩm nhà cháu độ này khổ lắm, chẳng để dành được đồng nào may áo cho con cả. Thành thử vẫn cái áo từ năm ngoái nó mặc mãi.
Mẹ Sơn với cái âu đồng, lấy tiền đưa cho bác Hiên:
- Đây, tôi cho mượn năm hào cầm về mà may áo cho con.
Khi bác Hiên bước ra khỏi cửa, mẹ Sơn vẫy hai con lại gần, rồi âu yếm ôm vào lòng mà bảo:
- Hai con tôi quý quá, dám tự do lấy áo đem cho người ta không sợ mẹ mắng ư?
(Thạch Lam, Gió lạnh đầu mùa, in trong Văn chương Tự Lực văn đoàn, tập ba, NXB Giáo dục, Hà Nội, 2001)
Chủ đề của văn bản Gió lạnh đầu mùa là gì?
GIÓ LẠNH ĐẦU MÙA
(Thạch Lam)
Sơn đã mặc xong áo ấm áp: cả cái áo dạ chỉ đỏ lẫn áo vệ sinh, ngoài lại mặc phủ cái áo vải thâm dài. Sơn đứng trên giường trước mặt mẹ, đã quay đi quay lại ba bốn lần để mẹ Sơn ngắm áo. Sau cùng, mẹ Sơn vuốt các tà áo cho phẳng phiu, rồi đẩy Sơn ra, bảo:
- Thôi, con đi chơi.
Sơn xúng xính rủ chị ra chợ chơi. Nhà Sơn ở quay lưng vào chợ, cạnh một dãy nhà lá của những người nghèo khổ mà Sơn quen biết cả vì họ vẫn vào vay mượn ở nhà Sơn. Sơn biết lũ trẻ con các gia đình ấy chắc bây giờ đương đợi mình ở cuối chợ để đánh khăng, đánh đáo.
Không phải ngày phiên, nên chợ vắng không. Mấy cái quán chơ vơ lộng gió, rác bẩn rải rác lẫn với lá rụng của cây đề. Gió thổi mạnh làm Sơn thấy lạnh, và cay mắt. Nhưng chân trời trong hơn mọi hôm, những làng ở xa Sơn thấy rõ như ở gần. Mặt đất rắn lại và nứt nẻ những đường nho nhỏ, kêu vang lên lanh tanh dưới nhịp guốc của hai chị em.
Đến cuối chợ đã thấy lũ trẻ đang quây quần chơi nghịch. Chúng nó thấy chị em Sơn đến đều lộ vẻ vui mừng, nhưng chúng vẫn đứng xa, không dám vồ vập. Chúng như biết cái phận nghèo hèn của chúng vậy, tuy Sơn và chị vẫn thân mật chơi đùa với lũ trẻ, chứ không kiêu kỳ và khinh khỉnh như các em họ của Sơn.
Thằng Cúc, thằng Xuân, con Tý, con Túc sán gần giương đôi mắt ngắm bộ quần áo mới của Sơn. Sơn nhận thấy chúng ăn mặc không khác ngày thường, vẫn những bộ quần áo nâu bạc đã rách vá nhiều chỗ. Nhưng hôm nay, môi chúng nó tím lại, và qua những chỗ áo rách, da thịt thâm đi. Mỗi cơn gió đến, chúng lại run lên, hàm răng đập vào nhau.
Thằng Xuân đến mó vào chiếc áo của Sơn, nó chưa thấy cái áo như thế bao giờ. Sơn lật vạt áo thâm, chìa áo vệ sinh và áo dạ cho cả bọn xem. Một đứa tắc lưỡi, nói:
- Cái áo này mặc thì nóng lắm. Chắc mua phải đến một đồng bạc chứ không ít, chúng mày nhỉ.
Đứa khác nói:
- Ngày trước thầy tao cũng có một cái áo như thế, về sau bán cho ông lý mất.
Con Túc ngây ngô giương đôi mắt lên hỏi Sơn:
- Cái này cậu mua tận Hà Nội phải không?
Sơn ưỡn ngực đáp:
- Ở Hà Nội, chứ ở đây làm gì có. Mẹ tôi còn hẹn mua cho tôi một cái áo len nhiều tiền hơn nữa kia.
Chị Lan bỗng giơ tay vẫy một con bé, từ nãy vẫn đứng dựa vào cột quán, gọi:
- Sao không lại đây, Hiên? Lại đây chơi với tôi.
Hiên là đứa con gái bên hàng xóm, bạn với Lan và Duyên. Sơn thấy chị gọi nó không lại, bước đến gần, trông thấy con bé co ro đứng bên cột quán, chỉ mặc có manh áo rách tả tơi, hở cả lưng và tay. Chị Lan cũng đến hỏi:
- Sao áo của mày rách thế Hiên? Áo lành đâu không mặc? Con bé bịu xịu nói:
- Hết áo rồi, chỉ còn cái này.
- Sao không bảo u mày may cho?
Sơn bây giờ mới chợt nhớ ra là mẹ cái Hiên rất nghèo, chỉ có nghề đi mò cua bắt ốc thì còn lấy đâu ra tiền mà sắm áo cho con nữa. Sơn thấy động lòng thương, cũng như ban sáng Sơn đã nhớ thương đến em Duyên ngày trước vẫn chơi cùng với Hiên, đùa nghịch ở vườn nhà. Một ý nghĩ tốt bỗng thoáng qua trong trí, Sơn lại gần chị thì thầm:
- Hay là chúng ta đem cho nó cái áo bông cũ, chị ạ.
- Ừ, phải đấy. Để chị về lấy.
Với lòng ngây thơ của tuổi trẻ, chị Lan hăm hở chạy về nhà lấy áo. Sơn đứng lặng yên đợi, trong lòng tự nhiên thấy ấm áp, vui vui.
Nhưng cái vui của Sơn không được bao lâu. Bữa cơm về tới nhà, Sơn không thấy mẹ đâu cả, hỏi vú già:
- Mợ tôi đi đâu hở vú?
- Chị Lan và cậu cứ ăn cơm trước đi. Mợ còn đi ăn cỗ đến trưa mới về.
Rồi vú già nhìn rõ vào mặt Sơn hỏi:
- Có phải cậu đem cho con Hiên cái áo bông cũ phải không?
Sơn ngạc nhiên đáp:
- Phải. Nhưng sao vú biết?
- Con Sinh nó nói với tôi đấy (Sinh là đứa em họ của Sơn, vẫn hay nói hỗn với vú già, nên vú ấy ghét). Nó lại còn bảo hễ mợ về nó sẽ sang mách với mợ cho cậu phải đòn.
Sơn lo quá, sắp ăn, bỏ đũa đứng dậy, van:
- Thế bây giờ làm thế nào, hở vú? Mợ tôi biết thì chết.
- Ai bảo cậu dại dột đem cho áo nó? Bây giờ cậu sang bảo cái Hiên trả lại thì không việc gì.
Sơn vội vàng ra chợ tìm cái Hiên nhưng không thấy con bé ở đó. Đến nhà cũng không thấy ai, mẹ nó cũng không có nhà. Hai chị em lo sợ, đi ra cánh đồng tìm cũng không gặp. Gần đến buổi chiều, Sơn và chị chưa đòi được áo. Lan trách em:
- Sao em lại nghĩ đem cho nó cái áo ấy, có phải bây giờ mẹ mắng chết không.
- Ai bảo chị về lấy? Nếu chị không về lấy thì em biết đâu.
Chị Lan đấu dịu:
- Thôi, bây giờ phải về nhà vậy chứ biết làm thế nào.
- Nhưng mà em sợ lắm.
Chị Lan thở dài, nắm chặt lấy tay em, an ủi:
- Đằng nào cũng phải về cơ mà. May ra có lẽ mợ không mắng đâu.
Hai chị em lo lắng dắt nhau lẻn về nhà. Đến cửa, Sơn nghe thấy tiếng mẹ nói ở trong với tiếng một người đàn bà khác nữa, nghe quen quen. Lan dắt tay Sơn khép nép bước vào, hai chị em ngạc nhiên đứng sững ra khi thấy mẹ con Hiên đang ngồi ở cái ghế con trên đất trước mặt mẹ, tay cầm cái áo bông cũ.
Thấy hai con về, mẹ Sơn ngửng lên nhìn rồi nghiêm nghị bảo:
- Kìa, hai cô cậu đã về kia. Thế áo bông của tôi đâu mà tự tiện đem cho đấy?
Sơn sợ hãi, cúi đầu lặng im, nép vào sau lưng chị. Bác Hiên vừa cười vừa nói:
- Tôi về thấy cháu nó mặc cái áo bông tôi hỏi ngay. Nó bảo của cậu Sơn cho nó. Tôi biết cậu ở đây đùa, nên tôi phải vội vàng đem lại đây trả mợ. Thôi, bây giờ, xin phép mợ tôi về.
Mẹ Sơn hỏi:
- Con Hiên không có cái áo à?
- Bẩm nhà cháu độ này khổ lắm, chẳng để dành được đồng nào may áo cho con cả. Thành thử vẫn cái áo từ năm ngoái nó mặc mãi.
Mẹ Sơn với cái âu đồng, lấy tiền đưa cho bác Hiên:
- Đây, tôi cho mượn năm hào cầm về mà may áo cho con.
Khi bác Hiên bước ra khỏi cửa, mẹ Sơn vẫy hai con lại gần, rồi âu yếm ôm vào lòng mà bảo:
- Hai con tôi quý quá, dám tự do lấy áo đem cho người ta không sợ mẹ mắng ư?
(Thạch Lam, Gió lạnh đầu mùa, in trong Văn chương Tự Lực văn đoàn, tập ba, NXB Giáo dục, Hà Nội, 2001)
Chi tiết nào dưới đây không phải là chi tiết tiêu biểu trong văn bản Gió lạnh đầu mùa?
TUỔI THƠ TÔI
Hổm rày ngồi ở quán Đo Đo nghe tiếng dế vẳng ra từ chậu cây um tùm cạnh chỗ ngồi vào những chiều mưa, tự nhiên thấy lòng buồn man mác. Tiếng dế, tiếng chim, tiếng đập cánh của bọ rầy là những âm thanh vọng về từ tuổi thơ. Những ai đã rời quê lên thành phố, hằng ngày tai quen nghe tiếng máy, tiếng xe, tiếng huyên náo phố thị, một hôm bất chợt nghe tiếng dế cất lên từ đâu đó thật gần, hẳn lòng cũng nao nao giống như tôi.
Tuổi thơ tôi lem luốc ngoài đồng, mùa hè nào cũng đội nắng lui cui khắp bờ bụi để bắt dế, tìm tổ chim, đào khoai, nhổ đậu, bẻ mía trộm hoặc chui vô vườn nhà hàng xóm để hái ổi, hái mận rồi ù té chạy khi chủ nhà suỵt chó xồ ra sủa ầm ĩ.
Đá dế là trò chơi gắn liền với thời thơ ấu của bất cứ đứa trẻ thôn quê nào. Bọn tôi thường nhốt dế trong hộp diêm, thức ăn cho dế là những nhánh cỏ non tơ nhất. Trước khi cho dế ra trận, bọn tôi bứt tóc buộc chân dế rồi quay tít. Dế quay mòng mòng, chóng mặt nên nổi khùng, vào trận là xông lên “liều mình như chẳng có”. Trong những cuốn sách về tuổi mới lớn của tôi, khi đặt bút viết những câu “thảm thiết” kiểu như “có phải em đang quay tôi như quay dế” ấy là lúc tôi đang mường tượng lại cảnh này.
Bạn bè tuổi thơ tôi có thằng Lợi. Lợi là thằng “trùm sò” nổi tiếng trong lớp tôi. Lúc nào nó cũng nghĩ đến chuyện “thu vén cá nhân”. Đứa nào nhờ chuyện gì nó cũng làm nhưng phải trả công cho nó đàng hoàng. Nó ra giá nghiêm chỉnh. Chép bài giùm là hai viên bi. Giữ dép trong giờ chơi thì một viên, Lợi “làm giàu” bằng cách đó.
Vậy mà một hôm tình cờ bắt được con dế lửa, Lợi quý lắm, ai đổi gì cũng không đổi. Tụi bạn gạ đổi mười viên bi, hai chục viên bi, Lợi vẫn từ chối. Tôi nhịn ăn sáng một tuần, đem năm đồng bạc năn nỉ nó bán con dế lửa cho tôi, nó vẫn nghênh nghênh lắc đầu thấy ghét.
Dế lửa có màu đỏ, nhỏ con hơn dế than nhưng đánh nhau không ai bì. Trong chiến trận, dế lửa nổi tiếng lì đòn. Dế lửa có hàm răng rất khỏe, có thể cắn đứt chân những con dế than to gấp đôi nó. Nhiều chú dế than chỉ mới thấy dế lửa phồng cánh gáy một tràng “rét re re”, chưa đánh đấm gì đã quay đầu bỏ chạy, lấy cọng cỏ cứng lùa thế nào cũng không chịu quay lại “võ đài”.
Tụi bạn trong lớp không gạ đổi được con dế lửa của Lợi, đâm ra ghét nó. Đứa nào cũng muốn làm Lợi bẽ mặt, ít nhất một lần. Nhưng không con dế nào thắng được con dế lửa của Lợi. Muốn thắng được Lợi, phải kiếm được một con dế lửa thứ hai, chiến hơn, lì hơn, ngon hơn. Nhưng không thể đào đâu ra. Dế lửa là thứ “cao thủ” quý hiếm, lâu lâu mới thấy “ra giang hồ” một con. Bờ thửa, đụn cát toàn dế than, dế nhũi, dế mọi, dế cơm.
Thằng Bảo bèn nghĩ mẹo. Đang ngồi trong lớp, nó thình lình thò tay tóm lấy túi quần Lợi, nó cầm hộp diêm nhốt dế qua lớp vải, lắc qua lắc lại thật mạnh. Nó xốc vài lần, con dế lửa nổi quạu, gáy inh ỏi.
Thầy Phu đang chép bài trên bảng, nghe dế gáy ầm ĩ trong lớp, giận dữ quay xuống. Nhìn bộ mặt xanh lè xanh lét của Lợi, thầy đoán ra ngay thủ phạm. Một phút sau, hộp dế của Lợi đã nằm trên bàn thầy trước ánh mắt hả hê của tụi bạn.
Tai họa của Lợi chưa dừng lại ở đó. Lợi chắc mẩm sau buổi học, thế nào thầy Phu cũng trả lại hộp dế cho nó. Thầy Phu cũng có ý đó thật. Nhưng đến khi tiếng trống tan trường vang lên, thầy tìm hoài không thấy hộp dế đâu. Đến khi thầy sực nhớ ra, nhấc chiếc cặp to đùng lên, hộp diêm của Lợi đã bị đè xẹp lép từ đời nào.
Lợi khóc rưng rức khi đón cái hộp diêm méo mó từ tay thầy. Tôi nhớ gương mặt thầy Phu lúc đó trông áy náy ghê lắm, thầy có xin lỗi đứa học trò nhưng Lợi không nghe thấy. Nó mải khóc, cặp mắt đỏ hoe, nước mắt nước mũi chảy thành dòng.
Tất cả bọn tôi đều thấy lòng chùng xuống. Chẳng đứa nào sung sướng vì “trả thù” được Lợi nữa. Chẳng ai muốn thấy một “cao thủ dế” qua đời bằng cách đó. Bọn tôi chỉ ghét Lợi thôi chứ không ghét con dế lửa của nó. Mà ngay cả Lợi, khi nhìn thấy nó khóc như mưa bấc, bọn tôi cũng tan nát cõi lòng, chẳng còn tâm trạng nào mà ghét nó nữa.
Lợi chôn chú dế lửa dưới gốc cây bời lời sau vườn nhà nó. Nó đặt chú dế thân yêu vào hộp các-tông rồi kiếm một tờ báo có in màu bọc lại, buộc quanh bằng những sợi lá chuối tước mảnh. Đám tang chú dế, bọn tôi đều có mặt, im lìm, buồn bã, trang nghiêm.
Không biết nghe đứa nào báo mà thầy Phu cũng đến. Thầy chắp hai tay sau lưng, lặng lẽ đứng nhìn Lợi “cử hành tang lễ” cho chú dế.
Tôi cầm cuốc phụ Lợi đào đất. Tôi cố đào cho thật sâu và vuông vức.
Khi Lợi đặt chiếc hộp các-tông vào hố, cặm cụi sửa sang cho chiếc hộp nằm ngay ngắn, cả bọn xúm vào ném từng hòn sỏi nhặt được chung quanh lên quan tài của chú dế rồi thi nhau lấp đất cho thật đầy.
Khi ngôi mộ của chú dế đã vun cao, Lợi cắm lên đó những nhánh cỏ tươi rồi như không kềm được, nó bật khóc nức nở.
Tới lúc đó, thầy Phu không đứng bất động chắp tay sau lưng nữa. Thầy bước tới một bước và đưa tay ra, bấy giờ bọn tôi mới biết nãy giờ thầy vẫn giấu sau lưng một vòng hoa kết bằng những bông hoa tim tím.
Thầy bùi ngùi đặt vòng hoa lên mộ chú dế, rồi xoa tay lên mái tóc bù xù như tổ quạ của Lợi, thầy buồn buồn nói: “Đừng giận thầy nghe con.”
Thầy Phu bây giờ đã qua đời, Lợi đã rất lâu tôi chưa gặp lại mặc dù lần nào về quê tôi cũng đi tìm nó. Nghe nói nó đã đi lập nghiệp phương xa. Cuộc sống bao nhiêu chuyện chất chồng, bề bộn, tôi tưởng đã quên bẵng nó, cũng như quên bẵng câu chuyện này.
Nhưng tối nay có tiếng dế gáy vang bên cạnh chỗ tôi ngồi…
(Nguyễn Nhật Ánh, Tuổi thơ tôi, in trong Sương khói quê nhà, NXB Trẻ, 2012)
Đề tài của văn bản Tuổi thơ tôi là kỉ niệm thời thơ ấu về
CHIẾC LÁ CUỐI CÙNG
Khi hai người lên tới gác trên thì Giôn-xi đang ngủ. Xu kéo tấm mành mành xuống che kín cửa sổ và ra hiệu cho cụ Bơ-mơn sang buồng bên cạnh. Sang đến nơi, họ ngoái ra ngoài cửa sổ, sợ sệt nhìn cây thường xuân. Rồi họ nhìn nhau một lúc, không nói gì. Một cơn mưa lạnh lẽo dai dẳng, lẫn với tuyết đang đổ xuống. Cụ Bơ-mơn mặc chiếc sơ mi cũ màu xanh, trong tư thế một tay thợ mỏ già, ngồi trên cái ấm đun nước lật úp giả làm một tảng đá.
Sáng hôm sau, Xu tỉnh dậy sau khi chợp mắt được một giờ thì thấy Giôn-xi đang mở to cặp mắt thẫn thờ nhìn tấm mành mành màu xanh đã kéo xuống.
- Kéo nó lên, em muốn xem, - cô thều thào ra lệnh.
Xu làm theo một cách chán nản.
Nhưng, ô kìa sau trận mưa vùi dập và những cơn gió phũ phàng kéo dài cả một đêm, tưởng chừng như không bao giờ dứt, vẫn còn một chiếc lá thường xuân bám trên bức tường gạch. Đó là chiếc lá cuối cùng trên cây. Tuy ở gần cuống lá còn giữ màu xanh sẫm, nhưng rìa lá hình răng cưa đã nhuốm màu vàng úa, chiếc lá vẫn dũng cảm treo bám vào cành, cách mặt đất chừng hai mươi bộ.
Đó là chiếc lá cuối cùng, - Giôn-xi nói. - “Em tưởng chắc nó đã rơi đêm qua rồi. Em nghe thấy gió thổi. Hôm nay nó sẽ rụng thôi và cùng lúc đó thì em cũng sẽ chết.
- Em thân yêu, - Xu nói, cúi khuôn mặt hốc hác xuống gần gối. Nếu em không còn muốn nghĩ đến mình nữa thì hãy nghĩ đến chị. Chị sẽ làm gì đây?
Nhưng Giôn-xi không trả lời. Trong thế gian này, cái cô đơn nhất là một tâm hồn đã chuẩn bị sẵn sàng cho chuyến đi xa xôi, bí ẩn của mình. Khi những dây ràng buộc cô với tình bạn và với thế gian này cứ lơi lỏng dần từng sợi một, ý nghĩ kì quặc kia hình như lại càng choán lấy tâm trí cô mạnh mẽ hơn.
Ngày hôm đó trôi qua và ngay cả trong ánh hoàng hôn, họ vẫn trông thấy chiếc lá thường xuân đơn độc bám chặt lấy cái cuống của nó trên tường. Và rồi khi màn đêm buông xuống, gió bấc lại lồng lên, trong khi cơn mưa vẫn đập mạnh vào cửa sổ và từ mái hiên thấp kiểu Hà Lan.
Khi trời vừa hửng sáng thì Giôn-xi, con người tàn nhẫn, lại ra lệnh kéo mành lên.
Chiếc lá thường xuân vẫn còn đó.
Giôn-xi nằm nhìn lá hồi lâu. Rồi cô gọi Xu đang quấy món cháo gà bên lò hơi đốt.
- Em thật là một con bé hư, chị Xu ạ, - Giôn-xi nói - Có một cái gì đó đã làm cho chiếc lá cuối cùng kia vẫn còn đấy để cho em thấy rằng mình đã tệ như thế nào. Muốn chết là một tội. Giờ thì chị có thể cho em xin tí cháo và chút sữa pha ít rượu vang, và… khoan, mang cho em chiếc gương tay trước đã, rồi xếp những chiếc gối lại quanh em, để em ngồi dậy xem chị nấu nướng.
Một giờ sau cô lại nói:
- Xu ơi, em hi vọng một ngày nào đó sẽ được vẽ vịnh Na-pô-li (Naples).
Buổi chiều bác sĩ tới và khi ông ta về, Xu kiếm cớ theo ông ra ngoài hành lang.
- Được năm phần mười rồi - bác sĩ nói và cầm lấy bàn tay mảnh dẻ run rẩy của Xu. - Chăm sóc chu đáo thì chị sẽ thắng. Bây giờ tôi phải xuống dưới nhà thăm một bệnh nhân khác. Tên ông cụ là Bơ-mơn, hình như là một nghệ sĩ thì phải. Cũng lại chứng sưng phổi. Ông cụ đã già yếu, bệnh tình nguy kịch, chẳng còn hi vọng gì, nhưng hôm nay ông cụ sẽ vào nằm bệnh viện để được chăm sóc chu đáo hơn.
Hôm sau, bác sĩ bảo Xu: “Cô ấy khỏi nguy hiểm rồi. Chị đã thắng. Giờ chỉ còn bồi dưỡng và chăm nom, thế thôi.”
Và buổi chiều hôm đó, Xu tới bên giường, nơi Giôn-xi đang nằm vui vẻ đan một chiếc khăn choàng len màu xanh thẫm rất vô dụng. Xu ôm lấy cả người Giôn-xi lẫn những chiếc gối.
- Chị có câu chuyện muốn nói với em, con chuột bạch của chị, cô nói. Hôm nay cụ Bơ-mơn đã chết vì sưng phổi ở bệnh viện rồi. Cụ ấy ốm chỉ có hai ngày. Buổi sáng ngày thứ nhất, bác gác cổng thấy cụ ấy ốm nặng trong căn phòng của cụ ở tầng dưới. Giày và áo quần của cụ ướt sũng và lạnh buốt. Mọi người không thể hình dung cụ đã ở đâu vào cái đêm khủng khiếp như thế. Nhưng rồi họ tìm thấy một chiếc đèn bão còn cháy sáng, một chiếc thang đã bị lôi ra khỏi chỗ để của nó, và vài chiếc bút lông rơi vung vãi, và một bảng màu xanh vàng pha trộn lẫn với nhau, và - em thân yêu ơi, hãy nhìn ra ngoài cửa sổ kia, nhìn chiếc lá thường xuân cuối cùng ở trên tường. Em có lấy làm lạ là tại sao chẳng bao giờ nó rung rinh hoặc lay động khi gió thổi không? Ồ, em thân yêu, đó chính là kiệt tác của cụ Bơ-mơn đấy, - cụ vẽ nó vào cái đêm mà chiếc lá cuối cùng đã rụng.
(Ô Hen-ri, Chiếc lá cuối cùng, Ngô Vĩnh Viễn dịch, NXB Văn học, Hà Nội, 1983)
Chọn từ ngữ thích hợp điền vào chỗ trống.
Chủ đề của văn bản Chiếc lá cuối cùng là giá trị của , sự hi sinh của những và ý nghĩa của trong cuộc sống.
TUỔI THƠ TÔI
Hổm rày ngồi ở quán Đo Đo nghe tiếng dế vẳng ra từ chậu cây um tùm cạnh chỗ ngồi vào những chiều mưa, tự nhiên thấy lòng buồn man mác. Tiếng dế, tiếng chim, tiếng đập cánh của bọ rầy là những âm thanh vọng về từ tuổi thơ. Những ai đã rời quê lên thành phố, hằng ngày tai quen nghe tiếng máy, tiếng xe, tiếng huyên náo phố thị, một hôm bất chợt nghe tiếng dế cất lên từ đâu đó thật gần, hẳn lòng cũng nao nao giống như tôi.
Tuổi thơ tôi lem luốc ngoài đồng, mùa hè nào cũng đội nắng lui cui khắp bờ bụi để bắt dế, tìm tổ chim, đào khoai, nhổ đậu, bẻ mía trộm hoặc chui vô vườn nhà hàng xóm để hái ổi, hái mận rồi ù té chạy khi chủ nhà suỵt chó xồ ra sủa ầm ĩ.
Đá dế là trò chơi gắn liền với thời thơ ấu của bất cứ đứa trẻ thôn quê nào. Bọn tôi thường nhốt dế trong hộp diêm, thức ăn cho dế là những nhánh cỏ non tơ nhất. Trước khi cho dế ra trận, bọn tôi bứt tóc buộc chân dế rồi quay tít. Dế quay mòng mòng, chóng mặt nên nổi khùng, vào trận là xông lên “liều mình như chẳng có”. Trong những cuốn sách về tuổi mới lớn của tôi, khi đặt bút viết những câu “thảm thiết” kiểu như “có phải em đang quay tôi như quay dế” ấy là lúc tôi đang mường tượng lại cảnh này.
Bạn bè tuổi thơ tôi có thằng Lợi. Lợi là thằng “trùm sò” nổi tiếng trong lớp tôi. Lúc nào nó cũng nghĩ đến chuyện “thu vén cá nhân”. Đứa nào nhờ chuyện gì nó cũng làm nhưng phải trả công cho nó đàng hoàng. Nó ra giá nghiêm chỉnh. Chép bài giùm là hai viên bi. Giữ dép trong giờ chơi thì một viên, Lợi “làm giàu” bằng cách đó.
Vậy mà một hôm tình cờ bắt được con dế lửa, Lợi quý lắm, ai đổi gì cũng không đổi. Tụi bạn gạ đổi mười viên bi, hai chục viên bi, Lợi vẫn từ chối. Tôi nhịn ăn sáng một tuần, đem năm đồng bạc năn nỉ nó bán con dế lửa cho tôi, nó vẫn nghênh nghênh lắc đầu thấy ghét.
Dế lửa có màu đỏ, nhỏ con hơn dế than nhưng đánh nhau không ai bì. Trong chiến trận, dế lửa nổi tiếng lì đòn. Dế lửa có hàm răng rất khỏe, có thể cắn đứt chân những con dế than to gấp đôi nó. Nhiều chú dế than chỉ mới thấy dế lửa phồng cánh gáy một tràng “rét re re”, chưa đánh đấm gì đã quay đầu bỏ chạy, lấy cọng cỏ cứng lùa thế nào cũng không chịu quay lại “võ đài”.
Tụi bạn trong lớp không gạ đổi được con dế lửa của Lợi, đâm ra ghét nó. Đứa nào cũng muốn làm Lợi bẽ mặt, ít nhất một lần. Nhưng không con dế nào thắng được con dế lửa của Lợi. Muốn thắng được Lợi, phải kiếm được một con dế lửa thứ hai, chiến hơn, lì hơn, ngon hơn. Nhưng không thể đào đâu ra. Dế lửa là thứ “cao thủ” quý hiếm, lâu lâu mới thấy “ra giang hồ” một con. Bờ thửa, đụn cát toàn dế than, dế nhũi, dế mọi, dế cơm.
Thằng Bảo bèn nghĩ mẹo. Đang ngồi trong lớp, nó thình lình thò tay tóm lấy túi quần Lợi, nó cầm hộp diêm nhốt dế qua lớp vải, lắc qua lắc lại thật mạnh. Nó xốc vài lần, con dế lửa nổi quạu, gáy inh ỏi.
Thầy Phu đang chép bài trên bảng, nghe dế gáy ầm ĩ trong lớp, giận dữ quay xuống. Nhìn bộ mặt xanh lè xanh lét của Lợi, thầy đoán ra ngay thủ phạm. Một phút sau, hộp dế của Lợi đã nằm trên bàn thầy trước ánh mắt hả hê của tụi bạn.
Tai họa của Lợi chưa dừng lại ở đó. Lợi chắc mẩm sau buổi học, thế nào thầy Phu cũng trả lại hộp dế cho nó. Thầy Phu cũng có ý đó thật. Nhưng đến khi tiếng trống tan trường vang lên, thầy tìm hoài không thấy hộp dế đâu. Đến khi thầy sực nhớ ra, nhấc chiếc cặp to đùng lên, hộp diêm của Lợi đã bị đè xẹp lép từ đời nào.
Lợi khóc rưng rức khi đón cái hộp diêm méo mó từ tay thầy. Tôi nhớ gương mặt thầy Phu lúc đó trông áy náy ghê lắm, thầy có xin lỗi đứa học trò nhưng Lợi không nghe thấy. Nó mải khóc, cặp mắt đỏ hoe, nước mắt nước mũi chảy thành dòng.
Tất cả bọn tôi đều thấy lòng chùng xuống. Chẳng đứa nào sung sướng vì “trả thù” được Lợi nữa. Chẳng ai muốn thấy một “cao thủ dế” qua đời bằng cách đó. Bọn tôi chỉ ghét Lợi thôi chứ không ghét con dế lửa của nó. Mà ngay cả Lợi, khi nhìn thấy nó khóc như mưa bấc, bọn tôi cũng tan nát cõi lòng, chẳng còn tâm trạng nào mà ghét nó nữa.
Lợi chôn chú dế lửa dưới gốc cây bời lời sau vườn nhà nó. Nó đặt chú dế thân yêu vào hộp các-tông rồi kiếm một tờ báo có in màu bọc lại, buộc quanh bằng những sợi lá chuối tước mảnh. Đám tang chú dế, bọn tôi đều có mặt, im lìm, buồn bã, trang nghiêm.
Không biết nghe đứa nào báo mà thầy Phu cũng đến. Thầy chắp hai tay sau lưng, lặng lẽ đứng nhìn Lợi “cử hành tang lễ” cho chú dế.
Tôi cầm cuốc phụ Lợi đào đất. Tôi cố đào cho thật sâu và vuông vức.
Khi Lợi đặt chiếc hộp các-tông vào hố, cặm cụi sửa sang cho chiếc hộp nằm ngay ngắn, cả bọn xúm vào ném từng hòn sỏi nhặt được chung quanh lên quan tài của chú dế rồi thi nhau lấp đất cho thật đầy.
Khi ngôi mộ của chú dế đã vun cao, Lợi cắm lên đó những nhánh cỏ tươi rồi như không kềm được, nó bật khóc nức nở.
Tới lúc đó, thầy Phu không đứng bất động chắp tay sau lưng nữa. Thầy bước tới một bước và đưa tay ra, bấy giờ bọn tôi mới biết nãy giờ thầy vẫn giấu sau lưng một vòng hoa kết bằng những bông hoa tim tím.
Thầy bùi ngùi đặt vòng hoa lên mộ chú dế, rồi xoa tay lên mái tóc bù xù như tổ quạ của Lợi, thầy buồn buồn nói: “Đừng giận thầy nghe con.”
Thầy Phu bây giờ đã qua đời, Lợi đã rất lâu tôi chưa gặp lại mặc dù lần nào về quê tôi cũng đi tìm nó. Nghe nói nó đã đi lập nghiệp phương xa. Cuộc sống bao nhiêu chuyện chất chồng, bề bộn, tôi tưởng đã quên bẵng nó, cũng như quên bẵng câu chuyện này.
Nhưng tối nay có tiếng dế gáy vang bên cạnh chỗ tôi ngồi…
(Nguyễn Nhật Ánh, Tuổi thơ tôi, in trong Sương khói quê nhà, NXB Trẻ, 2012)
***
CHIẾC LÁ CUỐI CÙNG
Khi hai người lên tới gác trên thì Giôn-xi đang ngủ. Xu kéo tấm mành mành xuống che kín cửa sổ và ra hiệu cho cụ Bơ-mơn sang buồng bên cạnh. Sang đến nơi, họ ngoái ra ngoài cửa sổ, sợ sệt nhìn cây thường xuân. Rồi họ nhìn nhau một lúc, không nói gì. Một cơn mưa lạnh lẽo dai dẳng, lẫn với tuyết đang đổ xuống. Cụ Bơ-mơn mặc chiếc sơ mi cũ màu xanh, trong tư thế một tay thợ mỏ già, ngồi trên cái ấm đun nước lật úp giả làm một tảng đá.
Sáng hôm sau, Xu tỉnh dậy sau khi chợp mắt được một giờ thì thấy Giôn-xi đang mở to cặp mắt thẫn thờ nhìn tấm mành mành màu xanh đã kéo xuống.
- Kéo nó lên, em muốn xem, - cô thều thào ra lệnh.
Xu làm theo một cách chán nản.
Nhưng, ô kìa sau trận mưa vùi dập và những cơn gió phũ phàng kéo dài cả một đêm, tưởng chừng như không bao giờ dứt, vẫn còn một chiếc lá thường xuân bám trên bức tường gạch. Đó là chiếc lá cuối cùng trên cây. Tuy ở gần cuống lá còn giữ màu xanh sẫm, nhưng rìa lá hình răng cưa đã nhuốm màu vàng úa, chiếc lá vẫn dũng cảm treo bám vào cành, cách mặt đất chừng hai mươi bộ.
Đó là chiếc lá cuối cùng, - Giôn-xi nói. - “Em tưởng chắc nó đã rơi đêm qua rồi. Em nghe thấy gió thổi. Hôm nay nó sẽ rụng thôi và cùng lúc đó thì em cũng sẽ chết.
- Em thân yêu, - Xu nói, cúi khuôn mặt hốc hác xuống gần gối. Nếu em không còn muốn nghĩ đến mình nữa thì hãy nghĩ đến chị. Chị sẽ làm gì đây?
Nhưng Giôn-xi không trả lời. Trong thế gian này, cái cô đơn nhất là một tâm hồn đã chuẩn bị sẵn sàng cho chuyến đi xa xôi, bí ẩn của mình. Khi những dây ràng buộc cô với tình bạn và với thế gian này cứ lơi lỏng dần từng sợi một, ý nghĩ kì quặc kia hình như lại càng choán lấy tâm trí cô mạnh mẽ hơn.
Ngày hôm đó trôi qua và ngay cả trong ánh hoàng hôn, họ vẫn trông thấy chiếc lá thường xuân đơn độc bám chặt lấy cái cuống của nó trên tường. Và rồi khi màn đêm buông xuống, gió bấc lại lồng lên, trong khi cơn mưa vẫn đập mạnh vào cửa sổ và từ mái hiên thấp kiểu Hà Lan.
Khi trời vừa hửng sáng thì Giôn-xi, con người tàn nhẫn, lại ra lệnh kéo mành lên.
Chiếc lá thường xuân vẫn còn đó.
Giôn-xi nằm nhìn lá hồi lâu. Rồi cô gọi Xu đang quấy món cháo gà bên lò hơi đốt.
- Em thật là một con bé hư, chị Xu ạ, - Giôn-xi nói - Có một cái gì đó đã làm cho chiếc lá cuối cùng kia vẫn còn đấy để cho em thấy rằng mình đã tệ như thế nào. Muốn chết là một tội. Giờ thì chị có thể cho em xin tí cháo và chút sữa pha ít rượu vang, và… khoan, mang cho em chiếc gương tay trước đã, rồi xếp những chiếc gối lại quanh em, để em ngồi dậy xem chị nấu nướng.
Một giờ sau cô lại nói:
- Xu ơi, em hi vọng một ngày nào đó sẽ được vẽ vịnh Na-pô-li (Naples).
Buổi chiều bác sĩ tới và khi ông ta về, Xu kiếm cớ theo ông ra ngoài hành lang.
- Được năm phần mười rồi - bác sĩ nói và cầm lấy bàn tay mảnh dẻ run rẩy của Xu. - Chăm sóc chu đáo thì chị sẽ thắng. Bây giờ tôi phải xuống dưới nhà thăm một bệnh nhân khác. Tên ông cụ là Bơ-mơn, hình như là một nghệ sĩ thì phải. Cũng lại chứng sưng phổi. Ông cụ đã già yếu, bệnh tình nguy kịch, chẳng còn hi vọng gì, nhưng hôm nay ông cụ sẽ vào nằm bệnh viện để được chăm sóc chu đáo hơn.
Hôm sau, bác sĩ bảo Xu: “Cô ấy khỏi nguy hiểm rồi. Chị đã thắng. Giờ chỉ còn bồi dưỡng và chăm nom, thế thôi.”
Và buổi chiều hôm đó, Xu tới bên giường, nơi Giôn-xi đang nằm vui vẻ đan một chiếc khăn choàng len màu xanh thẫm rất vô dụng. Xu ôm lấy cả người Giôn-xi lẫn những chiếc gối.
- Chị có câu chuyện muốn nói với em, con chuột bạch của chị, cô nói. Hôm nay cụ Bơ-mơn đã chết vì sưng phổi ở bệnh viện rồi. Cụ ấy ốm chỉ có hai ngày. Buổi sáng ngày thứ nhất, bác gác cổng thấy cụ ấy ốm nặng trong căn phòng của cụ ở tầng dưới. Giày và áo quần của cụ ướt sũng và lạnh buốt. Mọi người không thể hình dung cụ đã ở đâu vào cái đêm khủng khiếp như thế. Nhưng rồi họ tìm thấy một chiếc đèn bão còn cháy sáng, một chiếc thang đã bị lôi ra khỏi chỗ để của nó, và vài chiếc bút lông rơi vung vãi, và một bảng màu xanh vàng pha trộn lẫn với nhau, và - em thân yêu ơi, hãy nhìn ra ngoài cửa sổ kia, nhìn chiếc lá thường xuân cuối cùng ở trên tường. Em có lấy làm lạ là tại sao chẳng bao giờ nó rung rinh hoặc lay động khi gió thổi không? Ồ, em thân yêu, đó chính là kiệt tác của cụ Bơ-mơn đấy, - cụ vẽ nó vào cái đêm mà chiếc lá cuối cùng đã rụng.
(Ô Hen-ri, Chiếc lá cuối cùng, Ngô Vĩnh Viễn dịch, NXB Văn học, Hà Nội, 1983)
Điểm giống nhau của nhân vật thầy Phu (Tuổi thơ tôi) và nhân vật cụ Bơ-mơn (Chiếc lá cuối cùng) là gì? (Chọn 2 đáp án)
Văn bản dưới đây là được tạo ra tự động từ nhận diện giọng nói trong video nên có thể có lỗi
- Xin chào các em rất vui khi được đồng
- hành cùng các em lớp 6 trong những giờ
- học văn vô cùng thú vị ở trang web
- online.vn các bạn thân mến như vậy chúng
- mình đã cùng nhau Trải qua những sơ học
- vô cùng bổ ích và thú vị ở chủ đề điểm
- tựa tinh thần tại đây các bạn đã nhận
- biết được đặc điểm của truyện hiện đại
- nhận thấy sự khác biệt của truyện hiện
- đại so với những thể loại khác làm phong
- phú tâm hồn với những bài học thông điệp
- trong từng văn bản về tình người lòng
- nhân ái bên cạnh đó các bạn cũng rèn
- luyện nhiều về kỹ năng viết biên bản tóm
- tắt nội dung trình bày từ đó vận dụng
- trong quá trình học tập và đời sống để
- cùng nhau nhìn lại Những kiến thức thú
- vị Ôn tập lại Những kiến thức trọng tâm
- của chủ đề này Hôm nay chúng ta sẽ cùng
- với cô dừng chân ở tiết ôn tập của bài
- học điểm tựa tinh thần
- bài học của chúng ta sẽ đi qua các phần
- chính như sau thứ nhất ôn tập về đọc thứ
- hai ôn tập về viết và thứ ba ôn tập khái
- quát trong video đầu tiên chúng ta sẽ
- dừng ở phần thứ nhất ôn tập về đọc các
- bạn nhé ở phần này các bạn sẽ tập trung
- thực hiện yêu cầu thứ nhất thứ Hai và
- thứ Ba ở sách giáo khoa
- bây giờ chúng mình sẽ cùng nhau đến với
- từng nội dung cụ thể trong phần 1 nào
- yêu cầu thứ nhất đọc lại 3 văn bản gió
- lạnh đầu mùa Tuổi Thơ Tôi và con gái của
- mẹ sau đó hãy hoàn thiện phiếu học tập
- sau vào vở phiếu học tập của chúng ta
- bao gồm ba tác phẩm đã cho nằm ở hàng
- ngang và các cột dọc như đề tài chủ đề
- chi tiết tiêu biểu chúng ta cùng hoàn
- thiện từng cột nội dung tương ứng với
- từng văn bản nhé đầu tiên là tác phẩm
- gió lạnh đầu mùa về đề tài tác phẩm viết
- về cuộc sống của những đứa trẻ nơi phố
- chợ vào những ngày đầu tiên của mùa đông
- về chủ đề theo bạn chủ đề của văn bản
- xóm lạnh đầu mùa là gì
- văn bản sắc lệnh đầu mùa ca ngợi tình
- yêu thương sự cảm thông chia sẻ giúp đỡ
- lẫn nhau giữa con người với con người
- trong cuộc sống về chi tiết tiêu biểu
- Theo bạn đâu không phải là chi tiết tiêu
- biểu trong văn bản gió lạnh đông mua
- như chúng ta đã biết chi tiết tiêu biểu
- là những chi tiết đặc sắc góp phần thể
- hiện nội dung chủ đề của tác phẩm như
- vậy với khái niệm trên chúng ta có thể
- liệt kê ra một vài chi tiết tiêu biểu
- như Sơn thấy động lòng thương bé Hiên
- Chị Lan có mở chạy về nhà lấy áo mẹ Sơn
- hỏi hai chị em về chiếc áo bác Hiên trà
- áo mẹ Sơn cho bác Hiên vay tiền may áo
- và mẹ Sơn ôm hai con vào lòng
- tiếp theo chúng ta sẽ cùng nhau đến với
- tác phẩm Tuổi Thơ Tôi của tác giả Nguyễn
- Nhật Ánh
- Theo bạn đề tài của văn bản tuổi thơ là
- gì
- Đúng vậy Tuổi Thơ Tôi viết về kỷ niệm
- thời thơ ấu về những người bạn và câu
- chuyện của Lợi cùng với dế lửa
- về chủ đề Tuổi Thơ Tôi khẳng định ý
- nghĩa của sự cảm thông thấu hiểu và tha
- thứ đối với cuộc sống của chúng ta có
- thể nói trong văn bản xuất hiện những
- chi tiết tiêu như thứ nhất ai nhờ Lợi
- làm chuyện gì cũng phải trả công thể
- hiện được tính cách của lời thứ hai lợi
- có con dế lửa Lì đòn sỏi đánh nhau gáy
- rất to thứ ba Các bạn trong lớp ghét lời
- vì ai đòi đổi dế lửa lấy món đồ khác lời
- cũng không chịu thứ tư bảo lắc mạnh hộp
- dế trong sơ học làm dế
- inh ỏi thứ 5 thầy phu tịch thu hộp dế và
- vô tình đặt cặp lên hộp dế khiến dế chết
- cuối cùng lợi và các bạn cùng thầy phu
- tiếc thương và làm đám tang cho dễ
- như vậy Vừa rồi chúng ta đã cùng nhau ôn
- lại một số kiến thức cơ bản về văn bản
- Tuổi Thơ Tôi bây giờ chúng mình cùng đến
- với văn bản cuối cùng đó là chiếc lá
- cuối cùng
- về đề
- và Lucy Bên cạnh đó chúng ta cũng có một
- vài chi tiết như bác sĩ đến thăm nói với
- su là nếu Yoshi được chăm sóc chu đáo cô
- ấy sẽ thắng kế đó ông xuống lầu và thăm
- một bệnh nhân khác là họa sĩ bơ mơn bị
- sưng phổi
- hay chi tiết gioxi khỏi bệnh su báo với
- Yoshi là cụ bơ-men đã chết vì Sưng phổi
- để truyền niềm tin hy vọng sống cho
- giôn-xi cụ đã hy sinh tính mạng của mình
- khi dầm mưa tuyết về chiếc lá thường
- xuân thay thế cho chiếc lá thật cuối
- cùng đã rụng xuống
- như vậy Vừa rồi chúng mình đã cùng nhau
- hoàn thiện yêu cầu thứ nhất các bạn đã
- có thể Ôn tập lại những kiến thức cơ bản
- về các tác phẩm truyện hiện đại đã được
- học ở chủ đề Bây giờ chúng ta cùng đến
- với yêu cầu thứ Hai nhé
- nhân vật nào trong văn bản Tuổi Thơ Tôi
- và Chiếc Lá Cuối Cùng khiến em nghĩ về
- cuộc sống của bản thân nhiều nhất em đã
- học được điều gì từ cách ứng xử của nhân
- vật đó với yêu cầu này cô sẽ hướng dẫn
- những lưu ý khi chúng ta trả lời đây là
- dạng câu hỏi mà các bạn học sinh có thể
- nêu lên suy nghĩ tình cảm cá nhân trước
- hết chúng ta cần nhìn nhận lại cuộc sống
- của bản thân tìm ra nét tương đồng của
- mình với một nhân vật trong hai tác phẩm
- hoặc sự tác động của nhân vật ấy đến với
- suy nghĩ quan điểm của em sau đó em sẽ
- trả lời câu hỏi nhân vật đó khiến em có
- những suy nghĩ gì về cuộc sống của bản
- thân ví dụ nhân vật Jun See trong văn
- bản Chiếc lá cuối cùng cùng với ý chí
- nghị lực vượt qua bệnh tật đã khiến em
- nghiêm túc suy nghĩ và tiếp thêm cho em
- động lực sức mạnh vượt qua hoàn cảnh khó
- khăn cố gắng học tập sau đó em sẽ trả
- lời câu hỏi em học được PC từ cách ứng
- xử của nhân vật đó tất nhiên đây sẽ là
- những bài học mang tính tích cực trong
- cuộc sống hoặc những lưu ý trong cách
- ứng xử mà em rút ra từ nhân vật này ví
- dụ với nhân vật su trong văn bản Chiếc
- lá cuối cùng từ Cách xu yêu thương em
- Jun See luôn kề cạnh chăm sóc giúp đỡ
- quan tâm và lo lắng cho giôn-xi khiến
- chúng ta học được cách yêu thương quan
- tâm người khác đặc biệt là những người
- thân yêu của mình hay nhân vật lợi trong
- văn bản Tuổi Thơ Tôi đã khiến em nhận ra
- việc sống ích kỷ hẹp hòi chỉ biết thu
- lợi cá nhân là điều xấu chúng ta cần
- biết sống chan hòa yêu thương và chia sẻ
- với mọi người tùy vào quan điểm cá nhân
- các em sẽ tạo thành nhóm hoặc trình bày
- trước lớp Nếu có dịp hay được yêu cầu
- các bạn có thể thoải mái nói lên suy
- nghĩ ý kiến của mình chính vì vậy hãy
- chuẩn bị thật chu đáo nhé yêu cầu thứ ba
- trong video hôm nay đó là các bạn sẽ tìm
- những điểm giống nhau và khác nhau giữa
- nhân vật thầy phu trong tác phẩm Tuổi
- Thơ Tôi và nhân vật cụ bơ-man trong tác
- phẩm Chiếc Lá Cuối Cùng Trong bài học
- này cô sẽ đưa ra một vài gợi ý cho các
- bạn Sau đó chúng mình có thể tự hoàn
- thiện theo hình thức đoạn văn hoặc sơ đồ
- và vỡ nhé đầu tiên là điểm giống nhau
- của hai nhân vật theo bạn điểm giống
- nhau giữa nhân vật thầy phu và nhân vật
- cụ bơ-man là gì
- Các bạn biết đấy cả hai nhân vật đều có
- tác động đến các nhân vật khác trong
- truyện Chiếc Lá mà cụ bơm mơn đã vẽ
- trong đêm mưa tuyết là điểm tựa tinh
- thần cho giôn-xi hành động đem vòng hoa
- đến đám tang dưới lửa và xin lỗi lợi của
- thầy phu đã thể hiện sự chia sẻ với nỗi
- buồn của lời và góp phần làm Lợi cảm
- thấy ấm lòng
- Bên cạnh đó cả hai nhân vật đều tham gia
- vào việc góp phần thể hiện Chủ đề của
- truyện đó chính là tình yêu thương giữa
- người với người làm nên những điểm tựa
- tinh thần cho mỗi chúng ta trong cuộc
- sống về điểm khác nhau đầu tiên với nhân
- vật thầy phu hành động Phú ý làm dế lửa
- chết của thầy phu đã góp phần giúp các
- bạn trong lớp nhìn thấy một nick tính
- cách khác của lời đó là yêu quý con vật
- dễ xúc cảm sự day dứt của thầy phu và
- vòng hoa mà thầy mang đến đặt lên mộ chú
- dế đã phần nào xoa dịu nỗi đau của Lợi
- và đã làm cho lợi cũng như các bạn có
- được bài học về cách ứng xử đối với lỗi
- lầm từ hành động của thầy trong khi đó
- nhân vật cụ bơ-man hy sinh tính mạng của
- mình để đem lại niềm hi vọng sống cho
- giôn-xi kiệt tác để đời của cụ không
- phải là bức tranh đẹp được vẽ trên giấy
- kiệt tác của cụ Bơ Minh chính là hành
- động thực tế đánh đổi sức khỏe của của
- mình để đem lại niềm hi vọng sống cho cô
- gái trẻ
- một bài tập không quá khó với các bạn
- học sinh của cô đúng không nào như vậy
- yêu cầu vừa rồi cũng đã kết thúc video
- bài học ôn tập đầu tiên của chủ đề điểm
- tựa tinh thần Hy vọng rằng qua tiết học
- này các bạn có thể củng cố những kiến
- thức trọng tâm của các văn bản đã học
- vận dụng những kỹ năng để có thể đọc
- hiểu các văn bản khác của thể loại
- truyện hiện đại Cảm ơn các bạn đã theo
- dõi Xin chào và hẹn gặp lại
Bạn có thể đăng câu hỏi về bài học này ở đây