Bài học cùng chủ đề
- Nội dung 1. Tình hình nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa sau cách mạng tháng Tám 1945
- Infographic Tình hình nước ta sau CMT8 1945
- Infographic Biện pháp giải quyết khó khăn sau CMT8 1945
- Nội dung 2. Đấu tranh chống ngoại xâm, nội phản bảo vệ chính quyền cách mạng từ sau 2/9/1945 đến trước 19/12/1946
- Nội dung 2. Đấu tranh chống ngoại xâm, nội phản bảo vệ chính quyền cách mạng từ sau ngày 2/9/1945 đến trước ngày 19/12/1946
- Cuộc đấu tranh bảo vệ độc lập dân tộc, giữ vững và củng cố chính quyền dân chủ nhân dân
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Nội dung 2. Đấu tranh chống ngoại xâm, nội phản bảo vệ chính quyền cách mạng từ sau 2/9/1945 đến trước 19/12/1946 SVIP
1. Đấu tranh chống ngoại xâm, nội phản bảo vệ chính quyền cách mạng từ ngày 2/9/1945 đến trước ngày 19/12/1946.
a. Từ ngày 2/9/1945 đến trước ngày 6/3/1946: Kháng chiến chống Pháp quay trở lại xâm lược ở Nam Bộ, hòa hoãn với quân Trung Hoa Dân quốc và bọn phản cách mạng ở Bắc Bộ.
* Kháng chiến chống Pháp ở Nam Bộ:
- Nguyên nhân:
+ Với dã tâm xâm lược nước ta một lần nữa nên sau khi Nhật đầu hàng Đồng minh, Pháp đã quay trở lại xâm lược nước ta.
+ Ngày 2/9/1945 thực dân Pháp nổ súng vào cuộc mít tinh chào mừng ngày độc lập của nhân dân Sài Gòn, Chợ Lớn.
+ Đêm ngày 22 rạng sáng 23/9/1945, Pháp cho quân đánh úp trụ sở Ủy ban nhân dân Nam Bộ, mở đầu cuộc xâm lược nước ta lần thứ 2.
- Diễn biến:
+ Nhân dân Sài Gòn, Chợ Lớn và quân dân Nam Bộ nhất tề đứng lên kháng chiến chống Pháp bằng mọi hình thức. TW Đảng, Chính phủ, chủ tịch Hồ Chí Minh quyết tâm kháng chiến, huy động lực lượng cả nước chi viện cho Nam Bộ, Nam Trung Bộ kháng chiến.
- Ý nghĩa:
+ Ngăn chặn từng bước tiến công của địch, hạn chế âm mưu "đánh nhanh, thắng nhanh" của chúng.
+ Góp phần bảo vệ, củng cố chính quyền cách mạng.
+ Tạo điều kiện cho cả nước có thêm thời gian chuẩn bị lược lượng mọi mặt cho kháng chiến toàn quốc về sau.
* Hòa hoãn đấu tranh với Trung hoa Dân quốc và bọn tay sai ở Bắc Bộ.
- Chủ trương: Tạm thời hòa hoãn với Trung Hoa Dân Quốc trên nguyên tắc giữ vững độc lập, chủ quyền dân tộc.
- Biện pháp:
+ Mềm dẻo về sách lược: Nhân nhượng một số yêu sách về kinh tế - chính trị: cung cấp lương thực, thực phẩm, phương tiện giao thông cho quân Trung Hoa Dân quốc, cho phép lưu hành tiền Trung Quốc trên thị trường. Nhường 70 ghế trong Quốc hội không qua bầu cử cho Việt Quốc, Việt Cách, 4 ghế bộ trưởng trong chính phủ liên hiệp,..
+ Cứng rắn về nguyên tắc: Đảm bảo nguyên tắc giữ vững độc lập, chủ quyền, Đảng lãnh đạo chính quyền, Hồ Chí Minh đứng đầu. Với bọn phản động tay sai ra sức chống phá chính quyền cách mạng, ta kiên quyết vạch trần âm mưu, hành động chia rẽ, phá hoại của chúng. Những kẻ phá hoại có đủ bằng chứng thì trừng trị theo pháp luật.
- Ý nghĩa:
+ Những biện pháp nhân nhượng trên đã hạn chế đến mức thấp nhất các hoạt động chống phá của quân Trung Hoa Dân quốc và tay sai => Làm thất bại âm mưu lật đổ chính quyền cách mạng của chúng.
- Tránh được cuộc xung đột vũ trang cùng 1 lúc với nhiều kẻ thù.
b. Từ ngày 6/3/1946 đến trước ngày 19/12/1946: Hòa hoãn với Pháp nhằm đẩy Trung Hoa Dân Quốc ra khỏi nước ta.
*Hoàn cảnh lịch sử:
- Sau khi chiếm đóng các đô thị ở phía Nam, Pháp vạch kế hoạch tấn công ra Bắc nhằm thôn tính cả nước ta.
- Ngày 28/2/1946, Pháp đã kí với Trung Quốc bản Hiệp ước Hoa - Pháp. Theo đó, quân Trung Hoa Dân quốc được Pháp trả lại các tô giới và nhượng địa của Pháp trên đất Trung Quốc và được vận chuyển hàng hóa qua cảng Hải Phòng vào Vân Nam mà không cần phải nộp thuế. Đổi lại, Pháp được đưa quân ra Bắc thay Trung Hoa Dân quốc làm nhiệm vụ giải giáp quân đội Nhật Bản.
=> Hiệp ước Hoa - Pháp đặt nhân dân ta đứng trước 2 con đường để lựa chọn: hoặc là cầm súng chiếm đấu chống Pháp không cho chúng đổ bộ ra miền Bắc; hia là hòa hoãn, nhân nhượng với Pháp để tránh đối phó cùng một lúc với nhiều kẻ thù.
=> Trước tình hình đó, Ban thường vụ TW Đảng, Hồ Chí Minh chọn giải pháp "Hòa để tiến".
- Ngày 6/3/1946 Hồ Chí Minh kí với đại diện Chính phủ Pháp G. Xanhtoni bản Hiệp định Sơ bộ.
* Nôi dung Hiệp định Sơ bộ:
- Chính phủ Pháp công nhận Việt Nam là một quốc gia tự do, có chính phủ riêng, nghị viện riêng, quân đội riêng, tài chính riêng, là thành viên của Liên Bang Đông Dương và nằm trong khối Liên hiệp Pháp.
- Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đồng ý cho 15.000 quân Pháp ra Bắc tha quân Trung Hoa Dân quốc làm nhiệm vụ giải giáp quân đội Nhật, số quân này sẽ đóng ở những địa điểm quy định và rút dần trong 5 năm.
- Hai bên nhừng mọi cuộc xung đột ở phía Nam và giữ nguyên quân đội của mình tại vị trí cũ, tạo không khí thuận lợi đi đến cuộc đàm phán chính thức về vấn đề ngoại giao của Việt Nam, chế độ tương lai của Đông Dương, quyền lợi về kinh tế, văn hóa của người Pháp ở Việt Nam.
* Tạm ước ngày 14/9/1946
- Sau khi kí Hiệp định Sơ bộ, cuộc đàm phán chính thức giữa 2 chính phủ Việt Nam và Pháp thất bại, quan hệ Việt - Pháp căng thẳng.
=> Ngày 14/9/1946 Chủ tịch Hồ Chí Minh kí với đại diện Pháp Mute bản Tạm ước, nhân nhượng cho Pháp một số quyền lợi về kinh tế - văn hóa ở Việt Nam.
* Ý nghĩa (Tác dụng) của 2 bản Hiệp định Sơ bộ và Tạm ước:
- Ta tránh được cuộc chiến đấu cùng một lúc với nhiều kẻ thù.
- Đẩy được 20 vạn quân Trung Hoa Dân quốc ra khỏi lãnh thổ nước ta.
- Về mặt pháp lí, Chính phủ Pháp thừa nhận Việt Nam là một quốc gia tự do, không còn là thuộc địa của Pháp nữa.
- Tạo cho ta thời gian hòa bình để củng cố chính quyền cách mạng, chuẩn bị lực lượng mọi mặt cho cả nước bước vào cuộc kháng chiến chống Pháp.
- Tỏ rõ thiện chí hòa bình của Việt Nam, qua đó ta tranh thủ được tình cảm, sự ủng hộ của nhân dân thế giới.
Bạn có thể đăng câu hỏi về bài học này ở đây