Bài học cùng chủ đề
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Ngọc nữ về tay chân chủ SVIP
I. Tìm hiểu chung
1. Thể loại
2. Cốt truyện
- Văn bản có thể được tóm tắt qua những sự kiến chính sau đây:
+ Sự kiện 1: Ngọc Hoàng mở "Đãi phượng lâu" kén rể cho Ngọc Tỷ.
+ Sự kiện 2: Sơn thần và Thủy thần đến kén rể, phô trương phép thuật.
+ Sự kiện 3: Chân chủ xuất hiện, giúp cho Ngọc Hoàng tỉnh ngộ trong việc kén rể.
+ Sự kiện 4: Sơn thần, Thủy thần xấu hổ, ra về.
II. Tìm hiểu chi tiết
1. Chủ đề
- Chủ đề của truyện là: Sự hèn kém, mù quáng của những người cầm quyền.
2. Nhân vật
a. Nhân vật Ngọc Tỷ
b. Nhân vật Sơn thần, Thủy thần, chân chủ
* Nhân vật Sơn thần:
- Ngoại hình: Cao, đen.
- Niềm tin với cuộc kén rể: Núi là cao, hơn hết mọi nơi. Phượng lâu trúng tuyển, không ta thì ai?
- Thái độ đối với Ngọc Tỷ: Ta mà lấy được Ngọc Tỷ thì sẽ coi như một vị "bồ tát", ngày ngày đặt ngồi ngoài tòa sen, cầu khẩn, ngắm chơi.
- Mục đích cưới Ngọc Tỷ: Ở nhà, ta là chúa của điểu thú; ra ngoài, ta là phò mã của Ngọc Hoàng, tôn quý biết nhường nào?
- Sức mạnh: Điều khiển núi đồi, cai quản muôn thú.
* Nhân vật Thủy thần:
- Ngoại hình: Trắng, lùn.
- Niềm tin với cuộc kén rể: Nước chảy chỗ trũng, việc thường xưa nay. Bình phong bắn sẻ không ta thì còn ai.
- Thái độ đối với Ngọc Tỷ: Nếu ta lấy được Ngọc tỷ, sẽ làm một cung bằng ngọc châu giữa bể, đêm cho nằm trong màn giao cẩm, mà ngắm nghía, mà chăm sóc.
- Mục đích cưới Ngọc Tỷ: Dưới nước thì các loài thủy tộc là thần thiếp của ta, trên trời ta lại làm chủ nhân của Đế nữ, hiển vinh biết nhường nào!
- Sức mạnh: Biến hóa ra biển, cai quản các loài thủy tộc.
* Chân chủ:
- Ngoại hình, phong thái: Có tướng mạo của bậc thiên tử: dáng rồng bước hổ, mắt Thuấn mày Nghiêu, có vẻ tĩnh trọng như núi, có lượng bao hàm như biển.
- Thông tuệ lễ nghi: Khi bị thị vệ cung đình bắt hành lễ, chân chủ chỉ chắp tay mà thưa: Phượng lâu ứng tuyển, nào phải nghi lễ chốn triều đình? Mắt sẻ chưa xuyên, dâu dám vội làm lễ chào ông nhạc.
- Trước sự chất vấn của Ngọc Hoàng về tài năng, chân chủ chỉ ung dung mà phân tích cho Ngọc Hoàng, giúp người thấy được bản chất của sự việc, rằng:
+ Sơn thần, Thủy thần suy cho cùng cũng chỉ là kẻ bề tôi của Ngọc Hoàng trong đất trời rộng lớn này.
+ Lẽ ra, Sơn thần và Thủy thần phải tận trung, tận lực mà phò tá Ngọc Hoàng cai quản vạn vật, ấy mà hai kẻ này lại vì ham hư vinh mà vội vã tranh nhau tìm đến "Đãi phượng lâu", so tài cao thấp.
+ Ngọc Hoàng là người cai quản mọi thứ trong vũ trụ, ấy mà lại bị mờ mắt trước những thứ phép thuật phù phiếm mà Sơn thần, Thủy thần bày ra. Ngọc Hoàng chỉ thấy những thứ phép thuật ấy thật đáng kinh ngạc, mà không nghĩ đến vẻ thanh cao khi sông yên núi vững, dân hưởng thái bình.
+ Chân chủ thể hiện tấm lòng trung hiếu với trời hơn hẳn hai vị thần chỉ biết khoe mẽ kia: Bước lên núi cao tỏ lòng trung với trời, oai trùm biển rộng, nào ai dám chống.
+ Chân chủ thể hiện quan niệm về nguyện ước ba sinh: Nếu Sơn thần, Thủy thần chỉ coi Ngọc Tỷ như một thứ "đồ vật" cao quý để hai kẻ ấy thỏa được cái lòng chiêm bái, sở hữu và lòng hư vinh, thì chỉ có chân chủ là coi Ngọc nữ như một người, một vị hôn thê đích thực: Thiên tử trị bên ngoài, hoàng hậu trị bên trong; hải vật sơn hào, hưởng những vị quý ngon trong thiên hạ, so với bọn một gáo nước đã khoe nhiều, một nắm đá đã khoe lớn, khác nhau biết chừng nào. Cái lẽ nguyện ước ba sinh chính là như vậy, là coi người ấy là người thân yêu, cùng người ấy quản lí, dựng xây cuộc sống, gia đình; là cùng người ấy cùng trải qua những khoảnh khắc đời thường của cuộc sống. Đây chính là điều mà Sơn thần và Thủy thần không thể nào làm được cho Ngọc nữ.
c. Nhân vật Ngọc Hoàng
- Vốn là người cai quản vạn vật trong thế giới nhưng lại bị mờ mắt trước những thứ phép thuật phù phiếm, hư ảo.
- Nếu không có sự xuất hiện của chân chủ, có lẽ Ngọc Hoàng sẽ rơi vào cảnh đau đầu lựa chọn một trong hai chàng rể Sơn thần hoặc Thủy thần, mà quên tính đến việc con gái mình liệu có được một cuộc sống hạnh phúc hay không.
3. Chi tiết hoang đường kì ảo
- Sơn thần cưỡi xe hươu trắng đi lên cửa nhà trời.
- Thủy thần cưỡi ngựa vẫy vùng, rẽ nước bay lên trời.
- Sơn thần biến cung khuyết thành những gò núi, có chim bay đậu, có thú lạ qua lại, có hổ gầm, gấu rống, có thứ rắn, chim khổng lồ; không gian biến hóa từ êm đềm, thơ mộng sang dữ dội, khủng khiếp.
- Thủy thần lè lưỡi thư phù làm phép biến vạn ngõ ngàn cửa thành biển cả, có sóng nước vỗ trời, xoáy đất, côn nhảy ba ngàn, nước dựng như trăm cây thước, hoặc phun lửa như cá cờ, hoặc vuốt râu thành cơn mưa; không gian biến hóa từ dữ dội, khủng khiếp sang êm đềm, thơ mộng với giọng ca véo von, tiếng bát âm nhộn nhịp.
=> Tác dụng của các chi tiết kì ảo:
III. Tổng kết
1. Nội dung
2. Nghệ thuật
- Cốt truyện tuyến tính đơn giản, dễ theo dõi.
- Sử dụng nhiều điển tích, điển cố.
- Xây dựng nhiều chi tiết hoang đường, kì ảo.
Bạn có thể đăng câu hỏi về bài học này ở đây