Bài học cùng chủ đề
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Nghệ thuật sử dụng điển cố trong tác phẩm văn học SVIP
I. Lý thuyết
1. Khái niệm
Ví dụ 1:
Sương in mặt tuyết pha thân,
Sen vàng lãng đãng như gần như xa.
(Nguyễn Du, Truyện Kiều)
Vua Hậu Chủ thời Ngũ Đại (Trung Quốc), do yêu bà phi, lấy vàng đúc thành những đóa sen, đem lót xuống đất bảo phi đặt chân lên đó mà dạo bước, rồi nói: mỗi bước đi nở một đóa sen vàng. Sen vàng thành điển tích chỉ bước chân của người đẹp.
Ví dụ 2: Trong thần thoại Hy Lạp, có điển tích, điển cố về chiếc sừng sung túc - một biểu tượng của sự đồi dào và nuôi dưỡng. Theo thần thoại Hy Lạp, khi thần Zeus còn nhỏ, đang phải sống trong hang sâu ngoài đảo xa để tránh bị cha mình nuốt chửng. Chàng được Dê thần Amalthea nuôi dưỡng và cho bú sữa. Một hôm, trong lúc chơi đùa, Zeus không may làm gãy sừng của Amalthea. Để sửa chữa lỗi lầm, tỏ lòng biết ơn với Dê thần, Zeus đã dùng phép thuật để sửa chữa chiếc sừng. Kể từ đó, chiếc sừng có phép thuật cung cấp nhiều hoa thơm trái ngọt, trở thành một điển tích, điển cố trong nhiều tác phẩm nghệ thuật.
2. Tác dụng
II. Thực hành
1. Dựa vào việc tìm hiểu các cước chú trong văn bản Đền thiêng cửa bể, hãy xác định các điển cố trong đoạn trích sau đây.
2. Nhận xét về tác dụng của việc dùng điển cố trong đoạn trích sau.
- Tác dụng:
+ Hầu hết các điển tích, điển cố trong đoạn trích đều có tác dụng chung là giúp cho đoạn trích trở nên hàm súc, cô đọng, trang trọng và giàu sức gợi hơn.
+ Việc sử dụng các điển cố như bến Đố Phụ, Tiêm Đài, tinh vệ, phú Li tao góp phần tô đậm nỗi oan khuất, sự đáng thương và tủi nhục của Bích Châu.
3. “Hoa Quả Sơn” và “Thuỷ Liêm Động” trong những câu sau có phải là điển cố không? Nêu tác dụng của việc sử dụng hai “địa danh” đó.
Cân nhắc kĩ, ông tính đi men chân núi đá vôi sang rừng dâu da săn khỉ. Chắc ăn hơn mà đỡ tốn sức. Đây là Hoa Quả Sơn, Thuỷ Liêm Động của thung lũng này. Ở rừng dâu da, khỉ có hàng bầy.
(Nguyễn Huy Thiệp, Muối của rừng)
Gợi ý: “Hoa Quả Sơn” và “Thuỷ Liêm Động” là những địa danh xuất hiện trong tác phẩm Tây du kí (Trung Quốc); kết nối với nội dung của Tây du kí để hình dung về khung cảnh của Hoa Quả Sơn và Thuỷ Liêm Động. Diễn đạt lại ý của câu thứ ba mà không dùng các địa danh này.
- "Hoa Quả Sơn" và "Thủy Liêm Động" trong đoạn trích trên là điển cố vì nó gợi dẫn đến một địa danh cụ thể trong tác phẩm Tây Du Kí. Việc sử dụng hai điển cố này có tác dụng giúp cho người đọc có hình dung cụ thể, rõ ràng hơn về không gian của thung lũng nơi ông Diểu đi săn, đồng thời giúp cho câu văn thêm hàm súc, sinh động, giàu sức gợi hơn.
Bạn có thể đánh giá bài học này ở đây