Bài học cùng chủ đề
- Một số phép tính về căn bậc hai của số thực
- Căn bậc hai của một bình phương, căn bậc hai của một tích
- Căn bậc hai của một tích (tiếp) và căn bậc hai của một thương
- Đưa thừa số ra ngoài dấu căn
- Đưa thừa số vào trong dấu căn
- Căn bậc hai của một bình phương
- Căn bậc hai của một tích các số thực
- Căn bậc hai của một thương các số thực
- Đưa thừa số ra ngoài dấu căn (biểu thức số)
- Đưa thừa số vào trong dấu căn (biểu thức số)
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Một số phép tính về căn bậc hai của số thực SVIP
I. CĂN BẬC HAI CỦA MỘT BÌNH PHƯƠNG
CÔNG THỨC
Với mọi số $a$, ta có $\sqrt {a^2} = |a|$.
Ví dụ 1. Tính:
a) $\sqrt{11^2}$;
b) $\sqrt{\Big(-\dfrac73\Big)^2}$;
c) $\sqrt{(\sqrt 3 - 2)^2}$.
Lời giải
a) $\sqrt{11^2} = |11| = 11$;
b) $\sqrt{\Big(-\dfrac73\Big)^2} = \Big|-\dfrac73\Big| = \dfrac73$;
c) Do $3 < 4$ nên $\sqrt3 < \sqrt 4$ hay $\sqrt 3 < 2$.
Nên $\sqrt3 - 2<0$ suy ra $|\sqrt3 - 2| = 2 - \sqrt3$.
II. CĂN BẬC HAI CỦA MỘT TÍCH
CÔNG THỨC
Với hai số không âm $a$ và $b$, ta có $\sqrt a . \sqrt b = \sqrt{ab}$.
Ví dụ 2. Tính:
a) $\sqrt{81.49}$;
b) $\sqrt{5} . \sqrt{20}$;
Lời giải
a) $\sqrt{81.49} = \sqrt{81} . \sqrt{49} = 9.7 = 63$;
b) $\sqrt{5} . \sqrt{20} = \sqrt{5.20} = \sqrt{100} = 10$.
CHÚ Ý
Kết quả trên có thể mở rộng cho nhiều thừa số không âm, ví dụ: $\sqrt a . \sqrt b . \sqrt c = \sqrt{abc}$ với $a \ge 0; \, b \ge 0; \, c \ge 0$.
Ví dụ 3. Tính giá trị căn thức: $\sqrt{2^2 . 3^2 . 5^2}$.
Lời giải
$\sqrt{2^2 . 3^2 . 5^2} = \sqrt {2^2} . \sqrt {3^2} . \sqrt {5^2} = 2. 3. 5 = 30$.
III. CĂN BẬC HAI CỦA MỘT THƯƠNG
CÔNG THỨC
Nếu $A$, $B$ là các biểu thức với $A \ge 0$; $B > 0$, thì $\sqrt{\dfrac AB} = \dfrac{\sqrt A}{\sqrt B}$.
Ví dụ 4. Tính. $\sqrt 8 \, : \, \sqrt 2$.
Lời giải
$\sqrt{8} \, : \, \sqrt 2 = \sqrt{8 \, : \, 2} = \sqrt 4 = 2$.
Ví dụ 5. Tính $\sqrt{6,25}$.
Lời giải
$\sqrt{6,25} = \sqrt{\dfrac{625}{100}} = \sqrt{\dfrac{25}4} = \dfrac{\sqrt{25}}{\sqrt 4} = \dfrac52$.
IV. ĐƯA THỪA SỐ RA NGOÀI DẤU CĂN BẬC HAI
QUY TẮC
Cho hai số a, b với b \ge 0. Khi đó $\sqrt{a^2b} = |a|\sqrt b$. Cụ thể, ta có:
+ Nếu $a \ge 0$ thì $\sqrt{a^2b} = a\sqrt b$;
+ Nếu $a < 0$ thì $\sqrt{a^2b} = -a\sqrt b$.
Ví dụ 6. Đưa thừa số ra ngoài dấu căn:
a) $\sqrt{7^2 . 2}$;
b) $\sqrt{50}$.
Lời giải
a) $\sqrt{7^2 . 2} = 7\sqrt2$;
b) $\sqrt{50} = \sqrt{25.2} = \sqrt{5^2.2} = 5\sqrt2$.
V. ĐƯA THỪA SỐ VÀO TRONG DẤU CĂN BẬC HAI
QUY TẮC
+ Với $a \ge 0$ và $b \ge 0$, ta có: $a\sqrt b = \sqrt{a^2b}$;
+ Với $a < 0$ và $b \ge 0$, ta có: $a\sqrt b = -\sqrt{a^2b}$.
Ví dụ 7. Đưa thừa số ra ngoài dấu căn:
a) $3\sqrt{\dfrac13}$;
b) $5\sqrt{\dfrac75} - \sqrt{35}$.
Lời giải
a) $3\sqrt{\dfrac13} = \sqrt{3^2.\dfrac13} = \sqrt3$;
b) $5\sqrt{\dfrac75} - \sqrt{35} = \sqrt{5^2.\dfrac75} - \sqrt{35} = \sqrt{5.7} - \sqrt35 = 0$.
Bạn có thể đánh giá bài học này ở đây