Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
![](https://rs.olm.vn/images/bird.gif)
Một số nét văn hoá ở vùng Duyên hải miền Trung SVIP
1. Các di sản thế giới
Vùng Duyên hải miền Trung được mệnh danh là "Con đường di sản" - nơi hội tụ những giá trị văn hoá, lịch sử và thiên nhiên của Việt Nam, nổi tiếng với nhiều di sản thế giới được UNESCO ghi danh.
Tính đến năm 2020, vùng Duyên hải miền Trung có:
- 1 di sản thiên nhiên thế giới: Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng.
- 4 di sản văn hoá vật thể: Thành nhà Hồ; Quần thể di tích Cố đô Huế; Đô thị cổ Hội An; Khu di tích Thánh địa Mỹ Sơn.
- 2 di sản tư liệu thế giới: Mộc bản Triều Nguyễn; Châu bản Triều Nguyễn.
- Nhiều di sản văn hoá thế giới phi vật thể: Thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt; Ca trù; Dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh; Âm nhạc cung đình Việt Nam - Nhã nhạc (Triều Nguyễn); Nghệ thuật Bài Chòi Trung Bộ Việt Nam; Đờn ca tài tử Nam Bộ.
![]()
Mộc bản Triều Nguyễn là di sản tư liệu thế giới đầu tiên của Việt Nam, được UNESCO ghi danh vào năm 2009. Đây là các bản khắc chữ trên gỗ cung cấp nhiều tư liệu quý giá, đặc biệt là tư liệu khẳng định quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa là của Việt Nam.
![]()
Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng thuộc huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình được UNESCO ghi danh là Di sản thiên nhiên thế giới. Vườn quốc gia có hơn 300 hang động, các sông ngầm và hệ động thực vật quý hiếm nằm trong Sách đỏ Việt Nam và Sách đỏ thế giới.
2. Một số điểm nổi bật về văn hoá
a) Ẩm thực
Ẩm thực của vùng Duyên hải miền Trung hầu hết đều mang hương vị đặc trưng là cay và đậm đà. Ngoài những món ăn mặn, còn có các loại bánh, chè và thường được chế biến từ mạch nha, đường phèn,...
b) Lễ hội
Vùng Duyên hải miền Trung có rất nhiều lễ hội: lễ hội Cầu Ngư, lễ hội Lam Kinh, lễ hội Đền vua Mai, lễ hội Vía Bà,...
Lễ hội Lam Kinh
- Thời gian tổ chức: ngày 22 tháng 8 âm lịch hằng năm.
- Địa điểm tổ chức: khu vực Lam Kinh (huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hoá).
- Hoạt động chính:
- Phần lễ: thực hiện theo nghi thức cổ truyền (màn trống hội, cờ hội, rước kiệu).
- Phần hội: chương trình nghệ thuật tái diễn các sự kiện (Hội thề Lũng Nhai, giải phóng thành Đông Quan, vua Lê Thái Tổ đăng quang, phát huy hào khí Lam Sơn,...).
- Mục đích: thể hiện lòng tôn kính đối với tổ tiên, góp phần bảo tồn những nét văn hoá truyền thống của dân tộc.
Lễ hội Cầu Ngư
- Thời gian tổ chức: từ 12 tháng Giêng đến tháng 6 âm lịch hằng năm, tuỳ mỗi địa phương.
- Hoạt động chính:
- Phần lễ: nghi thức quan trọng nhất là cúng cá Ông (cá voi).
- Phần hội: chủ yếu là các trò chơi dân gian đặc trưng của cư dân vùng biển (đua thuyền, lắc thúng, bơi lội, đan lưới, kéo co,...).
Lễ hội Ka-tê
- Thời gian tổ chức: tháng 7 hằng năm theo lịch Chăm (tháng 9 hoặc tháng 10 dương lịch).
- Hoạt động chính:
- Phần lễ: thực hiện các nghi lễ truyền thống (lễ rước y trang, đại lễ cùng mừng Ka-tê tại tháp chính,...)
- Phần hội: tổ chức các trò chơi dân gian (thi đi cà kheo, làm bánh gừng, thi giã gạo, đội nước vượt chướng ngại vật,...).
- Ý nghĩa: cầu mưa thuận gió hoà, là dịp để người Chăm trở về đoàn tụ với gia đình.
Bạn có thể đăng câu hỏi về bài học này ở đây