Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:

Lý thuyết về văn bản truyện ngắn, truyện truyền kì, truyện trinh thám (Phần 1) SVIP
I. KIỂN THỨC CHUNG VỀ TRUYỆN
Truyện ngắn nói riêng hay các tác phẩm tự sự nói chung đều có những yếu tố đặc trưng cơ bản về hình thức và nội dung như sau:
1. Một số yếu tố hình thức của truyện
- Cốt truyện:
- Sự kiện: Là hành động, sự việc, biến cố dẫn đến sự thay đổi của nhân vật, thúc đẩy cốt truyện phát triển. Sự kiện giúp nhà văn phản ánh các mối quan hệ, xung đột xã hội và bộc lộ tính cách, số phận nhân vật.
- Chi tiết:
- Nhân vật:
- Người kể chuyện: Là vai do tác giả sáng tạo ra để đảm nhiệm việc kể lại câu chuyện trong văn bản truyện.
+ Người kể chuyện ngôi thứ nhất là người kể chuyện xưng "tôi", "chúng tôi" hoặc các hình thức tự xưng tương đương; thường là người kể chuyện hạn tri (không biết hết) do trực tiếp tham dự hoặc chứng kiến các sự việc xảy ra trong truyện nên vị trí quan sát, trần thuật bị giới hạn. Tác dụng của ngôi kể này chính là giúp cho bạn đọc có cảm giác như đang trực tiếp tham gia, chứng kiến những việc đang diễn ra và có cơ hội để hiểu sâu hơn thế giới nội tâm của nhân vật - người kể.
+ Người kể chuyện ngôi thứ ba là người kể chuyện ẩn danh, không trực tiếp xuất hiện trong văn bản như một nhân vật, không tham gia vào mạch vận động của cốt truyện mà chỉ được nhận biết qua lời kể. Người kể chuyện ngôi thứ ba thường là người kể chuyện toàn tri (biết hết tất cả mọi chuyện), nhờ đó người đọc có thể biết được nhiều thông tin hơn, phản ánh được bức tranh xã hội, môi trường hoạt động và tâm lý nhân vật.
+ Lưu ý: Trong truyện, ngôi kể có thể được tác giả thay đổi để nội dung phong phú hợp và cách kể linh hoạt hơn, phù hợp với mục đích của tác giả.
- Bối cảnh: Bao gồm bối cảnh lịch sử và bối cảnh riêng.
- Thế giới nghệ thuật: Bao gồm không gian nghệ thuật và thời gian nghệ thuật:
+ Không gian nghệ thuật: Là sự mô hình hóa về bức tranh thế giới thể hiện quan niệm về trật tự thế giới và sự lựa chọn của nhà văn. Ví dụ: Đèo Ngang trong bài thơ Qua đèo Ngang của Bà Huyện Thanh Quan không chỉ là ranh giới giữa hai miền mà còn là ranh giới giữa cái cũ với cái mới, là sự hoài niệm về thời gian của nữ sĩ.
+ Thời gian nghệ thuật: Là phương thức tồn tại của thế giới nghệ thuật, do nhà văn sáng tạo ra trong tác phẩm bằng các phương tiện nghệ thuật.
2. Một số yếu tố nội dung của truyện
- Đề tài, chủ đề:
- Thông điệp: Là điều tác giả muốn chia sẻ, gửi gắm, nhắn nhủ (bài học, cách ứng xử, lời cảnh báo,...) đến người đọc qua văn bản và được người đọc suy luận, liên hệ,... dựa vào việc tìm hiểu ngôn từ, hình tượng,... của văn bản gửi trong những bối cảnh đọc cụ thể vì ở mỗi bối cảnh, thời kì, giai đoạn khác nhau, người đọc lại khám phá được một ý nghĩa, thông điệp khác nhau.
Bạn có thể đăng câu hỏi về bài học này ở đây